. Kiến thức:
-Hiểu được những biểu hiện của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể -Ý nghĩa của nó .
-Thường xuyên tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, đề ra kế hoạch rèn luyện .
2. Kỹ năng:
- Biết vận động mọi người tham gia, hưởng ứng phong trào thể dục thể thao .
3. Thái độ:
- Có thái độ thường xuyên rèn luyện thân thể, biết giữ gìn, tự chăm sóc than thể .
* Tích hợp bảo vệ môi trường: ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của con người, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống trong sạch ở mọi nơi.
Tuần 1 Soạn: Tiết: 1 Dạy BÀI 1 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: -Hiểu được những biểu hiện của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể -Ý nghĩa của nó . -Thường xuyên tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, đề ra kế hoạch rèn luyện . 2. Kỹ năng: - Biết vận động mọi người tham gia, hưởng ứng phong trào thể dục thể thao . 3. Thái độ: - Có thái độ thường xuyên rèn luyện thân thể, biết giữ gìn, tự chăm sóc than thể . * Tích hợp bảo vệ môi trường: ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của con người, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống trong sạch ở mọi nơi. II./ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN nhận thức. - KN đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe. - KN lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe. - KN tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè. III./ CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp - Động não - Phân tích trường hợp điển hình - Thảo luận nhóm - Đàm thoại - Bày tỏ thái độ - Trình bày 1 phút 2./ Phương tiện -GV: tranh ảnh, giáo án, SGK. -HS: đọc trước bài, chuẩn bị giấy nháp-đồ dùng cần thiết, SGK. IV./ TIÊN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, làm quen lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hướng dẫn cụ thể các dạy và học. 3. Dạy bài mới: a./ Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu toàn bộ chương trình GDCD 6 - Giới thiệu bài mới: Sức khỏe là vốn quý của con người; có sức khỏe con người sẽ học tập, lao động, vui chơi, giải trí .Vì vậy phải biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Điều đó sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay: “Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể” b./ Bài mới: *Hoạt động 1: phân tích“Tầm quan trọng của sức khỏe” HĐ của GV HĐ của HS Nội dung * Mục tiêu: Giúp học sinh biết tầm quan trọng của sức khoẻ con người. * Phương pháp - Động não - Trình bày 1 phút * Các kỹ năng cơ bản: - Kỹ năng trình bày suy nghĩ của bản thân * Cách tiến hành: a-Theo em cái gì là đáng quý nhất ? b-Tại sao nói sức khỏe là vốn quý nhất ? * Kết luận Sức khỏe là vốn quý của con người vì vậy cần phải giữ gìn và rèn luyện. - Cái đáng quý là : +Tiền bạc. +Vàng bạc, đá quý . +Sức khỏe. -Sức khỏe là vốn quý nhất, bởi vì: + Vốn tự có của con người. + Không thể mua bán. + Có sức khỏe sẽ học tập, lao động, vui chơi * Nghe * Sức khỏe là vốn quý của con người vì vậy cần phải giữ gìn và rèn luyện. *Hoạt động 2: “Phân tích truyện đọc” HĐ của GV HĐ của HS Nội dung * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhờ có ý chí kiên trì rèn luyện thể dục thể thao mà Minh có sức khoẻ tốt, chân tay rắn chắc, cao hẳn lên... * Phương pháp: - Động não - Phân tích trường hợp điển hình - Thảo luận nhóm - Trình bày 1 phút * Các kỹ năng cơ bản: - KN nhận thức. - KN tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc rèn luyện thân thể. * Cách tiến hành: -Gọi học sinh đọc truyện . - Thảo luận và trả lờ câu hỏi a- Điều kỳ diệu gì đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua ? b-Vì sao có được điều kỳ diệu đó ? c- Sức khoẻ có cần thiết cho mỗi người không? Vì sao? * Kết luận Sức khỏe là vốn quý của con người vì vậy cần phải giữ gìn và rèn luyện để có được sức khoẻ tốt mới có khả năng làm được mọi công việc có ích. *Đọc truyện : “Mùa hè kỳ diệu” - Đọc - Thảo luận và trả lời a. Qua mùa hè Minh: + Minh biết bơi + Chân tay rắn chắc. + Dáng đi nhanh nhẹn. + Cao hẳn lên. b. Có được điều kỳ diệu như thế là do sự