Giúp HS:
1. Về kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm và ý nghĩa của tiết kiệm.
2. Về kỷ năng:
- Biết tự đánh giá mình về ý thức thực hiện tính tiết kiệm.
- Biết tiết kiệm chi tiêu thời gian, công sức, của cải cho bản thân, gia đình và cho tập thể.
1. Về thái độ:
Biết sống tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí.
Tuần thứ: 4 Tiết thứ : 4 Bài giảng: Bài : 3 TIẾT KIỆM MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: Về kiến thức: Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm và ý nghĩa của tiết kiệm. Về kỷ năng: Biết tự đánh giá mình về ý thức thực hiện tính tiết kiệm. Biết tiết kiệm chi tiêu thời gian, công sức, của cải cho bản thân, gia đình và cho tập thể. Về thái độ: Biết sống tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí. CHUẨN BỊ DẠY HỌC: Định hướng phương pháp: Kết hợp diễn giải, phân tích, đặt câu hỏi, thảo luận Chuẩn bị phương tiện: Một số câu ca dao hoặc tục ngữ. Bảng phụ với bài tập trắc nghiệm. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ (7P): Phẩm chất siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Cho một ví dụ không siêng năng, một ví dụ thiếu kiên trì và cho biết tác hại của biểu hiện đó. Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài (15P): Nếu phẩm chất siêng năng, kiên trì giúp ta tích cực làm việc để tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống thì tích tiết kiệm sẽ hạn chế được sự hao hụt, lãng phí những giá trị mà ta đã tạo ra được. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay để biết rõ tiết kiệm là gì và nó có lợi ích ra sao. Khai triển nội dung: Chủ thể HĐ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HS: GV: HĐ1: Tìm hiểu khái niệm (10P): Đọc sách giáo khoa. Nhân vật nào trong truyện biết sử dụng của cải một cách đúng mức và họp lý? Nhân vật Thảo. Thảo sử dụng của cải đúng mức và hợp lý biểu hiện ở chỗ nào? Không nhận tiền của mẹ để đi chơi. Nhà thảo có hoàn cảnh ra sao mà Thảo phải làm như vậy? Nhà túng thiếu, mẹ Thảo phải làm việc vất vã. Việc Thảo sử dụng tiền bạc, của cải hợp lý, đúng mức đã thể hiện đức tính gì? Tính tiết kiệm. Vậy qua phân tích, em hiểu thế nào là tiết kiệm? Đóng SGK, trả lời. Hoàn cảnh nhà Hà như thế nào so với nhà Thảo? Giống với hoàn cảnh nhà Thảo. Cụ thể nhà Hà như thế nào? Trả lời. Cách sống của Hà có phù hợp với hoàn cảnh nhà mình không? Trả lời: không. Biểu hiện ở chỗ nào? Hà thích đi chơi, lãng phí tiền bạc và công sức làm việc của mẹ, lãng phí thời gian học tập của bản thân. Nhưng Hà cũng có ưu điểm. Em cho biết Hà có ưu điểm gì? Hà biết suy nghĩ và hối lỗi, biết thương mẹ làm việc cực nhọc. Vì vậy, dù không bằng Thảo, Hà cũng đáng được trân trọng. Nêu lại mục khái niệm. HĐ2: Nhận biết biểu hiện đúng tính tiết kiệm - phân tích ý nghĩa (10P): a/ Ngọc Trâm luôn hạn chế ăn quà bánh. b/ Hùng đùa giỡn, xô cửa, chạy nhảy trên bàn ghế. c/ Tú Ngân dùng tiền mẹ cho hỗ trợ các bạn nghèo hơn mình. d/ Thắng tan học thì chơi điện tử, trong khi bố ở nhà đi làm thuê. Treo bảng phụ có ghi các nội dung sau: Các biểu hiện trên đây, ai là người không tiết kiệm? Trả lời. Hành vi đó có những tác hại gì? Tác hại cho ai? Trả lời. Hành vi của ai ở trên là tiết kiệm? Trả lời. Điều đó có lợi ích gì? Lợi ích cho ai? Trả lời. Qua phân tích, em thấy tính tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Đóng SGK, suy nghĩ trả lời. Bạn Ngọc Trâm quý trọng thành quả lao động của ai? Suy nghĩ, trả lời. Tại sao tiết kiệm làm cho cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển? Thảo luận 5P, đại diện các nhóm trả lời. Phân tích, chốt lại ý và kết luận: Siêng năng, tiết kiệm cùng với sáng tạo không chỉ là phâm hạnh cao quý mà còn là động lực để tạo nên sự giàu có. Đọc câu tục ngữ và danh ngôn (SGK). Em hiểu thế nào về câu tục ngữ và câu danh ngôn trên? Thảo luận 5P, đại diện các nhóm trả lời. Phân tích, kết luận. Nêu lại mục ý nghĩa và câu danh ngôn. HĐ3: Phân biệt tính tiết kiệm với tính keo kiệt hẹp hòi, cẩu thả (10P): Treo bảng phụ có các nội dung sau: a/ Dù đói bụng nhưng Lan vẫn hạn chế ăn sáng. b/ Đồ dùng cũ nhưng sử dụng được thì Tú Ngân không bao giờ mua cái mới. c/ Nam không bào giờ cho bạn mượn thứ gì. d/ Thắng sử dụng một quyển tập nhưng học được nhiều môn. Hành vi của ai trên đây không phải là tiết kiệm? Suy nghĩ, trả lời. Em suy nghĩ hay nhận xét gì về biểu hiện của các bạn đó? Nhận xét biểu hiện của từng nhân vật. Các bạn đó phải biểu hiện như thế nào mới phù hợp? Suy nghĩ, trả lời. Phân tích, chốt lại ý đúng. Khái niệm: Tiết kiệm là sử dụng đúng mức, hợp lý về của cải, thời gian, công sức của mình và của người khác. Ý nghĩa: Phẩm chất tiết kiệm giúp ta: Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác. Tạo điều kiện để cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển. ** Tục ngữ: Tích tiểu thành đại. ** Danh ngôn: Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống. Củng cố kiến thức (5P): Thế nào là tiết kiệm? Tính tiết kiệm có ý nghĩa với cuộc sống như thế nào? Cho ví dụ biểu hiện trái với tiết kiệm. Phân tích tác hại của biểu hiện đó. Nhận xét, dặn dò (2P): Nhận xét tiết học: Dặn dò học sinh: Xem lại bài. Chuẩn bị trước ở nhà những ví dụ về tiết kiệm và trái với tiết kiệm (tiết sau minh họa khi kiểm tra miệng). Đọc trước truyện “Em Thủy” ở bài sau và trả lời câu hỏi gợi ý.
Tài liệu đính kèm: