1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là biết ơn .
- Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn
2. Kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.
- Biết thể hiejn sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ , của bản thân bằng những việc làm cụ thể.
3. Thái độ:
- Quí trọng những người đã quan tâm .giúp đỡ mình.
- Trân trọng , ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.
NS: ND: Tiết 6: Bài 6 : BIẾT ƠN MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Nêu được thế nào là biết ơn . Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn Kỹ năng: Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh. Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể. Biết thể hiejn sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ, của bản thân bằng những việc làm cụ thể. Thái độ: Quí trọng những người đã quan tâm .giúp đỡ mình. Trân trọng , ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGV, SGK GDCD 6 Giấy, bút TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tôn trọng kỷ luật? Tôn trọng kỷ luật có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Có ý kiến cho rằng thực hiện nếp sống kỷ luật sẽ làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Bài mới: Giới thiệu bài : GV có thể giới thiệu bài bằng việc nêu : Sắp đến ngày 20/11 , các lớp đang tích cực thực hiện công việc thể hiện lòng biết ơn đới với các thầy cô giáo.Từ đó giới thiệu bài “ Biết ơn” Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự biết ơn Mục tiêu: HS hiểu thế nào là lòng biết ơn, ý nghĩa của biết ơn trong cuộc sống. Cách tiến hành: Một HS đọc diễn cảm truyện đọc” Thư của một học sinh cũ” - HS thảo luận lớp các câu hỏi phần gợi ý của SGK - GV yêu cầu HS nêu rõ thái độ và việc làm của chị Hồng để bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Phan, từ đó trả lời câu hỏi : Thế nào là biết ơn? Vì sao phải thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình, mang lại nhưng điều tốt đệp cho mình. c) Kết luận: GV nhận xét, tổng kết ý kiến của học sinh, rút ra nội dung a và b Hoạt động 2: Thảo luận các biểu hiện của sự biêt ơn trong cuộc sống: Mục tiêu: HS biết được các việc làm thể hiện sự biết ơn trong cuộc sống . b) Cách tiến hành: Gv nêu vấn đề thảo luận: Hãy nêu những việc làm của em thể hiện sự biết ơn: + Đối với những người trong gia đình. + Đối với bạn bè, thầy cô. + Đối với những người đã giúp đỡ mình, mang lại những điều tốt đẹp cho mình. GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một vấn đề. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Chú ý rằng cần thể hiện sự biết ơn cả đối với những người có việc làm dù nhỏ, đã giúp đỡ mình, mang lại nhưng điều tốt đẹp cho mình. Kết luận: GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS, rút ra cần phải thể hiện sự biết ơn , điều đó tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch ngày 20/11 Mục tiêu: HS biết lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch công việc thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Cách tiến hành: HS Làm việc theo nhóm . Nhiệm vụ của các nhóm là lập 1 kế hoạch chào mừng ngày 20/11 bằng việc làm thiết thực. Yêu cầu của kế hoạch nêu rõ: + Mục tiêu cần đạt. + Các việc cần làm. + Thời gian thực hiện. + Cách thực hiện. + Phân công người thực hiện . + Kiểm tra,đánh giá việc thực hiện. Đại diện các nhóm trình bày, các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung. Kết luận: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm. Nhấn mạnh các công việc trong ké hoạch phải thiết thực, cụ thể,có tính khả thi, phải có kiểm tra đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch. Củng cố: Làm bài tập a trong SGK HS thực hiện bài tập, thể hiện thái độ tán thành hay không tán thành đối với mỗi việc làm trong bài tập a và giải thích lý do. Đánh giá: Thế nào là sự biết ơn? Vì sao nói sự biết ơn góp phaafntajo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người với nhau? Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Học thuộc bài. Làm bài tập trong sách b,c. Bài sắp học: Chuẩn bị bài 7:
Tài liệu đính kèm: