Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì (tiếp)

. Kiến thức

- Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện.

II. Kỹ năng

- Học sinh biết phân biệt đức tính SNKT với lười biếng chống chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nãn chí trong học tập, lao động.

III. Thái độ

- Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập.

B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kĩ năng xác định giá trị tính siêng năng, kiên trì của con người.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì.

 

doc 56 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/9/2011 (Nhận bàn giao từ đ/c Doan)
Ngày giảng: 6a3: 9/9/2011 	Soạn: 29 	in 24
Tiết 3	 
 BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ (tiếp)
A. Mục tiêu
I. Kiến thức
- Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện.
II. Kỹ năng
- Học sinh biết phân biệt đức tính SNKT với lười biếng chống chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nãn chí trong học tập, lao động.
III. Thái độ
- Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng xác định giá trị tính siêng năng, kiên trì của con người.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
C. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não; Thảo luận nhóm.
D. Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập
+ N1. Tìm biểu hiện SN, KT trong học tập.
+ N2. Tìm biểu hiện SN, KT trong lao động.
+ N3. Tìm biểu hiện SN, KT trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
E. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Sĩ số: 6a1: 	
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Thế nào là SNKT? Cho ví dụ?.
3. Khám phá (1’)
- Tính siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào?
4. Kết nối 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* HĐ1: (17) Tìm biểu hiện của siêng năng và kiên trì (SNKT).
- Mục tiêu: HS thấy rõ biểu hiện của siêng năng, kiên trì, hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- GV. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nd sau: (phiếu)
+ N1. Tìm biểu hiện SN, KT trong học tập.
+ N2.Tìm biểu hiện SN, KT trong lao động.
+ N3. Tìm biểu hiện SN, KT trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
- HS. Thảo luận, nhận xét, bổ sung, GV chốt lại.
- GV. Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về SNKT?
- HS. Phát biểu.
- GV. Yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về SN của Bác Hồ.
- HS. Trình bày quan niệm của Bác.
- GV. Vì sao phải SNKT?
- HS. Phát biểu à bổ sung.
- GV. Nêu việc làm thể hiện sự SNKT của bản thân và kết quả của công việc đó?
- HS. Chú ý, trình bày.
- GV. Nêu việc làm thể hiện sự lười biếng,chống chán của bản thân và hậu quả của công việc đó?
* HĐ2:(17') Luyện tập- Rút ra cách rèn luyện.
- Mục tiêu: HS biết cách rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- GV. HD học sinh làm bài tập 2 b, c SGK/7.
Làm bài tập 3 SBT.
- HS. Chú ý làm bài.
- GV. Theo em cần làm gì để trở thành người siêng năng, kiên trì?
- HS. Phát biểu à bổ sung.
- GV. Em đã thể hiện được tính siêng năng kiên trì chưa? ở công việc nào?
- HS. Trình bày à nhận xét, bổ sung.
2. Ý nghĩa: 
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
3. Cách rèn luyện:
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: (kiên trì luyện tập TDTT, đáu tranh phòng chốngTNXH, bảo vệ môi trường...)
5. Thực hành/ luyện tập (4’)
- Vì sao phải siêng năng kiên trì? Cho ví dụ?.
6. Vận dụng (1’)
- Làm các bài tập SGK/7.
- Xem trước dung bài 3 " Tiết kiệm".	
7. Hướng dẫn HS học bài (1’) 
- Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu bài theo nội dung câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước nội dung bài tiếp theo.
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 14/9 /2011
Ngày giảng: 6a1: 16/9/2011	 	6a2: (không dạy)	6a3: 16/9/2011
Tiết 4	BÀI 3. TIẾT KIỆM
A. Mục tiêu
I. Kiến thức
- Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó.
II. Kỹ năng
- Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
III. Thái độ
- Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt (thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động..).
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thể hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí.
- Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.
C. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não; Thảo luận nhóm.
D. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to H SGK.7.
- Phiếu học tập: 
E. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Sĩ số: 6a1: 	6a3: 
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Vì sao phải siêng năng, kiên trì? 
3. Khám phá (1’)
- Thế nào là tiết kiệm?
4. Kết nối 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* HĐ1:(12') Phân tích truyện đọc SGK 
- Mục tiêu: HS phân tích được câu truyện.
- GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
- GV. Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?.
- HS. Phân tích.
- GV. Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?.
- HS. Phát biểu.
- GV. Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?.
- HS. Nghiên cứu trả lời.
- GV. Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo?.
- HS. Phát biểu à bổ sung.
- GV. Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?.
* HĐ2:(13') Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là tiết kiệm và ý nghĩa của nó.
- GV. Thế nào là tiết kiệm?
- HS. Phát biểu à bổ sung.
- GV. Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?.
- HS. Liên hệ phát biểu.
- GV. Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ.
- HS. Trình bày.
- GV. Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà tiện?.
- HS. Phân tích.
- GV. Vì sao cần phải tiết kiệm?
- HS. Trình bày ý nghĩa của tiết kiệm.
*. HĐ3: (10') Cách thực hành tiết kiệm
- Mục tiêu: Hs biết cách rèn luyện tính tiết kiệm.
- GV. Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau:
- N1: Tiết kiệm trong gia đình.
- N2: Tiết kiệm ở lớp.
- N3: Tiết kiệm ở trường.
- N4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội 
- HS. thảo luận nhóm (5’) à trình bày, bổ sung sau đó gv nhận xét, chốt lại.
- GV. Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm ntn?
- HS. Trả lời.
- GV. Vì sao phải xa lánh lối sống đua đòi?
- HS. Phân tích.
I. Truyện dọc
Thảo và Hà
1. Đọc truyện
2. Phân tích
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là tiết kiệm? 
- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
* Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...
2. Ý nghĩa:
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.
- Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
3. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm ntn?
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
5. Thực hành/ luyện tập (4’)
- Thế nào là tiết kiệm?
- Ý nghĩa của tiết kiệm là gì?
- Làm thế nào để rèn được tính tiết kiệm?
6. Vận dụng (1’)
- Làm các bài tập b,c,SGK/10
- Xem trước bài 4: Lễ độ.
7. Hướng dẫn HS học bài (1’) 
- Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu bài theo nội dung câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước nội dung bài tiếp theo.
----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 21/9 /2011
Ngày giảng: 6a1: 23/9/2011	 	6a2: (không dạy)	6a3: 23/9/2011
Tiết 5	 BÀI 4: LỄ ĐỘ
A. Mục tiêu
I. Kiến thức
- Giúp hs hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.
II. Kỹ năng
- Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.
III. Thái độ
- Học sinh có ý thức và thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình và với bạn bè.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ độ với mọi người.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ.
C. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não; Thảo luận nhóm.
D. Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ phóng to H sgk.9.
- Phiếu học tập: 
Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ, ở trường hoặc ở nhà, ở nơi công cộng...
E. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Sĩ số: 6a1: 	6a2: (không)	6a3: 
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Thế nào là tiết kiệm? Ý nghĩa của tiết kiệm là gì?
3. Khám phá (1’)
- Thế nào là lễ độ? biểu hiện của lễ độ là gì?
4. Kết nối 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
* HĐ1:(10') Tìm hiểu truyện đọc SGK 
- Mục tiêu: HS phân tích được câu truyện.
- GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
- HS. Đọc bài à chú ý.
- GV. Thuỷ đã làm gì khi khách đến nhà?
- HS. Phát biểu.
- GV. Hãy liệt kê những hành động, công việc Thủy đã làm?
- HS. Trình bày.
- GV. Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Thuỷ?
- HS. Phát biểu à bổ sung.
* HĐ2: (12') Phân tích nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là lễ độ và ý nghĩa của nó.
- GV. Qua các phần trên, theo em thế nào là lễ độ?
- HS. Nghiên cứu, phát biểu.
 *Thảo luận nhóm.
- GV. chia HS thành nhóm nhỏ thảo luận theo nd sau:
- Tìm hành vi thể hiện lễ độ và thiếu lễ độ, ở trường hoặc ở nhà, ở nơi công cộng...
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
- GV. Có người cho rằng đ/v kẻ xấu không cần phải lễ độ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?.
- GV. hãy nêu các biểu hiện của lễ độ?.
- GV. Em hãy cho biết trái với lễ độ là gì?
- HS. Trình bày.
- GV. Yêu cầu 1 Hs kể lại câu chuyện; " lời nói có phép lạ" (sbt)
- GV. Vì sao phải sống có lễ độ?
HĐ3: (10') Liên hệ thực tế và rèn luyện đức tính lễ độ.
- GV. Cho hs chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/13.
- GV. Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ?
- GV. HD học sinh làm bài tập c, a sgk/13.
- GV. Yêu cầu HS kể những tấm gương thể hiện tố đức tính này.
HS: Nêu những câu ca dao, TN, DN nói về lễ độ.
I. Truyện dọc: Em Thủy
1. Đọc truyện
2. Phân tích
II. Nội dung bài học:
1. Lễ độ là gì?
- Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
* Biểu hiện;
- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...
* Trái với lễ độ là: Vô lễ, hổn láo, thiếu văn hóa..
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
3. Cách rèn luyện: 
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.
5. Thực hành/ luyện tập (4’)
- Thế nào là lễ độ?
- Ý nghĩa của lễ độ là gì?
- Làm thế nào để rèn được tính lễ độ?
6. Vận dụng (1’)
- Yêu cầu Hs về nhà học bài.
- Làm các bài tập SGK/12
- Xem trước nội dung bài: Tôn trọng kỉ luật.	
7. Hướng dẫn HS học bài (1’) 
- Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu bài theo nội dung câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước nội dung bài tiếp theo.
------------------ ... n học tập?.
- GV. Hãy kể các hình thức học tập mà em biết?
- GV. HD học sinh làm các bài tập ở SGK.
- GV. Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập?.
* HĐ4: Luyện tập.
- GV. HD học sinh làm bài tập a sgk/42.
1. Vì sao phải học tập?.
- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.
- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.
- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
2. Quyền và nghĩa vụ học tập
a. Quyền học tập:
- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.
- được học bằng nhiều hình thức.
- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
b. Nghĩa vụ học tập:
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
	1. Kiểm tra đánh giá 
	Nêu nội dung về quyền và nghĩa vụ học tập của CD?. 
	2. Dặn dò 
	- Học bài, làm các bài tập còn lại.
Xem trước nội dung còn lại của bài.
 **********************************
TIẾT 26:	 BÀI 15: 	
 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T2)
Ngày soạn: 15/3
	A. Mục tiêu
	I. Kiến thứcGiúp Hs hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. Trách nhiệm của nhà nước đối với việc học của công dân.
	II. Kĩ năngHS thực hiện tốt những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập có phương pháp học tập tốt để đạt kết quả cao trong học tập.
	III. Thái độHS yêu thích việc học, tự giác và sáng tạo trong quá trình học tập.
 B. Phương pháp
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
	C. Chuẩn bị 
	- Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục. một số gương vượt khó trong học tập.
	- Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định 
	II. Kiểm tra bài cũ:
	1. Tại sao nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?.
	2. Hãy kể một số hình thức học tập và các bậc học hiện nay ở nước ta?.
	II. Các hoạt động
	1. Đặt vấn đề : Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: HD học sinh tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước về giáo dục.
- GV. cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung bài tập d sgk/42.
Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung.
- GV. chốt lại.
- GV. Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?.
- GV. Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?.
* HĐ2:Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
- GV. Chia lớp thành 2 nhóm.
- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.
- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình.
- GV. Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?.
* HĐ3: Luyện tập.
- GV. HD học sinh làm các bài còn lại sgk/42, 43.
Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.
Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập. (sbt/47)
3. trách nhiệm của nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.
+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
4. Trách nhiệm của học sinh:
- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.
	IV. Kiểm tra đánh giá
	Nhà nước và công dân cần có những trách nhiệm gì trong học tập.
	V. Dặn dò:
	- Học bài, 
	- Ôn lại nội dung các bài đã học trong học kì II.(từ bài 12 đến bài 15).
Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
**************************
Ngày soạn:23/8/2011 
Ngày giảng: 24/8/2011
Tuần1- Tiết 1
	 BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ.
	A. Mục tiêu
	I. Kiến thứcHọc sinh trình bày được những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể và ý nghĩa của nó.
	II. Kỹ năngHọc sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, biết quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác.
	III. Thái độHọc sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
B. Phương pháp
	- Thảo luận nhóm.
	- Kích thích tư duy.
	- Giải quyết vấn đề.
	- Sắm vai.
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Giáo viên chuẩn bị: tranh bài 1, giấy khổ lớn, .....
	2. HS chuẩn bị: Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học.
	D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định (2')
	- Chào lớp, nắm sĩ số (vắng, lí do).
	2. Kiểm tra bài cũ (5'): kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	II. Các hoạt động
	1. Đặt vấn đề:(2') Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? GV dẫn dắt vào bài mới.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
* HĐ1:(5') GV cho HS tự kiểm tra vệ sinh cá nhân lẫn nhau.
- GV. Gọi HS nhận xét về vệ sinh của bạn.
* HĐ2(10'): Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
- GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
- GV. Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
- GV. Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
- GV. Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?.
* HĐ3: (7') Thảo luận nhóm.
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo ND: - Muốn có SK tốt chúng ta cần phải làm gì?.
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
- GV. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?.
* HĐ4: (5')Tìm hiểu vai trò của sức khoẻ.
- GV. Theo em SK có ý nghĩa gì đối với học tập? Lao động? Vui chơi giải trí?.
- GV. Giả sử được ước một trong 3 điều sau, em sẽ chọn điều uớc nào? Vì sao?.
- Giàu có nhưng SK yếu, ăn không ngon ngũ không yên. (Thà vô sự mà ăn cơm hẩm, còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung).
- Quyền sang chức trọng nhưng bệnh tật ốm yếu luôn.
- Cơ thể cường tráng, không bệnh tật, lao động hăng say, ăn ngon ngũ kỉ.
- GV. Hãy nêu những hậu quả của việc không rèn luyện tố SK? (có thể cho HS sắm vai).
* HĐ5:(5'): Luyện tập.
- GV. Yêu càu HS làm BT a, SGK trang 5.
- Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia?. 
I. Truyện đọc:
1. Đọc truyện:
 Mùa hè kì diệu
2. Phân tich:
- Minh được đi tập bơi và biết bơi
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn 
Sức khỏe rất cần cho mỗi người. Vì có sức khỏe thì mới tham gia học tập, lao đọng, vui chơi. Tốt
II Nội dung bài học:
1. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?.
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
2. Ý nghĩa:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
3. Cách rèn luyện 
	1. Kiểm tra đánh giá (2').
	- Muốn có suqức khoẻ tốt chúng ta cần làm, cần tránh những điều gì?
	2. Dặn dò (2').
	- Sưu tầm cd, tn dn nói về sức khoẻ.
	- Làm các bài tập còn lại ở SGK/5- Xem trước bài 2.	
*************************************************************
Ngày soạn:29/8/2011 
Ngày giảng: 230/8/2011
Tuần2- Tiết 2
	 BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ
	 (Tiết 1)
A. Mục tiêu
	I. Kiến thứcGiúp hs hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của nó.
	II. Kỹ năngHọc sinh biết rèn luyện đức tính SNKT cả trong học tập và lao động.
	III. Thái độHọc sinh yêu thích lao động và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, công việc có ích đã đề ra.
B. Phương pháp
	- Thảo luận nhóm.
	- Kích thích tư duy.
	- Giải quyết vấn đề.
	C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Giáo viên chuẩn bị: SGK, SGV GDCD 6...
	2. HS chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học.
	D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định (2')
	- Chào lớp, nắm sĩ số (vắng, lí do).
	2. Kiểm tra bài cũ (5'): 
	1. Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?.
	2. Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?.
	II. Các hoạt động
	1. Đặt vấn đề:(2') Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
	2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
* HĐ1:(15') Tìm hiểu truyện đọc SGK và hình thành khái niệm..
- GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
- GV. Bác hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài?.
- GV. Vì sao Bác nói được nhiều thứ tiếng như vậy?.
- GV. Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?.
- GV. Bác đã khắc phục những khó khăn đó ntn?.
- GV. cách học của Bác thể hiện đức tính gì?.
- GV. Thế nào là siêng năng?
- GV. Yêu cầu mỗi HS tìm 2 ví dụ thể hiện SN trong học tập và trong lao động?.
- GV. Trái với SN là gì? Cho ví dụ?
- GV. Giới thiệu quan niệm SN của Bác Hồ.
- GV. Thế nào là kiên trì?
- GV. Trái với KT là gì? Cho ví dụ?
- GV. Nêu mqh giữa SN và KT?
* HĐ2: (10') Thảo luận nhóm.
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau:
1. Kể tên những danh nhân mà nhờ có tính SNKT đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp.
2. Kể một vài việc làm chứng tỏ sự SN,KT.
3. Kể những tấm gương SNKT trong học tập.
4. Khi nào thì cần phải SNKT?.
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
 HĐ3: (7') Luyện tập.
- GV. HD học sinh làm bt a, SGK/7.
* BT tình huống:
Chuẩn bị cho giờ Kt văn ngày mai, Tuấn đang ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi đanhd điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì?
(Cho hs chơi sắm vai)
I. Truyện đọc
1. đọc truyện
Bác Hồ tự học ngoại ngữ
2. phân tích:
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì? 
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
* Trái với SN là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
* Trái với KT là: nãn lòng, chống chán...
	1. Kiểm tra đánh giá (2').
	- Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài.
	2. Dặn dò (2').
	- Học bài
	- Làm các bài tập b,c,d SGK/7
	- Xem nd còn lại của bài.	
******************************************************************
A. Mục tiêu
I. Kiến thức
- 
II. Kỹ năng
- 
III. Thái độ
- 
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành 
- Kĩ năng thể hiện 
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử 
C. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não; Thảo luận nhóm.
D. Phương tiện dạy học
- 
E. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Sĩ số: 6a1: 	6a2: 	6a3: 
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- 
3. Khám phá (1’)
- 
4. Kết nối 
5. Thực hành/ luyện tập (4’)
6. Vận dụng (1’)
7. Hướng dẫn HS học bài (1’) 
- Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu bài theo nội dung câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước nội dung bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6Nguyen CuongBao NhaiLao Cai.doc