quyết tâm tập luyện của Minh . c. Sức khoẻ rất cần thiết, có sức khoẻ con người mới làm được mọi công việc. * Nghe 1./ Tìm hiểu truyện đọc: * Mùa hè kì diệu: - Qua mùa hè Minh: + Chân tay rắn chắc. + Dáng đi nhanh nhẹn. + Cao hẳn lên. - Có được điều kỳ diệu như thế là do sự quyết tâm tập luyện của Minh . *Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài học và cách tự “Chăm sóc, rèn luyện thân thể” HĐ của GV HĐ của HS Nội dung * Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của sức khoẻ, sự cần thiết phải rèn luyện sức khoẻ, cách rèn luyện sức khoẻ. * Phương pháp: - Động não - Phân tích trường hợp điển hình - Thảo luận nhóm - Trình bày 1 phút - Bày tỏ thái độ * Các kỹ năng cơ bản: - KN nhận thức. - KN đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe. - KN tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè. * Cách tiến hành: - Chia nhóm thảo luận. Thời gian : 5 phút . 1. Sức khoẻ có quý không? Để có sức khỏe tốt, các em cần phải tập luyện như thế nào ? 2. Theo các em môi trường có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người không?Nó ảnh hưởng như thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ môi trường (ở gia đình, nhà trường, xã hội)? 3. Sức khoẻ có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống? VD gặp một bạn vứt rác, đi vệ sinh không dội cầu em sẽ làm gì? * Kết luận Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Có sức khoẻ giúp ta học tập, lao động có hiệu qủa, sống lạc quan vui vẻ. Nên mỗi người có ý thức giữ gìn sức khoẻ và phải biết bảo vệ môi trường. - Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình sau đó cử người trình bày . 1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có sức khỏe tốt, các em cần phải : +Giữ vệ sinh cá nhân. +Ăn uống điều độ. +Tích cực phòng và chữa bệnh. +Tập luyện TDTT . +Không hút thuốc lá và các chất gây nghiện. 2. Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Môi trường trong sạch thì bầu không khí trong sạch con người sống lâu... Để bảo vệ môi trường thì ta thường xuyên vệ sinh nhà cửa,trường lớp, nơi công cộng, thường xuyên vệ sinh thân thể, trồng cây xanh xung quanh, không vứt rác bừa bãi, không cất cầu vệ sinh trên sông, tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường... 3. Có sức khoẻ giúp ta học tập, lao động có hiệu qủa, sống lạc quan vui vẻ. Khuyên bạn hoặc báo với thầy cô. * Nghe 2. Nội dung bài học: a./Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, siêng năng tập luyện TDTT, tích cực phòng bệnh và chữa bệnh. b./ Có sức khoẻ giúp ta học tập, lao động có hiệu qủa, sống lạc quan vui vẻ. Hoạt động 4: Hướng dẫn “Luyện tập ” HĐ của GV HĐ của HS Nội dung * Mục tiêu: giúp học sinh giải quý6t tình huống và làm được các bài tập trong SGK * Phương pháp: - Động não - Phân tích trường hợp điển hình - Thảo luận nhóm - Trình bày 1 phút - Bày tỏ thái độ * Các kỹ năng cơ bản: - KN nhận thức. - KN đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe. - KN tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè. - KN lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe. * Cách tiến hành: - Thảo luận các bài tập a,b,a SGK - Gọi trình bày - Gọi nhận xét + Bài tập a: +Bài tập b: +Bài tập c: Em làm gì khi có người rủ rê em tập hút thuốc lá ? Hãy nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia? * Kết luận: cần có ý thức giữ gìn và rèn luyện thân thể, sức khoẻ. - Thảo luận - Trình bày - Nhận xét a. Các hành vi đúng là : 1-2-3-5 b. Học sinh kể: Thường xuyên tắm gội, vệ sinh nhà cửa, ăn chín uống sôi... c. Khi có người rủ rê em tập hút thuốc lá, em sẽ kiên quyết từ chối . * Thuốc lá có tác hại: - Tốn tiền. - Gây bệnh tật cho mình và cho người khác (ung thư phổi) * Rượu bia: - Tốn tiền - Gây bệnh (ung thư gan, đau bao tử...) - Uống rượu suy giảm trí nhớ, tính nóng nảy không kiềm chế được bản thân, gây mất trật tự an toàn xã hội, tai nạn giao thông... * Nghe 3. Luyện tập a. Các hành vi đúng là : 1-2-3-5 b. Học sinh kể: Thường xuyên tắm gội, vệ sinh nhà cửa, ăn chín uống sôi... c. Khi có người rủ rê em tập hút thuốc lá, em sẽ kiên quyết từ chối . * Thuốc lá có tác hại: - Tốn tiền. - Gây bệnh tật cho mình và cho người khác (ung thư phổi) * Rượu bia: - Tốn tiền - Gây bệnh (ung thư gan, đau bao tử...) - Uống rượu suy giảm trí nhớ, tính nóng nảy không kiềm chế được bản thân, gây mất trật tự an toàn xã hội, tai nạn giao thông... 4./ Củng cố: Bài học này giúp em hiểu được gì? 5./ Hướng dẫn học tập ở nhà : - Ghi và học nội dung bài học - Làm bài tập d (đưa ra kế hoạch học tập, chăm sóc rèn luyện thân thể cụ thể trong một ngày - ghi ra giấy tuần sau trình bày. VD: sáng mấy giờ đến mấy giờ làm gì? Trưa? Chiều? Tối?) - Xem trước bài 2 “Siêng năng – kiên trì”: + Đọc trước truyện đọc . +Trả lời những câu hỏi gợi ý. + Xem nội dung bài học, bài tập V./ RÚT KINH NGHIỆM: Bài 2 Siêng năng – Kiên trì . Tiết 2+3 Ngày dạy : I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần đạt được : 1.Về kiến thức - HS hiểu biểu hiện đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ qua truyện đọc. - Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì 2. Thái độ: -Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. 3. Kĩ năng - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng. - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, chúng em biết 3, trình bày 1 phút IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -GV:Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án. -HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: a- Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân? b- Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài: Ở bài 1 nhờ tập luyện thường xuyên, đều đặn mà Minh có được sức khỏe tốt.Thường xuyên, đều đặn là những biểu hiện của siêng năng, kiên trì. Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Siêng năng – Kiên trì” *Hoạt động 1:”Khai thác truyện đọc “ Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Trả lời câu hỏi gợi ý: a)Bác Hồ biết nói những thứ tiếng nào? là do đâu? b)Bác đã học như thế nào ? c)Bác gặp những khó khăn nào khi học ? *Chốt lại : *Đọc truyện đọc : “Bác Hồ học ngoại ngữ “ -Cả cuộc đời của Bác, Bác nói được nhiều thứ tiếng của các nước như : Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Trung Quốc -Là do Bác tự học là chính . -Bác đã học : +Vào những giờ nghỉ. +Nhờ người khác dạy. +Vừa làm, vừa học. +Lúc rảnh rỗi . -Những khó khăn: +Thời gian làm việc quá nhiều +Không được học ở trường, ở lớp . ðMặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Bác quyết tâm vượt qua học 1 cách thường xuyên và đều đặn . *Siêng năng là tự giác làm việc, học tập thường xuyên đều đặn. *Kiên trì là quyết tâm vượt qua khó khăn hoàn thành công việc. *Hoạt động 2: « Những biểu hiện của si ... được khám chỗ ở của người khác?. Những ai có quyền khám chỗ ở?. 2.Để không bị xâm phạm chỗ ở, mỗi chúng ta cần làm gì?. Khi khám nhà phải tuân thủ các thể thức sau: +Có lệnh khám nhà(Viện Trưởng phó ViệnTrưởng VKSND, VKSQS; Chánh án, phó chánh àn TAND; Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc TAQS cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà; trưởng CA, phó CA cấp huyện, Trưởng ,phó cơ quan điều tra cấp tỉnh..) + Người thi hành lệnh phải đi cùng đại diện UBND, và người láng giềng làm chứng. + Lập biên bản. -Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. -Tôn trọng chỗ ở của người khác. -Phê phán, tố cáo những việc làm trái PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 4/Hướng dẫn học tập ở nhà : -Chép nội dung bài học vào tập . -Làm bài tập -Xem trước bài “ +Đọc trước phần truyện đọc .+Trả lời những câu hỏi gợi ý . Bài 18 Quyền được đảm bảo an toàn bí mật Tiết 32 thư tín-điện thoại-điện tín. Ngày dạy : I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. 2. Kĩ năng: HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của CD trong việc đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 3. Thái độ: HS biết phân biệt hành vi đúng, sai, biết phê phán và tố cáo những việc làm trái PL xâm phạm đến bí mật thư tín. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng từ chối, KN thể hiện sự cảm thông III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Sắm vai, kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.... 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nghĩa là gì? Nêu một vài hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của công dân? 2. Khi nào thì được khám chỗ ở của người khác? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Giới thiệu bài mới : *Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau đây : Trên đường đi học thì nhặt được 1 bức thư . *Em sẽ : +Tự ý mở ra xem . +Đưa thư đến địa chỉ ghi trên bì thư . +Nhờ bưu điện xã gởi . +Nhờ cha mẹ ,thầy cô chuyển . "Để xem cách giải quyết nào là đúng theo quy định của pháp luật ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay:“Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” *Hoạt động 1: “Sắm vai” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Cho học sinh sắm vai theo tình huống ở SGK . * Học sinh sắm vai theo tình huống ở SGK. *Nhận xét và rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. *Hoạt động 2: “Phân tích tình huồng” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Gọi HS trả lời câu hỏi : a/ Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ? b/Em có đồng ý với giải pháp: “Đọc rồi dán lại” không ? Vì sao ? c/Nếu là Loan thì em sẽ làm gì ? *Chốt lại : a/ Phượng không thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền,vì đây là bức thư gởi cho Hiền chứ không phải gởi cho Phượng . b/ Em không đồng ý với giải pháp: “Đọc rồi dán lại”Vì làm như thế là : +Lừa dối bạn . +Vi phạm pháp luật . c/Nếu là Loan thì em sẽ : +Khuyên bạn Phượng không được mở ra đọc . +Đem thư đó giao cho bạn Hiền . * Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là 1 trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận ở điều 73 HP 1992. *Hoạt động 3 : “Nội dung của quyền này ” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung -Gọi HS đọc phần tư liệu tham khảo . -Trả lời câu hỏi : *Qua phần tư liệu tham khảo, em hiểu thế nào là quyền được đảm bảo bí mật về thư tín,điện thoại,điện tín của công dân ? *Chốt lại : -Đọc điều 73 HP 1992 . *Qua phần tư liệu tham khảo, em hiểu quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, nghĩa là: -Không được : +Chiếm đoạt thư của người khác . +Tự ý xem thư của người khác +Nghe lén điện thoại của người khác. * Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, nghĩa là : -Không ai đươc chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác -Không được nghe trộm điện thoại . c)Thực hành – Luyện tập: *Hoạt động 4: “Luyện tập –củng cố” Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung +Bài tập a : Thế nào là quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân ? +Bài tập b: Nêu những hành vi,việc làm vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện thoại ,điện tín của công dân ? *Gọi HS đọc điều 125 luật hình sự . +Bài tập c : Khi vi phạm quyền này sẽ bị xử phạt ra sao ? +Bài tập d: Em sẽ làm gì khi gặp các trường hợp sau đây : 1)Thấy bạn thân của mình đọc lén thư của người khác . 2) Thấy bạn thân của mình nghe lén điện thoaị của người khác. * Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, nghĩa là: -Không được : +Chiếm đoạt thư của người khác . +Tự ý xem thư của người khác +Nghe lén điện thoại của người khác. *Những hành vi,việc làm vi phạm quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân : +Tự ý lấy thư của người khác . +Tự ý xem thư của người khác +Nghe lén điện thoại của người khác . * HS đọc điều 125 luật hình sự * Khi vi phạm quyền này sẽ bị xử phạt : +Xử phạt hành chính . +Phạt cảnh cáo . +Bị phạt tiền từ 1 triệu "5 triệu đồng . +Bị phạt cải tạo đến 1 năm . *Khi gặp các trường hợp sau, em sẽ : -Ngăn cản . -Giải thích cho bạn hiểu làm như thế là vi phạm pháp luật d)vận dụng: Hãy nhận xét, cho ý kiến của em về tình huống sau: Tg HĐ của GV HĐ của HS Nội dung *Tình huống: Khi mượn vở của Tâm để chép bài, Lý thấy kẹp giữa quyển vở của Tâm 1 lá thư đã bóc. Tò mò, Lý cầm lên đọc và biết đây là thư của Nam một bạn trai trong lớp gửi cho Tâm. Hôm sau đến lớp Lý liền kể cho một số bạn gái nghe. Hãy nêu các sai phạm trong việc làm của Lý?. 4./ Củng cố Bài tập: Liên là một nữ sinh lớp 6, học giỏi, tính tình lại dịu dàng nên có nhiều bạn mến. Có một bạn nam lớp khác viết thư kết bạn với Liên. Bình đọc trộm bức thư đó, đã đem chuyện kể với nhiều bạn trong lớp. Các bạn xì xào bàn tán, chế giễu và ghép đôi hai bạn với nhau, làm Liên rất khó chịu và xấu hổ. Còn Bình vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Câu hỏi: 2. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ góp ý cho Bình ntn? 3. Em sẽ góp ý cho các bạn cùng lớp ntn? 5./ Hướng dẫn học tập - Học thuộc Nội dung bài học - Chuẩn bị trước bài thực hành ngoại khoá về Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuần: 34 Ngày soạn: Tiết 34 Ngày dạy ÔN TẬP HỌC KÌ II I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm vững và hệ thống lại những kiến thức đã học qua trong HKII từ bài 12 đến bài 18, đó là các chuẩn mực pháp luật gồm 5 chủ đề. Chốt lại những đơn vị tri thức cơ bản nhất mà HS đã học và những yêu cầu giáo dục cần thực hiện 2) Thái độ : Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện PL trong cuộc sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người. 3) Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực PL trong giao tiếp và hoạt động. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: - SGK và SGV GDCD 6 - BT tình huống. BT thực hành. HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: 2) Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 – 3 em HS mang vở bài tập lên để kiểm tra, nhận xét , chấm điểm. 3) Giảng bài mới: a) Giới thiệu bài học: Từ đầu HKII đến nay, các em đã học qua các chuẩn mực PL gồm 5 chủ đề, mỗi chủ đề ứng với những chuẩn mực cụ thể. Để giúp các em hiểu kỹ hơn về các vấn đề đã học, hôm nay chúng ta học bài ôn tập. b) Giảng bài mới: GVHDHS ôn tập bằng cách lập bảng hệ thống hoá những kiến thức đã học qua các chủ đề PL sau: Phưong pháp hỏi đáp cho học sinh trả lời các câu hỏi: TT Chủ đề Nội dung Các quyền Nghĩa vụ 1 Công ước của LHQ về Quyền trẻ em - 4 nhóm quyền trẻ em - Quyền sống còn - Quyền bảo vệ - Quyền tham gia - Quyền phát triển - Mỗi trẻ em cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình. 2 Công dân nước CH XHCN Việt Nam Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. + Quyền học tập + Quyền nghiên cứu khoa học + Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. + Quyền tự do đi lại, cư trú. + Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. + Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín + Học tập; bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng; tuân theo hiến pháp và pháp luật; đóng thuế và lao động công ích. 3 Thực hiện trật tự an toàn giao thông - Nguyên nhân gây ra TNGT. - Các qui tắc GT - Luật GTĐB Thực hiện đúng luật GTĐB 4 Quyền và nghĩa vụ học tập - Sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của CD và trách nhiêm của bản thân trong học tập. - Được học tập dưới những hình thức và các loại trường lớp khác nhau. - Học tập, chăm chỉ, thực hiện đúng những những qui định nhiệm vụ học tập của bản thân, siêng năng, cố gắng, cải tiến trong phương pháp học tập 5 Quyền tự do về nhân thân CD có quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. - Tôn trọng quyền của người khác - Biết tự bảo vệ mình, biết phê phán, tố cáo những ai làm sai. 6 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Những QĐ của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng và bảo vệ - Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép - Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Biết phê phán tố cáo những ai làm trái pháp luật 7 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật TT, ĐT, ĐT Những QĐ của pháp luật về được bảo đảm an toàn và bí mật TT, ĐT, ĐT - Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được nhà nước bảo đảm an toàn và bí mật. - Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tíùn, điện tín, nghe trộm điện thoại của người khác. - Phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật , xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 4) Hướng dẫn học tập - Xem lại các bài tập của các bài 12 – 18, ôn tập Nd các bài học. - Tuần sau làm bài thi kiểm tra HKII
Tài liệu đính kèm: