Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường trung học cơ sở bằng biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội

Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường trung học cơ sở bằng biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội

 A. Cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt đội thiếu niên:

 -Xây dựng kế hoạch hoá về công tác đội (trong ngoài trường).

 -Giáo dục tính tự giác.

 -Giáo dục truyền thống.

 B. Phối hợp giáo dục với gia đình:

 -Kí cam kết giữa nhà trường với gia đình, giữa gia đình với chính quyền địa phương.

 + Cam kết của gia đình.

+Cam kết của nhà trường

+ Cam kết của chính quyền địa phương.

 

doc 17 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1051Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường trung học cơ sở bằng biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ XÃ HỘI .
I. Đặt vấn đề
II. Tình hình giáo dục trước khi thực hiện các giải pháp.
III. Giải pháp thực hiện
	A. Cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt đội thiếu niên:
	-Xây dựng kế hoạch hoá về công tác đội (trong ngoài trường).
	-Giáo dục tính tự giác.
	-Giáo dục truyền thống.
	B. Phối hợp giáo dục với gia đình:
	-Kí cam kết giữa nhà trường với gia đình, giữa gia đình với chính quyền địa phương.
	+ Cam kết của gia đình.
+Cam kết của nhà trường
+ Cam kết của chính quyền địa phương.
-Cải tiến nội dung sinh hoạt phụ huynh.
 	-Thông tin qua lại giữa gia đình, nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giáo dục con cái
C. Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong địa phương:
- Với ban chấp hành Đảng bộ.
-Với uỷ ban nhân dân.
-Với từng khối phố (thôn, xóm).
- Tắm mình trong thực tiễn.
IV. Kết luận
V. Kiến nghị
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở MỘT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ XÃ HỘI .
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Để nâng cao chất lượng giáo dục (theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII) và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001, quyết định số 201/ 2001/QĐ - TTg) ngoài việc cải tiến phương pháp giảng dạy của thầy, phương pháp học của trò và các nội dung khác thì việc phối hợp giáo dục nhuần nhuyễn giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Làm tốt nội dung này chính là đã góp phần đắc lực, quan trọng vào việc thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng " Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” và là điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
 Từ nhận thức đó, ngay từ năm học 2001- 2002, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu thực trạng giáo dục để trên cơ sở đótìm ra các giải pháp phù hợp.
 II. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
 Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay về phần những yếu kém có đoạn viết:
“Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của nghành giáo dục chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các nghành, các cấp, các lực lượng xã hội và nghành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục. Việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức" (Báo Giáo dục và thời đại số 25 ngày 26/2/2002). 
 Trong bản góp ý về chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng có đoạn viết: "Yếu kém lớn nhất của nền giáo dục hiện nay là một nền giáo dục tách rời thực tiễn và thấp về hiệu quả, nặng về học chữ và thi cử, ít quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt chưa kiên quyết tạo ra sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các nghành, các cấp và các lực lượng xã hội trong cả nước với nghành giáo dục thực hiện" (Báo Giáo dục thời đại số 25 ngày 26/2/2002).
Để góp phần khắc phục tình trạng trên nhằm góp phần triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 nâng cao chất lượng toàn diện, ở một trường trung học cơ sở vùng nông thôn nghèo, trong 10 năm qua ( 2001 - 2010), chúng tôi đã cố gắng tìm những hình thức thích hợp với nhà trường với địa phương trong từng năm học và tiến hành thực hiện theo một quy trình ba khâu liên kết. Từ việc cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt đội thiếu niên, giáo dục truyền thống đến việc kết hợp giáo dục với gia đình và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội với các biện pháp cụ thể như sau:
III. GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
A.Cải tiến kế hoạch, nội dung sinh hoạt Đội thiếu niên.
 Để làm tốt công tác phối hợp giáo dục giữa 3 môi trường (nhà trường, gia đình, xã hội) một trong những biện pháp cần làm trước tiên đó là cải tiến kế hoạh, nội dung sinh hoat Đội thiếu niên. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường nhằm giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh góp phần đắc lực thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ nhận thức đó, hàng năm, ở nhà trường, chúng tôi có kế hoạch hoá về công tác Đội ngay từ đầu năm học. Bí thư Chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, Liên đội trưởng, Thường vụ đoàn phường, các bí thư chi đoàn các khối phố, thôn xóm có hội thảo về công tác Đội, xây dựng kế hoạch hoạt động cho Đội (Ở nhà trường, ở từng khối phố, thôn xóm) theo một quy trình khoa học (dựa trên kế hoạch của Tỉnh Đoàn, Huyện đoàn, Thành đoàn) theo chủ điểm hàng tháng và công việc cụ thể của hàng tuần. Trong kế hoạch phân rõ trách nhiệm cụ thể của từng thành viên đặc biệt là Đoàn Thanh niên ở nhà trường và ở địa phương. Đại hội đoàn xã (phường) có kế hoạch cụ thể phân rõ trách nhiệm cho từng chi đoàn về công tác Đội. Từng chi đoàn ở từng thôn xóm ( khối phố) và chi đoàn nhà trường đại hội chi đoàn phân rõ trách nhiệm của từng đoàn viên phụ trách từng đội viên cụ thể (đặc biệt là những đội viên chậm tiến). Cuối năm lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ này làm một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại đoàn viên.
	Trong xây dựng kế hoạch hoá công tác Đội chúng tôi đặc biệt coi trọng giáo dục tính tự quản cho các em học sinh bằng một định mức cụ thể trong từng tháng, từng tuần, từng ngày và cả năm học. Hàng ngày, các em học sinh tự rèn lưyện và tự đánh giá mình theo thang điểm dưới sự giám sát, quản lý của đội cờ đỏ (trong các tiết học, giờ ra chơi, cũng như trên đường về). Cuối tuần, cuối tháng, cuối học kỳ, cuối năm học, điểm được tổng hợp xếp loại công khai ở bảng thi đua mỗi lớp cho mỗi đội viên. Kết quả này được thông báo cho mỗi chi đoàn điạ phương hàng tháng, hàng kì, và ngược lại được nhận thông báo về kết quả rèn luyện của từng đội viên ở các thôn xóm (khối phố).
	Hàng năm, cứ 3 tháng 1 lần, chúng tôi tổ chức họp giao ban giữa nhà trường với các chi đoàn địa phương, đánh giá hoạt động Đội trong thời gian qua, rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch trong thời gian tới, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi bên, biện pháp khắc phục những thiếu sót trong thời gian tới. 
	Trong xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Đội, chúng tôi còn coi trọng giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức nhân cách cho Đội viên bằng các việc làm cụ thể như: Nhân dip 26/3 tổ chức cho đội viên thăm hỏi tặng quà các gia đình dân quân (tiểu đội dân quân bắn rơi máy bay Mĩ ngày 26/3/1965), đón các cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa (những cựu chiến binh trong đại đội pháo đóng ở núi Nài bắn rơi máy bay Mĩ ngày 26/3/1965). Nhân ngày 22/12, trước Tết nguyên đán, ngày khai giảng, tổ chức tổng vệ sinh, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ. Nhân ngày 27/7, tổ chức tặng quà cho các con em gia đình thương binh, liệt sĩ. Hàng tháng thường xuyên có các đợt giúp đỡ học sinh nghèo trong mỗi lớp và toàn trường. Nhân ngày 30/4, chúng tôi tổ chức cho các em hành hương về quê hương Lý Tự Trọng để thắp hương tưởng nhớ đến anh tại nhà thờ ở Việt Xuyên, Thạch Hà, tìm hiểu kĩ về thân thế, sự nghiệp của anh rồi hành hương về Ngã Ba Đồng Lộc thắp hương tưởng niêm 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, tìm hiểu thêm về các chiến công và sự hy sinh quả cảm của 10 cô. Nhân ngày sinh của đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, chúng tôi hành hương về Tùng Ảnh thăm bảo tàng và viếng mộ đồng chí . Ngày 19/5 chúng tôi về thăm quê Bác viếng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Người. Cùng ngày hôm đó, chúng tôi tổ chức cho các em vào thắp hương và viếng mộ đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi xuân, Hà Tĩnh.
	Ở địa phương trường đóng, chúng tôi giáo dục cho các em biết tự hào về truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường. Tuy là một xã (phường) nghèo nhưng đã hình thành cách đây 200 năm (năm Minh Mạng thứ 13 (1832)) và đã bao lần đổi tên. Mỗi lần đổi tên đều gắn liền với một sự kiện cách mạng quan trọng của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, người dân nơi đây đã đoàn kết, gắn bó xây dựng nên truyền thống văn hoá mang sắc thái riêng, mang đậm cốt cách của người Hà Tĩnh. Đó là truyền thống lao động cần cù, kiên trì, chịu đựng gian khổ, đoàn kết tương thân tương ái, hăng say lao động và giàu trí sáng tạo, hiếu học, tôn sư trọng đạo, sống thuỷ chung có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc cao cả và niềm tự hào của người dân nơi đây như Cụ: Nguyễn Hoành Tư, cụ Nguyễn Công Soan, cụ Nguyễn Công Thái – ngày nay có Cụ Hồ Tôn Trinh – Viện sĩ Viện Hàn lâm và nhiều Giáo sư, Tiến sĩ khác đã đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà trường còn giúp các em có những hiểu biết biết về những tấm gương tận tụy suốt đời cho sự nghiệp giáo dục. Những gương học sinh nhà nghèo học giỏi, thành đạt của Hà Tĩnh và địa phương nơi trường đóng qua việc giới thiệu sách báo, sinh hoạt câu lạc bộ ở các thôn xóm, khối phố.
 Đó là một số biện pháp để đẩy mạnh hoạt động Đội thiếu niên ở trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp giáo dục với gia đình bằng các biện pháp sau:
	B. Phối hợp giáo dục với gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình là một môi trường giáo dục tốt, trong sạch, lành mạnh, góp phần đắc lực làm cho xã hội có môi trường giáo dục tốt. Từ suy nghĩ đó chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp sau :
	I. Ký cam kết giữa gia đình với nhà trường, giữa gia đình với chính quyền địa phương. 
Về phía gia đình:
 Gia đình ký cam kết với nhà trường và chính quyền địa phương thực hiện tốt các nội dung sau:
 1.Giáo dục con em biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô,anh chị 
 2.Mọi người trong gia đình sống mẫu mực trong cử chỉ, việc làm, lời nói để làm tấm gương sáng cho con em noi theo.
 3. Hàng ngày, hàng tháng liên hệ với thầy cô giáo nắm chắc tình hình học tập, rèn luyện của con em có biệp pháp, khuyến khích việc làm tốt, uốn nắn việc làm chưa tốt. 
 4. Tham gia đầy đủ hội nghị cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm về hanh vi sai trái của con em mình
 5. Tạo mọi điều kiện tổ chức ăn sáng cho gia đình, quản lí chặt việc cho con tiền ăn sáng, không cho con tiền ăn quà vặt, quản lý tốt tất cả các khoản tiền cho con
 6. Nghiêm cấm không cho con chơi điện tử ở quán kinh doanh, không đ ... bộ của các em để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mình”.
 Để thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị trên, chúng tôi đã phối hợp chăt chẽ giữa nhà trường, gia đình, từng khối phố (thôn xóm) và các tổ chức đoàn thể. Mỗi khối phố (thôn xóm) nhà trường phân công hai giáo viên cùng kiểm tra theo dõi và tham gia sinh hoạt vào tối thứ 7 hàng tuần. Hàng tháng, nhà trường lập phiếu theo dõi xếp loại hạnh kiểm từng em gửi về cho tiểu ban giáo dục và ngược lại, nhận thông tin từ việc thực hiện nề nếp học tập, tu dưỡng đạo đức ở nhà của con em.
 Để cho việc phối hợp giáo dục có hiệu quả thiết thực hơn và đưa giáo viên học sinh thâm nhập vào thực tế sâu sắc hơn, hàng năm, chúng tôi phân công giáo viên về cơ sở (giáo viên cũ đi với giáo viên mới) theo hai hình thức tập thể và riêng biệt. Những đợt xuống cơ sở tập thể thường được tổ chức phối hợp đồng bộ nhằm tạo hiệu suất công tác trong chuyến đi. Ví dụ như các đợt Trung thu, đầu năm, chỉ một ngày xuống cơ sở, chúng tôi xếp lịch liên tục suốt ngày là: Vui cắm trại buổi sáng cùng học sinh, họp cùng các tổ chức giáo dục vào buổi chiều, thăm một số gia đình chính sách, một số gia đình học sinh có hoàn cảch khó khăn,vui trung thu với các em và hội nghị cùng tổ chức ngoài trường vào buổi tối.
 Xuống thực tế còn nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh: Như đợt toàn thể giáo viên xuống báo cáo về phương pháp giáo dục con cái cho gia đình, đợt khảo sát ý thức học tập vào đầu giờ học ban đêm, báo cáo tình hình học tập rèn luyện của học sinh theo đơn vị khối phố (thôn, xóm). Trên đà xuống cơ sở, giáo viên được phân công chủ nhiệm khối phố (thôn xóm) suốt năm, tiến hành xuống cơ sở theo kế hoạch riêng, giúp đỡ học sinh cá biệt nhất là con thương binh, liệt sĩ, con gia đình nghèo.
 Qua đợt thực tế đó, giáo viên mới hiểu được học sinh hơn, hiểu dân hơn. Như đợt về khối phố 8 (thôn, xóm 8) vùng xa nhất trường mới thông cảm với học sinh để không giữ học sinh về quá muộn, đợt xuống khối phố 10 (thôn, xóm 10) vùng công giáo (có gia đình 10 đến 12 con) hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn mới nắm rõ trình độ dân trí của dân, hoàn cảnh kinh tế khó khăn của dân, nguyên nhân của sự khó khăn đó, mới có biện pháp tham mưu tích cực cho địa phương làm tốt hơn nữa về kế hoạch hoá gia đình. Có đến vùng di tích lịch sử của địa phương các cô giáo dạy văn - sử mới tự mình giảng dạy tốt tiết tham quan lịch sử địa phương một cách dễ dàng, hấp dẫn và hiệu quả. 
	IV. KẾT LUẬN:
 Bằng biện pháp và hình thức trên, trong 10 năm (từ 2001 đến 2010), chúng tôi đã làm cho giáo dục không phải là công việc riêng của nghành giáo dục mà đã tạo ra được sự liên kết phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, đảng uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.
 Về công tác Đội thiếu niên, chúng tôi đã làm tốt công tác phối hợp giáo dục giữa Đoàn trường và Đoàn phường (xã) với các chi Đoàn ở khối phố (thôn, xóm) nên đã giáo dục tốt về truyền thống , về đạo đức nhân cách cho học sinh, giáo dục ý thức tự quản tốt. Liên đội thiếu niên liên tục được xếp vào loại suất sắc được Tỉnh đoàn tặng giấy khen và Trung ương Đoàn tặng bằng khen.
 Về việc phối hợp với gia đình: Phụ huynh đã nhận thức được đâỳ đủ tầm quan trọng của việc giáo dục ở gia đình. Họ đã phối hợp với nhà trường, không khoán trắng, giao phó cho nhà trường, biết đầu tư một cách đầy đủ toàn diện hợp lý cho việc giáo dục con cái.
 Về công tác tham mưu với Đảng uỷ chính quyền địa phương và phối hợp giáo dục với tổ chức đoàn thể xã hội: Đảng uỷ chính quyền địa phương đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ và đặt nó đúng vị trí là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương giai đoạn 2001 – 2010. Có các chủ trương biện pháp linh hoạt thực hiện toàn diện cụ thể về mọi mặt để đầu tư cho giáo dục. Chính vì thế đã tạo ra chuyển biến lớn về hiệu quả giáo dục ở Trường Trung học cơ sở ở ven đô. 	Về cơ sở vật chất: Vận dụng sức mạnh của toàn xã hội đã làm thay đổi vượt bậc về cơ sở vật chất, khuôn viên trường trong 10 năm qua (2001-2010), đã xây dựng được 28 phòng (gồm phòng học và các phòng khác) trong đó có 24 phòng cao tầng đủ điều kiện học một ca, cho mỗi lớp một phòng, có nhà thư viện, thiết bị, văn phòng, có các phòng chức năng, có các phòng học bộ môn cho 6 môn: vật lý, hoá học, sinh học, nghe nhìn, tin học, nghệ thuật, đủ các thiết bị phục vụ dạy học cho các bộ môn, có đủ sân chơi, bãi tập, bồn hoa, cây cảnh, công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Với tổng kinh phí đầu tư xây dựng trong 10 năm là 10 tỉ đồng, nếu như trước năm 2001 đó là một điều mơ ước.
 Về quỹ khuyến học: Phường (xã) có vốn quỹ khuyễn học 50 triệu đồng nhằm khen thưởng động viên giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh đỗ vào trường đại học, cao đẳng, gia đình có công với giáo dục. Ở khối phố (thôn xóm) khối phố nào cũng có quỹ khuyến học từ 3 đến 5 triệu đồng để động viên học sinh giỏi, học sinh có tiến bộ, gia đình có công trong giáo dục con cái.
 Về đội ngũ cán bộ công nhân viên chức: trong cam kết với phụ huynh các thầy cô giáo phải phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong 10 năm qua, tập thể cán bộ, viên chức nhà trường đã có sự phấn đấu liên tục, bền bỉ, quyết liệt. Về nâng cao trình độ 100% cán bộ giáo viên đã đạt chuẩn, 65% có trình độ trên chuẩn (trình độ Đại học), phong trào phấn đấu trở thành giáo viên giỏi có biến đổi về chất, tham gia với số lượng nhiều, chất lượng tốt, hiệu quả cao. Trong nhiếu năm qua, trong các kỳ thi chọn giáo viên giỏi Tỉnh, chúng tôi đã đạt kết quả suất sắc, năm 2005 có 3 giáo viên dự thi đều đạt kết quả cao: 1 giải Thủ khoa (môn tiếng Anh), 1 giải Nhì (môn Ngữ văn), 1 giải Ba (môn Địa lý). Năm 2010 có 2 giáo viên dự thi thì 1 giáo viên đạt thủ khoa (môn Sinh học), 1 đạt giải cao (môn Ngữ văn). Các kỳ thi khảo sát ở huyện (thị, thành), tỉnh cũng đạt chất lượng cao, 100% tham gia thi đều đạt, kết quả tốt trong đó có 2 thủ khoa (môn tiếng Anh, Ngữ văn), 20% xếp loại giỏi, 30% xếp loại khá. Việc bồi dưỡng, dìu dắt thế hệ trẻ đứng vào hàng ngũ những người cộng sản cũng được đặc biệt quan tâm. Từ nhiều năm nay năm nào cũng có 1-2 giáo viên được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
 Về chất lượng học sinh: có sự chuyển biến tích cực, chất lượng đạo đức 90% xếp loại tốt, 5 % xếp loại trung bình, loại yếu hàng năm từ 0-0,1%, chất lượng văn hoá, chất lượng mũi nhọn có bước tiến nhảy vọt, trước năm 2001 số học sinh giỏi huyện (thị) rất ít, số học sinh giỏi tỉnh không có, nhưng từ năm 2001đến nay năm nào số học sinh giỏi thị (thành phố) cũng nhiều, số học sinh giỏi tỉnh năm nào cũng có, có năm 11 giải (trong đó có giải cao: nhất, nhì, ba). Chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là chất lượng tuyển sinh vào Trung học phổ thông. Trước năm 2001 có 30% số tốt nghiệp vào Trung học phổ thông , xếp thứ cuối bảng( thị, tỉnh). Nhưng mấy năm nay chất lượng tuyển sinh vào Trung học phổ thông năm nào cũng trên 80%: Năm 2009 đạt 89,5% xếp thứ 4 toàn thị (thành) xếp thứ 10/197 trường trong toàn tỉnh.
 Về phía nhà trường: đã xây dựng được thương hiệu của mình (như lời đồng chí Chủ tịch UBND phường phát biểu tại Đại hội Đảng bộ lần thứ 23) và các danh hiệu thi đua ngày càng tiến bộ. Năm 2001-2006 liên tục là đơn vị tiến tiến cấp cơ sở, năm 2006-2009 liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động suất sắc, đơn vị văn hoá cấp tỉnh, năm 2009 được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen.
 Các đoàn thể: luôn đạt tập thể suất sắc được tặng giấy khen, bằng khen từ cấp tỉnh đến Trung ương.
 Chi bộ: liên tục đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. 
 Tóm lại: trên đây là vài biện pháp phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, Đảng bộ, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội ở một trường trung học cơ sở vùng ven đô nghèo, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện bền bỉ trong 10 năm ( từ 2001-2010) và đã thu được một số kết quả to lớn đáng khích lệ. Những biện pháp này chúng tôi thấy những đơn vị có hoàn cảnh tương đồng có thể tham khảo và vận dụng. Mong được góp ý chân thành và được học thêm kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp.
	V. KIẾN NGHỊ:
	Để làm tốt công tác giáo dục đặc biệt là thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII và Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010, mục tiêu giáo dục bậc Trung học cơ sở và nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, Đảng và Nhà nước cần chỉ đạo các Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các phường (xã, thị trấn), xây dựng Nghị quyết riêng về giáo dục, chiến lược trong 5 năm, 10 năm.Trong nghị quyết cần phân định rõ trách nhiệm rõ ràng cụ thể cho các tổ chức, cá nhân. Hàng năm lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của từng tổ chức cá nhân đưa vào một tiêu chí quan trọng để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các tổ chức, cá nhân.
 Ở địa phương (phường, xã, thị trấn), các Đảng bộ, hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cần chỉ đạo các chi bô, khối phố (thôn, xóm) hàng năm có nghị quyết riêng về giáo dục. Trong nghị quyết cần thể hiện rõ việc thành lập các tiểu ban giáo dục quy định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, từng cá nhân trong việc giáo dục con em và việc phối hợp với nhà trường, Cuối năm, lấy kết quả việc giáo dục con em (trong gia đình hoặc số con em ở trong thôn xóm, khối phố được giao) làm tiêu chí đánh giá xếp loại thành viên.
 Ở huyện (thị, thành) hàng năm nên có tổ chức hội nghị về công tác xã hội hoá giáo dục, sơ kết rút ra những ưu điểm, những tồn tại về công tác xã hội hoá giáo dục cho từng năm, 5 năm, 10 năm.
 Các nhà trường có hoàn cảnh tương đồng muốn tham khảo vận dụng thì cần đầu tư suy nghĩ trên cơ sở thực tể của đơn vị mình chủ động tìm ra các biện pháp hay thích hợp tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương, khối phố (thôn, xóm), các đoàn thể phối hợp giáo dục, khi đã tìm ra được các biện pháp thích hợp thì phải kiên trì, quyết tâm thực hiện cho bằng được.
	 Tháng 4 năm 2010.
Së gi¸o dôc - §µo t¹o
..– 0 —..
n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc ë mét tr­êng trung
häc c¬ së b»ng biÖn ph¸p phèi hîp gi¸o dôc gi÷a nhµ tr­êng, 
gia ®×nh, chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng, c¸c tæ chøc x· héi
m«n / lÜnh vùc : qu¶n lý
BËc häc: trung häc c¬ së
th¸ng 4 n¨m 2010
së gi¸o dôc - ®µo t¹o hµ tÜnh
– 0 —
n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc ë mét tr­êng trung
häc c¬ së b»ng biÖn ph¸p phèi hîp gi¸o dôc gi÷a nhµ tr­êng,
gia ®×nh, chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng, c¸c tæ chøc x· héi
Phan Nh­ §ång
Tr­êng thcs §¹i nµi - phßng gi¸o dôc ®µo t¹o - thÞ x· hµ tÜnh
Th¸ng 4 n¨m 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(2).doc