Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 4 – Tiết 5 : Lễ độ

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 4 – Tiết 5 : Lễ độ

 1. Kiến thức

 - Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.

 - Ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.

 2. Thái độ

 - Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.

 3. Kĩ năng

 - Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ

 - Rèn luyện thói quen giao tiếp có lễ độ với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh mình

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1494Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 4 – Tiết 5 : Lễ độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2 /10/2012
Ngày giảng: 6/10/2012
 Bài 4 – Tiết 5 : lễ độ
I.Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
	- Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.
	- ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
 2. Thái độ
	- Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.
 3. Kĩ năng
	- Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ
	- Rèn luyện thói quen giao tiếp có lễ độ với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh mình.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Những tấm gương lễ độ. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lễ độ.
HS: Đọc bà ở nhà
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
 3. Bài mới.
 Lựa chọn 2 học sinh trong lớp để hỏi thăm vài câu xã giao liên quan đến lễ phép, lễ độ. Từ đó, gợi mở câu hỏi với cả lớp để vào bài
Hoạt động của thầy vầ trò
Nội dung 
Hoạt động 2: Khai thác nội dung của truyện đọc trong sgk 
GV: đọc một lần truyện đọc “Em thuỷ” trong sgk, gọi HS đọc lại.
GV: - Lưu ý các câu hội thoại giữa Thuỷ và người khách.
 - Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà.
HS: -
 - 
GV: - Em nhận xét cách cư xử của Thuỷ
 - Những hành vi, việc làm của Thuỷ thể hịên đức tính gì?
Hoạt động 3: Phân tích khái niệm lễ độ
GV: Đưa ra 3 tình huống và yêu cầu học sinh nhận xét về cách cư xử, đức tính của các nhân vật trong các tình huống.
GV: Cho biết thế nào là lễ độ
GV: Chuyển ý sang mục (b) bằng cách đưa ra 3 chủ đề để học sinh thảo luận.
Nhóm 1: Chủ đề lựa chon mức độ biểu hiện sự lễ độ phù hợp với các đối tượng:
Đối tượng
Biểu hiện, thái độ
- Ông bà, cha mẹ.
- Anh chị em trong gia đình.
- Chú bác, cô dì. 
- Người già cả, lớn tuổi.
- Tôn kính, biết ơn, vâng lời.
- Quý trọng, đoàn kết, hoà thuận.
- Quý trọng, gần gũi.
- Kính trọng, lễ phép.
Nhóm 2:
Thái độ
Hành vi
- Vô lễ.
- Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá
- Ngông nghênh
- Cãi lại bố mẹ
- Lời nói, hành động cộc lốc, xấc xược, xúc phạm đến mọi người.
Cậy học giỏi, nhiều tiền của, có địa vị xã hội, học làm sang. 
Nhóm 3: 
Đánh dấu X vào ô trống ý kiến đúng:
Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn.
Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt.
Lễ độ là việc riêng của cá nhân.
Không lễ độ với kẻ xấu.
Sống có văn hoá là cần phải lễ độ.
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: Rút ra bài học thực tiễn và rèn luyện đức tính lễ độ.
GV: Em làm gì để trở thành người có đức tính lễ độ?
HS: Trả lời
 -
 -
1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
 - Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách khách.
 - Biết tôn trọng bà và khách.
 - Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
 - Thuỷ thể hiện là một học sinh ngoan, lễ độ.
2. Thế nào là lễ độ, những biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ.
a. Thế nào là lễ độ 
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
b. Biểu hiện của lễ độ
Lễ độ thể hiện ở sự tôn trọng, hoà nhã, quý mến người khác.
Là thể hiện người có văn hoá, đạo đức.
c. ý nghĩa
- Quan hệ với mọi người tốt đẹp.
- Xã hội tiến bộ văn minh.
Rèn luyện đức tính lễ độ:
Thường xuyên rèn luyện.
Học hỏi các quy tắc, cách cư xử có văn hoá.
Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.
Tránh những hành vi thái độ vô lễ
4. Luyện tập, củng cố: 
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là lễ độ, biểu hiện của lễ độ, ý nghĩa và cách rèn luyện trở thành người có đức tính lễ độ. Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 5. 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Học bài theo SGK, vở ghi.
- trả lời các câu hỏi trong bài tập.
- Đọc bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 6 Tuan 7.doc