Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

Giúp học sinh:

- Xác định đúng mục đích học tập, hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Hiểu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế họach học tập.

- Biết xâydựng kế họach, học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý; biết hợp tác trong học tập.

- Tỏ ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác bạn bè trong họat đông học tập.

II. NỘI DUNG CẦN KHAI THÁC

1. Xác đinh mục đích học tập

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 13 NGÀY SOẠN:
TIẾT 13 NGÀY DẠY: 
BÀI 11: 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp học sinh:
- Xác định đúng mục đích học tập, hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Hiểu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế họach học tập.
- Biết xâydựng kế họach, học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý; biết hợp tác trong học tập.
- Tỏ ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác bạn bè trong họat đông học tập. 
II. NỘI DUNG CẦN KHAI THÁC
1. Xác đinh mục đích học tập
2. Để thực hiện mục đích học tập thì phải hoàn thành những nhiệm vụ nào? 
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Sách giáo khoa-Sách giáo viên GDCD 6
-Bài tập GDCG 6-Phiếu học tập.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 A. Ổn định tổ chức: 
 B. Kiểm tra bài cũ: 
a/ Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực các hoạt động tập thể hoạt động XH. 
b/ Hãy tìm biểu hiện của tính tự giáctrong hoạt động tập thể hoạt động XH. 
 C. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: Tấm gương của một HS vượt khó. 
- HS: Đọc truyện. 
- GV: Hướng dẫn HS trao đổi theo nội dung sau: 
 1. Vì sao bạn Tú đoạt được giải nhì kì thi toán Quốc tế? 
2. Em học tập được ở bạn Tú những gì?
- HS: Trao đổi. 
- GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. 
- HS: Nhận xét, bổ sung. 
- GV: Chốt ý kiến đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận theo chủ đề: Mục đích học tập đúng nhất là gì? 
* Cách thực hiện: 
- GV: Treo bảng phụ có ghi bài tập: 
1. Học tập vì bố mẹ. 
2. Học tập vì tương lai của bản thân. 
3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè. 
4. Học để có khả năng tự lập cuộc sông sau này. 
5. Học để có khả năng xây dưng quê hương đất nước. 
6. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo. 
7. Học tập để trở thành người có văn hoá, hoà nhập vào cuộc sống hiện đại. 
8. Học tập để trở thành con người lao động sáng tạo, lao động có kĩ thuật. 
- HS: Trình bày bài làm. 
- HS: Nhận xét, bổ sung. 
- GV: Lựa chọn ý kiến đúng. 
- GV: Tiếp tục nêu câu hỏi cho HS trao đổi. Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì? 
- HS: Trao đổi. 
- GV: Định hướng. 
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận theo chủ đề: Ước mơ của em: 
- GV: Chia lớp ra làm 4 nhóm. 
- Các thành viên trong nhóm lần lượt nêu ước mơ của bản thân. 
- Thư kí ghi ước mơ của từng thành viên trong nhóm. 
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. 
- GC: Yêu câøu một số HS nói rõ muốn ước mơ đó trở thành hiện thực, em sẽ phải làm gì cho hiện tại, tương lai. 
- HS: Trình bày. 
- GV: Bổ sung thêm ý kiến. 
- GV: Kết luận. 
I. Truyện đọc: “Tấm gương của một HS nghèo vượt khó.” 
1. Bạn Tú đoạt đựoc giải nhì kì thi toán Quốc tế vì: Bạn đã say mê kiên trì, vượt khó trong học tập. 
- Bạn tự học, mỗi bài toán tự tìm nhiều cách giải khác nhau. 
- Say mê học tiếng Anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng Anh để giải. 
2. Em học tập được ở bạn Tú:
- Sự say mê, kiên trì trong học tập. 
- Tìm tòi, độc lập suy nghĩ trong học tập. 
- Xác định được mục đích học tập. 
Mục đích học tập: 
- Học tập vì tương lai của bản thân. 
- Học để có khả năng tự lập cuộc sông sau này. 
- Học để có khả năng xây dưng quê hương đất nước. 
- Học tập để trở thành người có văn hoá, hoà nhập vào cuộc sống hiện đại.
- Học tập để trở thành con người lao động sáng tạo, lao động có kĩ thuật. 
+ Trứơc mắt: 
Học giỏi, cố gắng học tập để trở thành con người toàn diện ( Đạo đức, trí tuệ và sức khoẻ) trở thành con ngoan trò giỏi. 
+ Tương lai:
Trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người hữu ích cho gia đình và XH. 
* Thảo luận chủ đề: Ứoc mơ của em. 
 Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nổ lực phấn đấu, say mê, kiên trì, học tập, tích luỹ kiến thức, trao dồi đạo đức. Có như vậy các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kĩ sưnhư em mơ ước. 
D. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem nội dung bài học. 
- Sưu tầm tấm gương học chăm chỉ dẫn tới thành công. 
- Làm phần bài tập SGK trang27,28. 
TUẦN:14 NGÀY SOẠN:
TIẾT:14 NGÀY DẠY: 
BÀI: 11
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: (TIẾT 13) 
II.NỘI DUNG: (nt) 
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: (nt)
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. KTBC: 
- GV: + Treo bảng phụ có ghi bài tập a/ SGK/27.
 + Gọi bất kì HS bảng lên làm. 
- HS: Lớp NX, sửa sai. 
- GV: NX,ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nợi dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. 
- HS: Nghiên cứu nội dung bài học. 
- GV: Nêu câu hỏi để HS trao đổi. 
1. Mục đích học tập trước mắt của HS là gì? 
2. Để đạt được mục đích đó HS phải làm gì? 
- HS: Trao đổi. 
- Chốt lại vấn đề bằøng nội dung bài học. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập: 
- GV: Nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS: trao đổi. 
- Gv: Bổ sung.
- HS: Đọc bài tập d (SGK/28). 
- HS: Nêu ý kiến. 
- GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. 
Hoạt động 3: Củng cố bài. 
- GV: Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài học 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 
a. Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. học sinh phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
b. Chỉ có xác định đúng mục đích học tập (vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của đất nước thì mới học tập tốt). 
c. Nhiệm vụ của HS: 
- Tu dưỡng đạo đức. 
- Học tập tốt. 
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động XH. 
III. Bài tập: 
a. Cần học tập như thế nào để đạt được mục đích đặt ra? 
- muốn học tốt phải có ý chí, có nghị lực, phải tự giác sáng tạo trong học tập. 
- Học tập một cách toàn diện. 
- Học ở mọi nơi, mọi lúc. 
- Học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế cuộc sống. 
b. Bài tập tình huống giải quyết vấn đề: 
+ Câu trả lời Tuấn có thể là: 
- Tìm những tấm gương tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH ở trong sách để chuẩn bị cho nội dung kiểm tra hôm sau. 
- Đọc sách “người tốt việc tốt” để chuẩn bị cho bài mới “Mục đích học tập của học sinh”. 
- Đọc sách, liên hệ với bản thân để rèn luyện. 
- Đọc sách để giải trí. 
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Học thuộc nội dung bài học. 
- Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về học tập. 
- Lập kế hoạch học tập nhằm khắc phục những môn còn yếu. 
- Ôân tập từ bài 1 đến bài 11 chuẩn bị KT học kì I. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 11 GDCD 7.doc