/. Kiến thức:
- Hiểu những qui định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
- Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường.
2/. Kĩ năng:
- Tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
- Ủng hộ những việc làm tốt, phản đối những việc làm sai trái trong giao thông.
3/. Thái độ:
- Biết xử lí một số tình huống khi đi đường thường gặp.
- Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
Tuần : 24 Tiết : 24 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (tt) I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Hiểu những qui định cần thiết về trật tự an toàn giao thông. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường. 2/. Kĩ năng: Tôn trọng trật tự an toàn giao thông. Ủng hộ những việc làm tốt, phản đối những việc làm sai trái trong giao thông. 3/. Thái độ: Biết xử lí một số tình huống khi đi đường thường gặp. Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Sưu tần tranh ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông. - Luật giao thông đường bộ. - Tình huống. - Bảng phụ, bút dạ. 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm. - Luật giao thông đường bộ - Sưu tần tranh ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) H1: Nêu những đặc trưng và tác dụng của biển báo nguy hiểm. H2: Nêu đặc trưng và tác dụng của biển báo cấm. 3/. Giảng bài mới: a/. Giới thiệu chủ đề bài học: Từ kiểm tra bài cũ => bài mới b/. Tiến trình: TL Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 20’ Hoạt động 1: Xử lí tình huống Gv nêu tình huống 1. (Treo bảng phụ ghi sẵn tình huống) Tan học về giữa trưa đường vắng, muốn thể hiện với bạn mình, Hưng đi xe đạp thả hai tay và đánh võng, lượn lách. Không may, xe Hưng vướng phải quang gánh củi của bác bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường. Hãy thử đặt địa vị mình là người công an, em sẽ giải quyết việc này như thế nào? Gv gắn điều 30 luật giao thông đường bộ lên bảng. Gv treo ảnh đi bộ sai tín hiệu đèn báo giao thông. H: Em hãy nhận xét hành vi của người tham gia giao thông đường bộ? Gv chốt lại, ghi bài. Gv treo tình huống 2 lên bảng: Một nhóm 7 bạn hs đi 3 chiếc xe vẫn chưa đi tới vạch dừng, đèn vàng sáng, cả 3 tăng tốc tạt qua đầu một chiếc xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều. H: Theo em, các bạn học sinh này đã vi phạm những lỗi gì về trật tự an toàn giao thông? Gv chốt lại ý kiến đúng. Gv treo điều 29 luật giao thông đường bộ. H: Từ tình huống 2, chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp trên đường? Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm. G chuẩn xác kiến thức => ghi bài. Gv treo ảnh đi xe đạp sai phần đường, sai chiều. H: xác định những sai phạm qua 2 ảnh trên? Gv treo một số ảnh đường bộ có đường sắt cắt ngang, một số ảnh trên giao thông đường sắt. H: nêu nhận xét của em về các bức ảnh khi tham gia giao thông đường sắt? Gv chốt lại, ghi bài. Hs đọc tình huống. Hs tự giải quyết tình huống. Hưng vi phạm: thả hai tay, đánh võng, lạng lách, va phải người đi bộ. Người bán rau: Vi phạm đi bộ dưới lòng đường. Hs đọc điều 30. Hs quan sát. Hs nhận xét hành vi đi bộ vi phạm pháp luật. Hs trả lời. Hs trả lời: Nhóm hs này vi phạm trật tự an toàn giao thông: Chở ba. Đi hàng 3. Kéo, đẩy nhau. Không tuân thủ tín hiệu đèn và biển báo giao thông. Hs đọc điều 29. Hs thảo luận nhóm: Thời gian 3’ Cách thức: thư kí nhóm ghi nội dung thảo luận lên bảng nhóm => hết thời gian gắn lên bảng. Hs quan sát. Hs trả lời Aûnh 1: sai phần đường. Aûnh 2: đi sai chiều. Hs quan sát. Hs trả lời. 3/. Một số qui định về đi đường. a/. Đường bộ: - Đối với người đi bộ: Phải đi trên hè phố, lề đường, sát mép đường. Đi đúng phần đường qui định. Đi theo tín hiệu giao thông. - Đối với người điều khiển xe đạp: * Phải: Đi đúng phần đường qui định. Đi bên phải, đúng chiều. Tránh bên phải. Vượt bên trái. * Không: Đèo 3. Đi hàng 3. Kéo, đẩy nhau. Phóng nhanh, vượt ẩu. Lạng lách đánh võng. Thả hai tay. Rẽ trước đầu xe cơ giới. b/. Đường sắt: Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu chạy. Không thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt. Không ném các vật nguy hiểm lên tàu. 9’ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, liên hệ bản thân Gv chia lớp ra thành 4 nhóm. Nêu nội dung thảo luận. Chúng ta phải làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông? Gv chốt lại kiến thức cơ bản => ghi bài. Gv cho hs liên hệ thực tế những việc làm của bản thân em đã hưởng ứng tích cực tháng an toàn giao thông? Hs thảo luận nhóm Thời gian 3’ Cách thức: ghi nội dung thống nhất lên bảng nhóm. Hết thời gian các nhóm gắn bảng nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến. Hs kể: Tự giác thực hiện đúng những qui định của luật an toàn giao thông. Đi xe đạp hành 1, không lạng lách đãnh võng, không buông thả hai tay 4/. Trách nhiệm của hs: Thực hiện đúng những qui định của luật giao thông. Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ. Lên án hành vi cố tình vi phạm 9’ Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố Gv cho hs sắm vai theo tình huống Gv treo tình huống (ghi sẵn bảng phụ). Trên đường đi học về, Tín đèo sẵn Bảo và Quốc vừa đi vừa đánh võng, vừa hò hét giữa trưa nắng. Đến ngã tư, Tín vẫn lao xe nhanh bỗng có cụ già qua đường. Do không chú ý nên các bạn đã va phải cụ. Gv nhận xét, chốt lại kiến thức => ghi điểm cho nhóm sắm vai diễn và xử lí tình huống thấu tình đạt lí. Hs đọc tình huống. Hs thảo luận nhanh (1’) Hs sắm vai: 2 nhóm thi và xử lí tình huống. Hs nhận xét về việc sắm vai và giải quyết tình huống. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn bài. + Làm hết bài tập SGK trang 39, 40 + Tìm hiểu những qui định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. + Xem trước bài 15 => đọc phần truyện đọc, soạn gợi ý a, b, c, d SGK. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: