Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 31 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 31 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

1. Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được các hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín điện tín của công dân.

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín điện thoại, điện tín.

- Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn, bí mật thư tín điện tín của người khác.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3453Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 31 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/ 3/ 2011
Ngày giảng:
6A
6B Tiết 31
Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN. 
I.Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được các hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín điện tín của công dân.
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín điện thoại, điện tín.
- Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn, bí mật thư tín điện tín của người khác.
3.Thái độ:
- Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Câu chuyện xâm phạm thư tín của người khác.
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức: 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ. Nêu quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
3 Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Giới thiệu một số câu chuyện xâm phạm, tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trong báo tiền phong. 
HS: Nghe đọc bài, phát biểu suy nghĩ cá nhân.
GV:Nhận xét dẫn vào bài mới.
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống.
GV: Cho một nhóm lên sắm vai theo tình huống
HS: Sắm vai.
GV: Nêu câu hỏi thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm , phát biểu ý kiến cá nhân.
GV: Theo em, Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? 
HS: Phượng không được đọc vì đó không phải là thư giửi cho Phượng
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho bạn không? Tại sao? 
HS: Không đồng ý , vì việc làm đó là lừa dối bạn, vi phạm pháp luật 
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào? 
HS: Giải thích để Phượng hiểu việc làm đó là sai 
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 73
- Hiến pháp 1992.
GV: Giải thích điện thoại, điện tín, thư tín.
HS: Lắng nghe, nêu thắc mắc.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Gọi HS đọc điều 125- Bộ luật hình sự 1999(SGK/58) 
H: Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học
H: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh ý chính.
( VD Xem trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác; cha mẹ tự ý kiểm soát thư, điện thoại của con; nhặt được thư của người khác đem vứt đi..)
H: Người vi phạm về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sẽ bị xử lí như thế nào?
HS: Trả lời theo điều 125.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
H: CD có nghĩa vụ gì để thực hiện tốt quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
H: Nếu thấy hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân em sẽ làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?
HS: Nhắc nhở, phân tích để bạn hiểu, có thể nhờ cha mẹ, thầy cô giúp đỡ khi cần thiếtCác bạn khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
H: Nếu thấy cha mẹ hay anh chị em xem trộm nhật kí của mình mà không hỏi ý kiến, em sẽ làm gì?
HS: Phải tỏ thái độ phản đối, yêu cầu họ trả lại, không xem thư của người khác nếu như không có sự đồng ý..
* Hoạt động 4. Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập d
HS: Suy nghĩ làm bài.
GV: Gọi một số HS làm bài
HS: Nhận xét.
GV: Kết luận.
I. Tình huống:
- Phượng không được đọc vì đó không phải là thư giửi cho Phượng.
- Việc làm đó của Phượng là lừa dối bạn, vi phạm pháp luật.
II.Nội dung bài học
1. Quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
- Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là quyền cơ bản của công dân.
- Công dân có quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín :
+ Không ai được tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không nghe trộm điện thoại, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
2. Trách nhiệm của công dân:
- Phải biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Phải biết tự bảo vệ quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình. 
- Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trái với quy định của pháp luật.
III. Bài tập.
* Bài tập d. (SGK/58)
- Giữ nguyên đem trả cho người khác; Nói cho cha mẹ hiểu và tôn trọng em
4. Củng cố. 
GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập d 
HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- Làm các bài tập.
- Chuẩn bị bài: “Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và nội dung bài đã học” 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31.doc