Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19 - Tuần 20 - Bài 12: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19 - Tuần 20 - Bài 12: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em

 1.Kiến thức: HS hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc. Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

2. Kĩ năng: Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

3. Thái độ: HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.

 

doc 20 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19 - Tuần 20 - Bài 12: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19	Ngày soạn: 01/01/2010
Tuần 20	Ngày giảng: 02/01/2010
Bài 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
I. Mục tiêu 
 1.Kiến thức: HS hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc. Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2. Kĩ năng: Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. Chuẩn bị 
GV: nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án 
HS: chuẩn bị theo yêu cầu SGK 
III. Tiến trình lên lớp
1 Oån định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở ghi và vở bài tập 
3. Bài mới : giới thiệu bài 
I. Tìm hiểu truyện đọc.
Học sinh đọc văn bản : Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội
Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào ?
Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em SOS Hà Nội?
Hãy suy nghĩ và cho biết trẻ em SOS Hà Nội đã được hưởng quyền gì ?
Em có hiểu gì về Công ước Liên hợp quốc ? Công ước Liên hợp quốc được ban hành năm nào ?
Việt Nam có luật này không ? Và luật về quyền trẻ em được ban hành vào thời gian nào ? 
Các em có một người mẹ chung đó là chị Đỗ
+ Đựoc chăm sóc dạy dỗ, được học tập và vui chơi
+ Tết đến có bánh chưng, hoa quả, kẹo bánh, giò chả, thịt gà, thịt lợn,... Ž có tất cả mọi thứ như một gia đình bình thường
Trẻ em mồ côi trong làng SOS Hà Nội sống rất hạnh phúc
HS tự bộc lộ 
Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời
Năm 1991, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
II. Nội dung bài học
Công ước Liên hợp quốc đã chia quyền của trẻ em làm mấy nhóm, kể tên từng nhóm và nêu nội dung cụ thể của từng nhóm ?
Nhiệm vụ của trẻ em khi được hưởng các quyền này ?
Các nhóm quyền của trẻ em là 
a , Nhóm quyền sống còn 
+ Là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ...
b. Nhóm quyền bảo vệ 
+ Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
c. Nhóm quyền phát triển: 
+ Là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật ...
d. Nhóm quyền tham gia: 
+ Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của các em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình 
+ Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị chừng phạt nghiêm khắc.
+ Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 
Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc. Yêu thương và thông cảm.
Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình 
4. Kiểm tra đánh giá:
Em hãy kể tên các quyền của trẻ em?
5. Dặn dò:
	1. Học thuộc phần Nội dung bài học
	2. Làm bài tập 
-------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 20	Ngày soạn: 01/01/2010
Tuần 21	Ngày giảng: 09/01/2010
Bài 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TT)
I. Mục tiêu 
1.Kiến thức: HS hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc. Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2. Kĩ năng: Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. Chuẩn bị 
GV: nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án 
HS: chuẩn bị theo yêu cầu SGK 
III. Tiến trình lên lớp
1 Oån định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Nêu những nhóm quyền và nội dung các quyền mà trẻ em 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
I. Tìm hiểu truyện đọc.
II. Nội dung bài học
 III. Luyện tập
Bài tập a : Hãy kể tên những quyền mà em được hưởng. Em có suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó ?
a. Nhóm quyền sống còn
	 Nhóm quyền bảo vệ 
Nhóm quyền phát triển:
	Nhóm quyền tham gia:
b. HS tự bộc lộ 
Bài tập b : Hãy đánh dấu R vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấuS tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em ?
 Gợi ý : 
Việc làm thực hiện quyền trẻ em
Việc làm vi phạm quyền trẻ em
Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn
Dạy học ở lớp học tình thương cho các em
Dạy nghề miễn phí cho các em khó khăn
Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ
Tổ chức trại hè cho trẻ
Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý
Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con 
Bắt trẻ em làm việc quá sức
Đánh đập trẻ em
Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút
3. Bài tập c	: Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó 
 Gợi ý : Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con 
 - Bắt trẻ em làm việc quá sức
 - Đánh đập trẻ em
+ Mọi người hãy sống tốt với nhau và thương yêu nhau hơn nưa, hãy biết sống độ lượng và bao dung đối với con trẻ, hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp hơn nưa
+ Nhà nước hãy quan tâm hơn nưa đến đời sồng của các gia đình nghèo
+ Thành lập nhiều các trung tâm , các làng trẻ em lang thang cơ nhỡ để giúp những đứa trẻ không may mắn
4. Bài tập d : học sinh đọc bài tập d
Gợi ý : Lan đã sai vì oán trách mẹ, Lan đã không hiểu rằng vì gia đình Lan quá nghèo chứ không phải là mẹ không nuốn mua xe cho Lan, mẹ đã hứa khi nào có đủ tiền sẽ mua cho- điều đó chứng tỏ mẹ sẽ mua những hiện tại thì không thể
HS tự bộc lộ 
5. Bài tập e : học sinh đọc bài tập e
Gợi ý : Em sẽ khuyên nhủ và can ngăn người lớn đó và cho họ biết rằng họ đã vi phạm quyền trẻ em, nếu còn tiếp tục đánh đập trẻ em thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Em sẽ báo lại với gia đình bạn và khuyên bạn nên quay lại trường học, không nên tự tước bỏ đi quyền lơị của mình. Như vậy bạn đã không làm tròn bốn phận và nghĩa vụ của mình đối với quyền trẻ em
Em sẽ vận động các bạn giúp đỡ sách vở và dạy cho các bạn học, hoặc là em sẽ báo cáo lại với nhà trường nơi bạn đó sinh sồng để nhà trường có thể giúp đỡ bạn
4. Củng cố, dặn dò
 - Học thuộc phần nội dung bài học
- Làm các bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài tiếp theo
-----------------------------------------------------------------------------------------
t
Tiết 21	Ngày soạn: 07/01/2010
Tuần 22	Ngày giảng: 16/01/2010
CÔNG DÂN 
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 
2. Kĩ năng: Biết phân biệt công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các công dân nước khác.
- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.
3. Thái độ: Tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Mong muốn được góp phần xây dung nhà nước và xã hội.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK, phiếu học tập.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy kể tên những quyền mà em được hưởng. Em có suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó ?
3. Bài mới : giới thiệu bài 
 I. Tìm hiểu tình huống và truyện đọc.
Đọc tình huống và truyện đọc sgk
Theo em bạn A – li – a nói như vậy có đúng không ? Vì sao ?
Nêu các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam ?
Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được coi là công dân Việt Nam không 
Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không ?
Từ các tình huống trên em hiểu công dân là gì ? Căn cứ để xác định công dân của một nước ?
A – li – a là công dân Việt Nam vì bố là người Việt Nam ( Nếu bố mẹ chon quốc tịch Việt Nam cho A– li–a )
Các trường hợp sau đều là công dân Việt Nam :
+ Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam 
+ Trẻ em khi sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài.
+ Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là người nước ngoài 
+ Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam không rõ bố mẹ là ai
Người nước ngoài đến Việt Nam công tác không phải là người Việt Nam 
Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam thì được coi là công dân Việt Nam 
Công dân là người dân của một nước 
Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước 
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch 
Mọi công dân thuộc các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam 
4. Kiểm tra đánh giá:
 ? Thế n ... Coi thường an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
C. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
D. Phóng nhanh, vượt ẩu.
Đ. Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
E. Khi vượt thường vượt về bên phải.
I. Thông tin, sự kiện.
II. Nội dung bài học.
1. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 
2. Các loại biển báo thông dụng.
3. Một số quy định về đi đường.
* Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường, mép đường, vạch kẻ đường và đèn tín hiệu.
* Người đi xe đạp: Không đi dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, không dùng xe để kéo đẩy
- TE đưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
* TE dưới 16 tuổi không được đi xe gắn máy.
* Quy định về an toàn đường sắt.
- Không chăn thả gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
- Không thò chân, đầu ra ngoài khi tàu đang chạy.
- Không ném các vật nguy hiểm lên tàu.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1
- 1 là biển báo cấm.
- 2 là biển báo nguy hiểm.
- 3 là biển báo thông dụng.
2. Bài tập 2.
- Đáp án đúng: A, C, Đ.
4. Củng cố( 3’)
- CH: Nêu một số quy định về đi đường dành cho người đi bộ, đi xe đạp và xe gắn máy?
5. Hướng dẫn về nhà.( 1’)
- Học nội dung bài. 
- Soạn bài: Quyền và nghĩa vụ học tập.
Tiết 25	Ngày soạn: 5/03/2010
Tuần 26	Ngày giảng: 6 /3/2010
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
I. Mục đích yêu cầu 
Giúp học sinh hiểu :
Hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân
Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập 
Tự giác phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập 
Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của học sinh 
Siêng năng cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt
II. Chuẩn bị 
 GV: nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án 
 HS: chuẩn bị theo yêu cầu SGK 
III/ Tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Kể tên các loại biển báo giao thông ?
 2. Trách nhiệm của học sinh đối với trật tự an toàn giao thông ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài
 I. Tìm hiểu truyện đọc : Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô
Đọc truyện
Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào ?
Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở đảo Cô Tô ngày nay như thế nào ?
Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì đê tất cả trẻ em Cô Tô được đến trường học tập ?
Trước đây trẻ em Cô Tô không có điều kiện để được đi học 
Hs tự bộc lộ
 Hiện nay, được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, được sự ủng hộ của các ban ngành, các thầy giáo, cô giáo cùng nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện hết mức, nên Cô Tô đã hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
II. Nội dung bài học
Theo em vì sao chúng ta phải học tập ?
Học tập để làm gì ?
Nếu không học sẽ bị thiệt thòi như thế nào ?
Luật pháp của Nhà nước đã quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
a. Học tập là vô cùng quan trọng
Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. 
Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diên, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội 
Hs tự bộc lộ
b. Quy định của Pháp luật
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:
Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học ; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tuỳ điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời
Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học (từ lớp1 đến lớp 5 ), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
Gia đình ( cha mẹ hoặc người đỡ đầu ) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học
III. Luyện tập 
 Giải quyết tình huống sau : Trên báo có tin vắn : Bạn A là một học sinh giỏi lớp 5 của trường X bỗng dưng không thấy đi học nữa. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyền rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lí do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang rất thiếu người phụ bán hàng
	Em hãy nhận xét sự việc trên ? Nừu em là bạn của A em sẽ làm gì giúp A để bạn được tiếp tục đi học
 Gợi ý : Bạn A đã bị phân biệt đối xử, người mẹ kế kia đã vi phạm luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em khi đánh đập A, không những thế bà ta còn vi phạm luật Phổ cập giáo giáo dục tiểu học 
+ Nếu là bạn của A em sẽ làm gì giúp bạn 
Hs tự bộc lộ
________________________________
Tiết 26	Ngày soạn: 5/3/2010
Tuần 27	Ngày giảng: 13 /3/2010
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP(tt)
I. Mục đích yêu cầu 
Giúp học sinh hiểu :
Hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân
Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập 
Tự giác phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập 
Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của học sinh 
Siêng năng cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt
II. Chuẩn bị 
 GV: nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án 
 HS: chuẩn bị theo yêu cầu SGK 
III. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
	-Theo em vì sao chúng ta phải học tập ? Gia đình nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài
 I. Tìm hiểu truyện đọc
II. Nội dung bài học 
Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại được đi học không ?
người học sinh có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với việc học tập ?
c. Trách nhiệm của Nhà nước 
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: mở mang hệ thống trường lớp, miễn phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn, 
Ž Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình 
III. Luyện tập 
1. Bài tập c. học sinh đọc bài tập c.
Gọi ý : - Đối với trẻ em khuyết tật có thể học ở những trường mag Nhà nước dành riêng cho họ, như : Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, trường cho trẻ câm điếc Xã Đànlớp học tình thương cho trẻ tât nguyền
 	- Với trẻ có hoàn cảnh khó khăn :
+ Ngày đi làm, tối học ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
+ Học ở trung tâm vừa học vừa làm
+ Tự học qua sách báo, bạn bè, qua chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình.
+ Học tại lớp học tình thương 
1. Bài tập d. học sinh đọc bài tập d.
Gọi ý : ý đúng : 
Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giupá cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể
Ž Tức là phải cân đối giữa nhiệm vụ học tập với các nhiệm vụ khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn
4. Củng cố, dặn dò
 1. Học thuộc phần nội dung bài học
 2. Làm các bài tập còn lại
 3 Chuẩn bị học bài để tiết sau kiểm tra 1 tiết
Tiết 27	Ngày soạn: 12/03/2010
Tuần 28	Ngày giảng: 20 /3/2010
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh :
 - Củng cố và khgắc sâu kiến thức đã học từ bài 12 đến bài 15
 - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra 
II / Chuẩn bị 
 GV : Ra đề + biểu điểm 
 HS : Ôn tập lại kiến thức để kiểm tra 
III/ Nội dung kiểm tra 
1. Ôn định tổ chức 
2. Nội dung kiểm tra 
I.TRẮC NGHIỆM: 3 đ
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào những hành vi phạm quyền trẻ em.(2 đ)
	a. Tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn
	b. Cha mẹ ly hôn , không ai chăm sóc cho con cái 
	c. Gia đình khó khăn nên buộc trẻ em nghỉ học
	d. Mở lớp học tình thương cho trẻ em mồ côi
	e. Tận dụng sức lao động của trẻ em
	g. Vì nhà nghèo nên bắt trẻ em đi buôn lậu
Câu 2: Những trường hợp nào trẻ em được coi là công dân VN. Hãy khoanh tròn vào ý kiến em cho là đúng .(1 đ)
	a.Trẻ em sinh ra có cả bố và mẹ là người VN
	b. Trẻ em có bố là người VN, mẹ là người nước ngoài
	c. Trẻ em nước ngoài đến du lịch ở VN
II.TỰ LUẬN: 7đ
1/ Hãy nêu tầm quan trọng của học tập? Pháp luật nước ta quy định về vấn đề học tập như thế nào ? (4đ)
Câu 1:(3 điểm)Nêu nguyên nhân dẫn đến tăng tai nạn giao thông? Theo em nguyên nhân nào là chủ yếu?
*ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I.TRẮC NGHIỆM: 3.0 đ
	Câu 1: ( 2đ – Mỗi ý đúng 0,5đ )
	Ý đúng: b, c, e, g
	Câu 2: (1 đ – Mỗi ý đúng 0,5đ)
	Ý đúng: a, b, 
II.TỰ LUẬN: 7.0 đ
1/ 4đ 
* Vai trò của học tập (2đ)
Học tập là vô cùng quan trọng, có học tập chúng ta mới có Nội dung, có hiểu biết được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
	Quy định của pháp luật về học tập (2đ)
	 Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
	-Quyền: Học không hạn chế, bằng nhiều hình thức
	-Nghĩa vụ: Hoàn thành bậc giáo dục trung học, gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vu ïhọcï tập 
2/ Nguyên nhân dẫn đến tăng tai nạn giao thông :3đ
- Do dân số tăng, các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, do quản kí của nhà nước về an toàn giao thông còn hạn chế, do thiếu hiểu biết về luật lễ giao thông, do ý thức của người tham gia giao thông .(2đ)
- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông. (1đ)
Dặn dò: xem trước bài “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”
Tiết 28	Ngày soạn: 12/03/2010
Tuần 29	Ngày giảng: /3/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD+6+cua+B.doc