Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 3 - Tiết thứ 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ  3 - Tiết thứ 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì.

2. Về kỷ năng:

Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 3 - Tiết thứ 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ:	3
Tiết thứ:	3
Bài giảng:	Bài :2 (2T)
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(T2)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Về kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
Hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì.
Về kỷ năng:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
Về thái độ:
Có kế hoạch vượt khó trong học tập, lao động và các hoạt động khác để trở thành học sinh tốt.
CHUẨN BỊ DẠY HỌC:
Định hướng phương pháp:
Kết hợp diễn giải, phân tích, đặt câu hỏi, thảo luận
Chuẩn bị phương tiện:
Một số câu ca dao hoặc tục ngữ.
Bảng phụ với bài tập trắc nghiệm.
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ (8P):
Thế nào là siêng năng, kiên trì?
Cho ví dụ về biểu hiện tính siêng năng và biểu hiện tính kiên trì?
Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài (1P):
Trong phần đầu của nội dung bài học chúng ta biết được thế nào là siêng năng, thế nào là tính kiên trì. Vậy vì sao trong cuộc sống ta cần có đức tính trên? Nó giúp ích gì và nó quan trọng như thế nào?
Ta cùng tìm hiểu nội dung còn lại của bài để thấu rõ điều này.
Khai triển nội dung:
Chủ thể
HĐ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
GV
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
GV:
HS:
HS:
GV:
HS:
GV:
HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì (15P):
Đọc lại truyện Bác Hồ học ngoại ngữ.
Em hãy nhắc lại:
Bác học ngoại ngữ trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?
Bác học với hoàn cảnh rất khó khăn và khắc nghiệt: mỗi ngày Bác làm 17 giờ (từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối).
Học trong hoàn cảnh như vậy, cuối cùng Bác đạt tới thành công hay không?
Trả lời.
Sự thành công thể hiện ở chỗ nào?
Bác nói được rất nhiều thứ tiếng, đọc được sách báo nước ngoài.
Nhờ có phẩm chất gì mà Bác vượt qua được khó khăn để đạt đến sự thành công đó?
Nhờ tính siêng năng và kiêng trì của Bác.
Vậy qua phân tích, em nhận thấy tính siêng năng và kiên trì có lợi như thế nào trong cuộc sống?
Trả lời.
Cho HS nêu lại ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì.
HĐ2: Phân tích ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì qua một số câu tục ngữ (10P):
Đọc các câu tục ngữ sau:
Câu a:
Siêng học thì hay, siêng làm thì có.
Câu b:
 Luyện mới thành tài, miệt mài mới giỏi.
Hai câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?
Thảo luận 5P, trả lời.
Các câu trên khuyên chúng ta siêng năng trong những lĩnh vực hoạt động nào?
Suy nghĩ, trả lời.
HĐ3: Phân tích tác hại của sự thiếu siêng năng, kiên trì trong cuộc sống (5P):
Trao đổi với nhau 3P, tìm những ví dụ biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
Theo em, những biểu hiện đó có tác hại gì cho bản thân?
Thảo luận 5P, trả lời.
Phân tích, kết luận.
1. Ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì:
Siêng năng, kiên trì sẽ giúp ta thành công việc và trong cuộc sống.
Tục ngữ:
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Củng cố kiến thức (5P):
Siêng năng là gì? Thế nào là kiên trì?
Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa với cuộc sống như thế nào?
Cho một ví dụ về biểu hiện trái với siêng năng và phân tích tác hại của nó.
Cho một ví dụ về biểu hiện trái với kiên trì phân tích tác hại của nó.
Nhận xét, dặn dò (1P):
Nhận xét tiết học:
Dặn dò học sinh:
Xem lại cả bài.
Đọc trước truyện “Thảo và Hà” ở bài sau và trả lời câu hỏi gợi ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 2 Sieng nang kien tri T2.doc