Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)

1, Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.

2, Kỹ năng:

- Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.

- Phác thảo được kế hoach vượt khó, bền bỉ trong học tập, lao động.

3, Giáo dục:

- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2010; dạy ngày 11/09/2010
Tiết 3. Bài 2: 	siêng năng, kiên trì (tiếp)
I. Mục tiêu bài dạy.
1, Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
2, Kỹ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- Phác thảo được kế hoach vượt khó, bền bỉ trong học tập, lao động.
3, Giáo dục:
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
II. Phương tiện- tài liệu.
Giáo viên:
- Bài tập trắc nghiệm.
- Bảng phụ, giá sắt.
Học sinh:
- Sách vở.
III. Hoạt động dạy và học.
1, ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra: 
- Thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Nêu những việc làm chứng tỏ em là người siêng năng, kiên trì.
3, Bài mới:
- Giới thiệu bài:
	Trong tiết học trước các em đã được hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì. Vởy siêng năng, kiên trì có nhứng biểu hiện thế nào và trái với siêng năng, kiên trì là gì, chúng ta tìm hiểu những nội dung trên trong bài hôm nay.
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc truyện (đọc lại) “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- HS cả lớp lắng nghe bạn đọc và theo dõi SGK của mình.
*Hoạt động 2:
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 chủ đề sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
Nhóm 2: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động.
Nhóm 2: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
- Học sinh các hóm thảo luận câu hỏi. Đại diện nhóm đứng lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS các nhóm khác nhận xét kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng kiên trì ?
- HS kể những câu tục ngữ, ca dao mà các em biết.
- GV cho điểm những học sinh kể đúng.
Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- GV lấy ví dụ về sự thành đạt của học sinh giỏi của trường, nhà khoa học trẻ thành đạt trên các lĩnh vực, làm kinh tế giỏi từ VAC.
Trái với siêng năng kiên trì là những biểu hiện như thế nào?
Theo em muốn trở thành người siêng năng kiên trì thì em phải làm gì?
*Hoạt động 3
- HS đứng lên đọc yêu cầu của bài tập b.
- GV cho HS tự kể lại những việc làm của các em thể hiện tính siêng năng của em.
- HS đọc yêu cầu bài tập d.
- HS đọc sau đó tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì và rút ra nhận xét cho bản thân.
I. Truyện đọc:
 “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong công việc.
II. Nội dung bài học: (tiếp)
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng, kiên trì trong học tập.
- Siêng năng, kiên trì trong lao động.
- Siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
3, Những biểu hiện trái với siêng năng kiên trì.
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả
- Ngại khó, ngại khổ, mau chán nản
III. Bài tập
1, Bài tập b:
Hãy kể lại 1 việc làm thể hiện tính siêng năng của em.
2, Bài tập d:
Sưu tầm ca dao, tục ngữ:
Tay làm, hàm nhai.
Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
Siêng làm thì có, siêng học thì hay
Năng nhặt chặt bị.
4, Củng cố.
- GV cho học sinh đóng vai hoặc tiểu phẩm minh hoạ:
Siêng năng, kiên trì.
Không siêng năng, kiên trì.
5, Hướng dẫn học bài:
- Về học bài, làm bài tập .
- Đọc tìm hiểu trước bài 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD6 tiet 3doc.doc