Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 (1 tiết): Thanh lịch, văn minh - Nét đẹp của người Hà Nội

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 (1 tiết): Thanh lịch, văn minh - Nét đẹp của người Hà Nội

Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng.

 Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi trong sinh hoạt (ăn, mặc, ở, nói năng, đi lại ), giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh và mọi nơi, mọi lúc.

 Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ và thể hiện trong đời sống hàng ngày.

 

doc 73 trang Người đăng levilevi Lượt xem 5950Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 (1 tiết): Thanh lịch, văn minh - Nét đẹp của người Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
cho học sinh hà nội cấp trung học cơ sở
Bài 1
Lớp 6
THANH LỊCH , VĂN MINH – nét đẹp của người Hà Nội
Bài 2
Cách ăn uống của người hà nội
Bài 3 
Trang phục của người hà nội
Bài 4
NơI ở của người hà nội
Bài 1 
Lớp 7
Tiếng nói của người hà nội
Bài 2 
Giao tiếp, ứng xử trong gia đình
Bài 3
Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường
Bài 1 
Lớp 8
Tác phong của người hà nội
Bài 2
Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
Bài 3 
ứng xử với môI trường tự nhiên
Bài 4 
ứng xử khi tham gia giao thông
Bài 5 
ứng xử với các di tích, danh thắng
Lớp 9
Hướng dẫn chung
Bài 1 (1 tiết)
Thanh lịch, văn minh - nét đẹp của người Hà Nội
I. Người Hà Nội thanh lịch, văn minh
 1. Thế nào là người thanh lịch, văn minh? 
 	Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng.
 	Người thanh lịch, văn minh là người có hành vi trong sinh hoạt (ăn, mặc, ở, nói năng, đi lại), giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh và mọi nơi, mọi lúc.
 	Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ và thể hiện trong đời sống hàng ngày.
2. Thanh lịch, văn minh - Nét đẹp của người Hà Nội 
 a. Quan niệm về “Người Hà Nội”
Hà Nội là Thủ đô của cả nước. Vì thế, dân cư từ mọi nơi có thể về Hà Nội làm ăn, sinh sống, học tập, công tác. Khi những người dân tứ xứ về Hà Nội định cư, các phong tục, tập quán, nếp sống đẹp mà họ mang theo sẽ góp phần làm phong phú thêm nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô là thanh lịch, văn minh.
Trả lời câu hỏi “Thế nào là người Hà Nội”, tuy còn có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng đa số ý kiến thống nhất rằng: “người Hà Nội” là những người đã và đang sống, sinh cơ lập nghiệp trên đất Hà Nội. Dù quan niệm thế nào đi chăng nữa thì chỉ có những người sống ở Hà Nội, yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội, học được những cái hay, cái đẹp của Hà Nội, có hành vi, giao tiếp, ứng xử văn hóa mới xứng đáng với Hà Nội, mới gọi là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
b. Những biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
Người Hà Nội thanh lịch, văn minh thể hiện từ trong sinh hoạt cá nhân đến giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội.
- Trong cách ăn uống: 
Người Hà Nội là những người có kiến thức về việc ăn uống, biết nâng việc ăn uống lên thành nghệ thuật mà người ta thường gọi là nghệ thuật ẩm thực.
Dù ăn uống với ai trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, thì người Hà Nội đều có thái độ, cách ứng xử chuẩn mực, phù hợp tạo nên không khí chân thành, cởi mở đối với mọi người.
- Trong cách nói năng
Người Hà Nội luôn biết sử dụng lời nói sao cho hay, cho đẹp, cách nói lưu loát, nhã nhặn, lịch sự, khiêm nhường, tôn trọng người đối thoại.
 Người Hà Nội có cách phát âm và dùng từ chuẩn xác khi nói, gây được thiện cảm đối với người nghe.
 	 - Trong trang phục
Người Hà Nội ưa chuộng sự gọn gàng, tề chỉnh và trang nhã ở mọi nơi, mọi lúc, không cầu kì, lòa loẹt, không phô trương, lố lăng. 
Người Hà Nội phân biệt trang phục trong nhà, khi ra đường, lúc tiếp khách, khi lao động, dự lễ hội, biết tiếp thu cách ăn mặc thời trang, phù hợp cuộc sống hiện đại, biết cách phối hợp màu sắc để bộ trang phục vừa hiện đại mà vẫn giữ được vẻ nền nã, lịch sự.
 	- Trong cách sắp xếp nơi ở
Người Hà Nội nhà ở dù rộng, hẹp vẫn sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, bày biện đồ dùng hài hòa, hợp lí, vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, rất chú ý phòng khách, nơi thờ tự, góc học tập của học sinh.
Những gia đình có điều kiện, bố trí phòng ở phù hợp hướng gió, phong tục tập quán, thuận tiện cho sinh hoạt chung của gia đình.
- Trong cách đi, đứng, ngồi, nằm
Người Hà Nội đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, đĩnh đạc, luôn thể hiện sự tự tin của bản thân. Không vội vàng, hấp tấp, không kéo lê giầy dép, đi đứng ngả nghiêng. Ngay trong cách ngồi, nằm cũng ý tứ, phù hợp với giới tính, tuổi tác và hoàn cảnh cụ thể.
- Trong giao tiếp, ứng xử
Người Hà Nội luôn có thái độ hòa nhã đúng mực, khiêm tốn với mọi người. Biết kính già, yêu trẻ, biết giúp đỡ chia sẻ với mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn. 
 Trong giao tiếp, ứng xử Người Hà Nội luôn tế nhị, lịch sự, luôn có ý thức về lời ăn tiếng nói, cử chỉ, tác phong của mình ở mọi nơi, mọi lúc cho phù hợp, nhất là ở nơi công cộng, nơi đông người, với người lạ và với người nước ngoài; biết nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”, có sự tự trọng và thái độ tôn trọng gười khác. 
 Người Hà Nội có ý thức giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, yêu và thân thiện với thiên nhiên, giữ gìn bảo vệ môi trường sống, bảo vệ di tích, danh thắng, bảo vệ của công, tài sản xã hội.
II. Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của học sinh Hà Nội
1. Chúng ta tự hào là người Hà Nội
Hà Nội – vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu đẹp, văn hiến, anh hùng. Mảnh đất thiêng mang hình thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi, muôn vật phong phú, tốt tươi chính là nơi hội tụ của bốn phương đất nước.
Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hoá truyền thống đặc trưng của Hà Nội, góp phần làm nên phong cách người Hà Nội trong mắt người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Bởi thế, được sống và học tập ở Hà Nội vừa là vinh dự, vừa là niềm tự hào cho mỗi chúng ta. Mỗi học sinh Thủ đô cần biết giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống thanh lịch, văn minh góp phần làm cho Thủ đô ngày càng giàu đẹp.
2. Học sinh Thủ đô xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh 
Học sinh thủ đô xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh thông qua những hành vi sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử văn hoá ở mọi nơi, mọi lúc. 
- Trong gia đình
 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; quan tâm, chăm sóc, nhường nhịn anh em trong gia đình; biết giữ gìn nề nếp gia phong; cư xử có văn hóa, tôn trọng mọi thành viên trong gia đình; tự giác giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân.
- Trong nhà trường
Biết kính trọng thầy cô giáo, thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của người học sinh; biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, ứng xử khéo léo, tế nhị với mọi người xung quanh; có ý thức bảo vệ tài sản và giữ gìn cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng nhà trường văn hóa, học sinh thanh lịch.
- Ngoài xã hội 
Biết nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp, lễ phép với người lớn tuổi, tôn trọng và giúp đỡ mọi người; biết ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; biết cách đi đứng, cử chỉ, nói năng lịch sự, phù hợp; biết giữ vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường.
	Chúng ta tự hào vì mình là người Hà Nội, được kế thừa những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông. Chứng kiến sự đổi thay của Hà Nội hôm nay, mỗi người càng thấy có trách nhiệm đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước. 
Tư liệu tham khảo
Bảo tồn nét thanh lịch của người Hà Nội
	Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta có câu: “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Điều đó thể hiện nét đẹp trong cử chỉ, lời ăn tiếng nói, hành xử của người Thăng Long xưa. Thời ngày trước, không bao giờ nghe thấy tiếng nói tục, điệu cười to như của học trò bây giờ. Ngày đó, việc dạy đạo đức được đưa lên làm đầu. Trẻ được học đạo đức ngay từ khi chập chững biết đi. Ngay một đứa trẻ cũng biết lễ nghĩa, tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới, nói năng luôn có chữ “thưa ông, thưa bà, thưa cha, thưa mẹ ...” ở đầu câu và chữ “ạ” ở cuối câu, gặp người lớn đều khoanh tay cúi chào lễ phép. Các cháu bé ngày xưa rất hay xin lỗi, dù chẳng có lỗi gì to tát. Rồi hai chữ “ cảm ơn” luôn thường trực trên môi.
Theo tôi, để giữ gìn, phát huy nét thanh lịch của người Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, chúng ta cần phải dạy đạo đức, ứng xử suốt từ mẫu giáo cho đến khi trưởng thành. Thời chúng tôi, trong các gia đình đều có cuốn sách “Luân lý giáo khoa thư sách đồng ấu”. Cuốn sách này hướng dẫn cha mẹ cách dạy dỗ trẻ những nguyên tắc đạo đức, ứng xử chuẩn mực với gia đình, dòng họ, bạn bè, thầy cô, xã hội. Những luân lý ấy thấm nhuần tâm hồn đứa trẻ, thì khi lớn lên, ắt sẽ trở thành trai thanh - gái lịch.
 (Nguyễn Hồng Liên - Theo dantri.com.vn)
Bài 2 (2 tiết)
 Cách ăn uống của người Hà Nội
I. vài nét về việc ăn uống của người Hà Nội
Nói đến cách ăn uống của người Hà Nội là nói đến một nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của người Thủ đô. Cách ăn uống được thể hiện qua việc lựa chọn món ăn, đồ uống, cách chế biến, trình bày, cách thưởng thức món ăn.
1. Lựa chọn món ăn, đồ uống
Người Hà Nội xưa nay vốn sành ăn, uống. Ăn món gì, đồ uống thế nào, luôn được cân nhắc, lựa chọn. 
Người Hà Nội biết cách chọn món ăn theo mùa, phù hợp với sức khỏe, khẩu vị, điều kiện kinh tế mỗi gia đình. 
Trong bữa cơm hàng ngày, trên mâm cơm thường có món mặn, bát canh, đĩa rau, có thể có thêm món nhạt để khai vị đầu bữa. Cách chọn món trong bữa cơm khách của các bà nội trợ Hà thành thể hiện thái độ tiếp đón chu đáo, tùy vào điều kiện kinh tế và đối tượng được mời. Chọn món ăn trong ngày lễ, tết vừa thể theo tập tục vừa theo yêu cầu đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng, đẹp mắt, có khi là sang trọng, lạ miệng.
Cách chọn đồ uống cũng theo từng hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với tính chất của bữa ăn, đối tượng có mặt trong bữa ăn. Theo vậy mà chọn rượu, bia hay nước ngọt. Đồ uống sử dụng ngoài bữa ăn của người Hà Nội rất phong phú với các loại nước giải khát như nước hoa quả ngâm, sinh tố hoa quả tươi hay các loại trà như trà sen, trà nhài,...và nước uống truyền thống như chè xanh, nụ vối,...
2. Chế biến món ăn, đồ uống
Trong chế biến món ăn, người Hà Nội rất chú trọng dùng đúng nguyên liệu cho món ăn, coi trọng gia vị (đặc biệt là các loại hạt và rau gia vị) - yếu tố cân bằng các nguyên liệu tạo nên món ăn có lợi cho sức khỏe đồng thời có tác dụng làm nổi bật hương vị đặc trưng của món ăn. 
Trong chế biến món ăn, các khâu trong quy trình nấu nướng rất được coi trọng. Chính quy trình và kĩ thuật chế biến đã góp phần sáng tạo nên các món ăn riêng của Hà Nội như phở, cốm vòng, chả cá,
Về đồ uống, ngoài cách sử dụng hoa quả để làm các loại nước uống thì sự thanh lịch tinh tế còn thể hiện rất rõ trong cách chế biến và thưởng thức trà ướp sen, nhài... 
3. Trình bày món ăn, đồ uống
Cách trình bày món ăn thể hiện trình độ thẩm mĩ và cốt cách thanh lịch rất đặc trưng của người Hà Nội. Món ăn nào được để vào loại bát, đĩa ấy rất phù hợp. Bày món ăn không cốt để khoe nhiều nên không bao giờ quá đầy, chỉ để vừa phải tạo cảm giác ngon mắt, ngon miệng.
Món ăn thường được trang trí cùng các phụ liệu như các loại rau, củ, quả tỉa hoa kết hợp với lá rau để kết hợp màu sắc tạo nên sự hấp dẫn.
Về đồ uống, tùy loại mà sử dụng cốc, tách phù hợp. Riêng với rượu cũng đã có rất nhiều loại ly, cốc khác ... ội nói riêng và người dân cả nước nói chung thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tới các vị thần, vị thánh, những anh hùng dân tộc, những người có công với giang sơn đất nước.
 Các di tích lịch sử, danh thắng hàng ngày, hàng giờ vẫn không chỉ tô điểm cho vẻ đẹp của thành phố mà còn thể hiện một bề dày văn hóa hết sức đa dạng, độc đáo của mảnh đất này.
II. ứng xử thanh lịch, văn minh với các di tích, danh thắng 
1. Có ý thức tìm hiểu giá trị của các di tích, danh thắng
Các di tích, danh thắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, những chủ nhân của Hà Nội, của thành phố nghìn năm tuổi cần phải hiểu được những giá trị và ý nghĩa to lớn của nó. Việc tìm hiểu ấy có thể được thực hiện bởi những hình thức như: 
- Tìm hiểu trong những giờ học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Mĩ thuật,... ở trên lớp. Cũng có thể đọc thêm trong sách báo, lấy tài liệu từ mạng internet. 
- Tìm hiểu thông qua các hoạt động giao tiếp như gặp gỡ , trò chuyện với những nhân chứng lịch sử ở địa phương nơi mình sinh sống hay nghe các nhà sử học, những nhà nghiên cứu về lịch sử nói chuyện... 
- Đến tham quan, học tập ở bảo tàng, ở chính những di tích, thắng cảnh. Khi đến những nơi này, ta nên chú ý lắng nghe lời giới thiệu của hướng dẫn viên, ghi chép lại những ý cơ bản để dễ ghi nhớ; mua những cuốn sách, tài liệu giới thiệu về di tích để đọc kĩ, rồi giữ làm tư liệu.
- Xem hoặc tham gia những sân chơi, những chương trình giải trí, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa trên các kênh truyền hình, các báo và tạp chí.
2. Trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng 
 Các di tích, danh thắng là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, là di sản văn hóa mà cha ông ta gửi lại cho con cháu muôn đời. Bởi vậy, mỗi người dân, mỗi học sinh cần nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của các di tích, danh thắng. Khi tới thăm các di tích, danh thắng của Hà Nội hay bất cứ nơi nào, chúng ta cần thể hiện sự trân trọng và có hành vi ứng xử đúng đắn:
- Về trang phục: Sử dụng những bộ trang phục phù hợp, kín đáo, lịch sự khi đi đến những nơi linh thiêng như đình đền, chùa, miếu mạo. 
- Về lời nói: Nói những lời thanh lịch, nói nhỏ, vừa đủ nghe, không cười nói, đùa nghịch ồn ào khi đến những di tích. Nhẹ nhàng nhắc nhở những người xung quanh khi họ có những lời nói, hành vi thiếu văn hóa.
- Về hành động: Khi đến thăm các di tích, tuyệt đối không hái hoa, bẻ cành bởi đây chính là những hành vi xâm hại di tích một cách thiếu ý thức. Khi đến Viện bảo tàng, không được có hành vi xâm hại đến các hiện vật được trưng bày. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác vào đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường, cảnh quan chung.
- Về thái độ: Cương quyết tránh những thói quen không tốt, những quan niệm mê tín dị đoan, thiếu căn cứ khoa học vẫn đang tồn tại (xoa đầu các Cụ Rùa thì mới may mắn trong thi cử khi vào Văn Miếu; mùa xuân đi lễ chùa phải hái lộc thì cả năm được may mắn, càng bẻ được cành to thì càng có nhiều lộc...).
Cần có thái độ phê phán, lên án những hành vi lấn chiếm di tích, danh thắng làm nơi ở, nơi buôn bán; khắc, viết những dòng chữ thiếu văn hóa trên các di tích lịch sử; hay việc xả rác thải vô ý thức hủy hoại vẻ đẹp thiêng liêng, cổ kính, nên thơ của các di tích, danh thắng. 
- Ngoài ra, mỗi người cần biết quảng bá, giới thiệu cho mọi người xung quanh và bè bạn phương xa biết ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, vẻ đẹp các di tích và danh thắng của quê hương mình.
Việc tìm hiểu, bảo vệ và phát huy giá trị của những di tích, danh thắng không chỉ giúp chúng ta hiểu được quá khứ và yêu hơn, tự hào hơn về mảnh đất nơi mình sinh sống, mà còn góp phần làm cho di sản văn hóa và truyền thống lịch sử vô giá mà cha ông ta để lại sống mãi với con cháu muôn đời. 
Tài liệu tham khảo
Chựa Hương - Nam thiờn đệ nhất động
	Từ xa xưa, chựa Hương (xó Hương Sơn, huyện Mỹ éức, cỏch trung tâm Hà Nội khỏang 60km), được đỏnh giỏ là nơi hội tụ vẻ đẹp lung linh của sụng nước và đất trời, vẻ huyền bớ của nỳi rừng và hang động, sự tĩnh mịch sõu lắng của những ngụi đền, khu chựa cổ kớnh 
	Theo truyền thuyết, tờn Hương Sơn của vựng nỳi này được đặt theo tờn một ngọn nỳi ở phớa Bắc Tuyết Sơn trong dóy Himalaya (Ấn éộ), nơi éức Phật đó ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm rũng.
	 Từ Hà Nội, đi xe vào thị xó Hà éụng, lờn thị trấn Võn éỡnh, qua gần 20km nữa thỡ tới bến éục, nằm bờn bờ sụng éỏy. Từ Bến éục, lờn thuyền, xuụi theo dũng suối Yến, khi uốn lượn, lỳc quanh co, đẹp như một dải lụa xanh trong, lững lờ trụi giữa đụi bờ cõy lỏ và những triền nỳi nhấp nhụ xanh thẳm.
	Bờn trỏi suối Yến là nỳi éụn, trụng tựa như một đụn thúc; gần nỳi éụn là nỳi Lõn cú hỡnh dỏng một con kỳ lõn. Tiếp đú là nỳi Ái và nỳi Phượng hỡnh con phượng hoàng đang dang rộng đụi cỏnh (là hai chỏm nỳi), đầu và mỏ phượng là chựa và động Thanh Sơn. Nếu đi lờn chỳt nữa sẽ gặp nỳi éổi Chốo, giống hỡnh một con trăn lớn đang bũ trờn mặt nước. Ngoài ra cũn cú nỳi Bưng và nỳi Voi. Nỳi Voi cú một truyền thuyết thỳ vị: Hương Sơn cú chớn ngọn nỳi quay đầu về động Hương Tớch. Riờng một ngọn nỳi cú hỡnh dỏng con voi lại quay đầu ra, quay mụng vào. Giận quỏ, ngài hộ phỏp lấy gươm phạt vào mụng voi nờn bõy giờ nỳi Voi bị sạt mất một mảng
	Phớa bờn phải, từ ngoài vào là nỳi Ngũ Nhạc cú đền Trỡnh, nơi khỏch du lịch thường dừng chõn vài phỳt để thắp hương, trỡnh lễ với sơn thần. Sau đú, đi tiếp sẽ là nỳi Dẹo, nỳi Phũng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tỡnh, hang Trõu, Cầu Hội, Thung Dõu...
	Đến bến Trũ, du khỏch xuống thuyền để bắt đầu chuyến đi vón cảnh chựa Hương. Chựa Thiờn Trự, cũn gọi là chựa Ngoài sẽ là điểm dừng chõn đầu tiờn. Ngày xưa chựa cú đến vài chục gian, được xõy khuất trong bốn vỏch nỳi,  nhưng đó bị tàn phỏ trong chiến tranh. Nơi đõy cú một kiến trỳc cổ cũn lại là Viờn Cụng bảo thỏp, được xõy dựng từ thế kỷ XVII. Nhỡn từ xa, thỏp như cõy bỳt hồng vỳt cao lờn trời. Ngũai ra cũn cú Thiờn Thủy thỏp là một mỏm đỏ mọc ngược thành một toà thỏp thiờn tạo, nước mưa trờn nỳi theo thỏp rúc rỏch chảy xuống.
	Từ chựa Thiờn Trự, men theo con đường dốc trờn sườn nỳi khoảng hơn 1km là tới chựa Tiờn Sơn, nơi cú bốn pho tượng quý bằng hồng thạch. Chựa được dựng trong lũng động Nỳi Tiờn, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động cú những nhũ đỏ tuyệt đẹp rủ xuống như những bức màn. Nếu đưa tay gừ vào đú sẽ vang lờn tiếng nhạc du dương, trầm bổng.
	Tiếp đú là chựa Giải Oan, dựng ở lưng chừng nỳi Long Tuyền. Trước chựa cú suối chớn nguồn gọi là suối Giải Oan. Trong chựa cú giếng Thanh Trỡ nước trong vắt, quanh năm khụng bao giờ cạn. Tương truyền đõy chớnh là nơi đức Bồ Tỏt Quan Âm Diệu Thiện đó dựng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi vào cừi Phật. Từ đú giếng này được gọi là giếng Giải Oan. Khỏch đi lễ thường mỳc nước uống để cầu mong giải thoỏt khỏi mọi nỗi oan ức. Gần chựa là động Tuyết Kinh và am Phật Tớch. Đi một quóng nữa sẽ đến nỳi Chấn Song và đền cửa Vừng.
	Tiếp tục cuộc hành trỡnh, khỏch đi cỏp treo lờn nỳi rồi leo xuống 120 bậc đỏ để vào động Hương Tớch (cũn gọi là chựa Trong), được mệnh danh "Nam thiờn đệ nhất động". Trong động, nhà điờu khắc thiờn nhiờn đó tạo ra những măng đỏ, nhũ đỏ tuyệt đẹp, muụn hỡnh vạn dạng. Người xưa đặt tờn cỏc sự vật nơi đõy theohỡnh dỏng, vớ dụ như Đụn Gạo là một nhũ đỏ đồ sộ ngay cửa động, dưới chõn Đụn Gạo cú một hừm đỏ nhỏ xớu gọi là Cối Gió. Gần đú là Nỳi Cụ, Nỳi Cậu, là cỏc em bộ nằm nghiờng, nằm sấp hoặc đang bũ lổm ngổm, đầu nhẵn thớn. Bờn cạnh là Bầu Sữa Mẹ, nơi những giọt nước trong vắt tuụn chảy đờm ngày  Phớa trong động cú Cõy Bạc, Cõy Vàng, là những hỡnh trũn như những đồng tiền vàng bạc lấp lỏnh. Trong gúc động cú Chuồng Lợn, Ao Bốo, Nong Tằm, Nộ Kộn... Trờn trần là tũa Cửu Long – khối thạch nhũ hỡnh chớn đầu rồng sinh động
	Động Hương Tớch quanh năm nghi ngỳt khúi hương và lễ vật của khỏch thập phương dõng lờn Phật Bà Quan Thế Âm (tượng bằng đỏ xanh, tạc vào thời Tõy Sơn) và chư Phật khỏc, nhất là vào mựa lễ hội, người đụng như kiến.
	Ngũai ra, nếu cú dịp, ta cú thể thỏm hiểm nhiều tuyến khỏc của chựa Hương như qua rừng mơ thăm chựa Hinh Bồng, theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ, đến bến Tuyết Sơn ngắm cảnh chựa Bảo éài, lờn nỳi Bạch Tuyết Mụn thăm chựa Tuyết Sơn (cũn gọi là Ngọc Long éộng); hay chỉ đơn giản là leo nỳi Thuyền Rồng, nỳi con Phụng, hũn Đầu Sư Tử, vỏch đỏ Kỳ Sơn Tỳ Thủy cũng rất thỳ vị.
 (Theo Giao Thủy-phunuonline.com.vn)	
Lớp 9 (6 tiết)
Hướng dẫn chung
Chương trình lớp 9 được dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa, ôn tập, thảo luận nhằm giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học, các nội dung đã tìm hiểu trong toàn bộ chuyên đề, tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tạo điều kiện để các em vận dụng trong thực tế đời sống, trở thành người học sinh Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Với thời lượng 6 tiết, Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm căn cứ điều kiện thực tế cụ thể của trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
	Về thời lượng, có thể phân phối như sau:
	- Hoạt động ngoại khóa (3 tiết).
	- Ôn tập, thảo luận, hệ thống hóa kiến thức (3 tiết).
	Về các hình thức hoạt động, có thể thực hiện một số hình thức như:
	- Tổ chức hoạt động ngoại khóa (tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, tham quan Bảo tàng Hà Nội, các địa chỉ văn hóa của địa phương..) kết hợp với các hoạt động tập thể như: thi tìm hiểu về nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội; tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của di tích, thắng cảnh; cùng nhau chăm sóc, bảo vệ di tích, thắng cảnh...
	- Tổ chức giao lưu, tìm hiểu với chủ đề nếp sống thanh lịch, văn minh của học sinh Hà Nội, xây dựng các tiết mục văn nghệ, các tiểu phẩm gắn với các tình huống giao tiếp ứng xử cụ thể... 
	- Thực hiện các tiết ôn tập với các hình thức trò chơi học tập, giao các bài tập cho nhóm, triển khai các hoạt động dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp.
	- Tổ chức cho học sinh sưu tầm, viết, vẽ, chụp ảnh, sáng tác, thuyết trình... về chủ đề Nếp sống thanh lịch, văn minh của học sinh Hà Nội.
	- Mời các nhà khoa học, nhà văn hóa, nghệ sỹ, nghệ nhân... nói chuyện, giới thiệu về nếp sống thanh lịch - văn minh, hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp, ứng xử...
	Trên đây chỉ là một số hình thức có thể áp dụng. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh, chắc chắn các trường, các thày cô giáo và các em học sinh sẽ thực hiện chuyên đề này với hiệu quả cao, góp phần xây dựng phong cách học sinh Hà Nội thanh lịch, văn minh. /.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao duc nep song thanh lich.doc