Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19, 20 - Bài 12 : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19, 20 - Bài 12 : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

A-Phần chuẩn bị:

I- Mục tiêu bài dạy:

1- Kiến thức:

- Giúp HS hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo công ước liên hợp quốc.

2- Kĩ năng:

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

3- Thái độ:

- HS tự hào là tương lai của dân tộc.Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại hạnh phúc cho mình.

 

doc 42 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 19, 20 - Bài 12 : Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .	Ngày giảng: .
Tiết 19 + 20.
Bài 12 : 
Công ước liên hợp quốc
về quyền trẻ em
A-Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo công ước liên hợp quốc.
2- Kĩ năng:
- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
3- Thái độ:
- HS tự hào là tương lai của dân tộc.Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại hạnh phúc cho mình.
II- Phương pháp:
- Xử lý tình huống; thảo luận nhóm, lớp.
- Tổ chức trò chơi.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV; Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Số liệu, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em như: Tranh ảnh , băng hình về các hoạt động vui chơi, hội họp của trẻ em, hoạt động chăm sóc trẻ em.
- Bảng phụ, phiếu học tập
2- Trò:
- SGK + vở ghi.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổ định tổ chức:
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
UNESCO nhấn mạnh rằng: “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội con người. Ngạn ngữ Hy lạp cũng khẳng định: “ Trẻ em là niềm tự hào của con người” ý thức được điều đó LHQ đã xây dựng công ước về quyền trẻ em. Vậy công ước đó bao gồm những qui định gì về quyền trẻ em, tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này.
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
?
?
GV
?
GV
GV
?
?
?
GV
?
GV
GV
- H/S đọc truyện SGK.
Tết ở làng trẻ SOS được diễn ra như thế nào? ( nêu những chi tiết cụ thể)
Qua các chi tiết trên em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở lang trẻ SOS Hà Nội?
Kể tên những tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ em?
Giới thiệu khái quát về công ước.
Hãy kể những quyền mà em được hưởng?
Công ước liên hợp quốc là luật Quốc tế về quyền trẻ em.
- Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia công ước. Đồng thời ban hành luật về đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam.
Giới thiệu bốn nhóm quyền.
Trẻ em gồm mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?
Nội dung của từng nhóm quyền?
Nếu như vi phạm quyền trẻ em sẽ bị sử lý như thế nào?
Việc thực hiện quyền trẻ em ở nơi em cư chú như thế nào? ( đã thực hện tốt hay chưa tốt)
Một số em bị tước mất quyền trẻ em như đang ở độ tuổi thành niên không được đi học, không được chăm sóc, nôi dững chu đáo, phải đi làm thuê để kiếm sống, bị đánh đâp tàn nhẫn, đối sử không công bằng, trọng nam, khinh nữ
Treo bài tập bảng phụ- H/S lên bảng làm bài tập- H/S nhận xét- GV bổ xung.
I- Tìm hiểu truyện: ( 15’)
“ Tiết ở làng trẻ SOS Hà Nội”
- Nhà nào cũng đỏ lửa.
- Đầy đủ nghi lễ.
- Sắm quần áo, giấy dép.
- Kẹo bánh, hạt dưa, cành đào, hoa quả
- Phá cỗ ngọt hát hò vui vẻ
-> Được sống đầm ấm, hạnh phức như bao trẻ em khác.
+ 1989 công ước liên hiệp về quyền trẻ em được ra đời.
+ 1990 nước Việt Nam kí và phê chuẩn công ước.
+ 1991 Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II- Bài học: ( 11’)
*/ Quyền của trẻ em: Gồm có 4 nhóm quyền.
+ Nhóm quyền:	
• Sống còn.
• Bảo vệ.
• Phát triển.
• Tham gia.	
+ Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đái, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trường phạt nghiêm khắc.
- Đa số trẻ em đã được chăm sóc, bảo vệ, được giáo dục.
- Một số bị tước mất quyền trẻ em
*/ Bài tập: ( a- SGK) ( 5’)
- Đúng: 1, 4, 5, 7, 9.
- Sai: 2, 3 ,6 ,8, 9, 10.
*/ Củng cố: ( 5’)
?- Trẻ em gốm có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?
?- Công ước liên hợp quốc vào năm nào?
?- Nước Việt Nam ban hành luật bảo vệ chăm sóc, gia đình trẻ em năm nào?
III- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: ( 2’)
- Học thuộc nội dung bài học a, b, c, d trong SGK trang 37.
- Bài tập: Tìm hiểu thực tế về việc thực hiện quyền trẻ em ở nơi em cư trú.
- Tìm hiểu nội dung phần còn lại.
....................................................................................................................................
Ngày soạn: .	Ngày giảng: 
 Tiết 20.
 Bài 12: 
Công ước liên hợp quốc 
về quyền trẻ em (tiếp)
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2- Kĩ năng:
- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngờa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3- Thái độ:
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mình.
II- Phương pháp:
- Như tiết 19.
III- Tài liệu và phương tiện:
- Như tiết 19.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức:
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Em hãy cho biết trẻ em có mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào? Nêu nội dung của các nhóm quyền đó?
- Đáp: Trẻ em gồm có 4 nhóm quyềnđó là:
+ Nhóm quyền sống còn:được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ.
+Nhóm quyền bảo vệ:không phân biệt đối xử,không bị bỏ rơi,bóc lột,xâm hại.
+ Nhóm quyền phát triển:được HT, vui chơi giải trí, tham gia các hoat j động văn hoá, nghệ thuật.
- Nhóm quyền tham gia:được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Tiết học 19 các em đã nắm được những quyền cơ bản của trẻ em. Để biét được nhữg nhóm quyền đó có ý nghĩa như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu phần cồn lại của bài
*/ Nội dung bài:
GV
TH
?
?
?
?
TH
?
?
?
?
?
GV
?
GV
GV
GV
* Thảo luận: ( 3 nhóm )
Bà A ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con chồng. Thấy vậy hội phụ nữ địa phương đã can thiệp, nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này.
Em hãy nhận xét hành vi của bà A?
Nếu được chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì?
Em hãy cho biết việc làm của hội phụ nữ nói lên điều gì?
Trách nhiệm của nhà nước đối với trẻ em như thế nào?
Hoà là một em trai 11 tuổi cha mẹ mất sớm, Hoà có hai người thân là cô và chú. Nhưng không ai nuôi em vì thấy em bị tàn tật (bại liệt) hoà phải bỏ đi lang thang.
Cô chú Hoà đã vi phạm điều gì của trẻ em, mà lẽ ra Hoà được hưởng?
Những nguy cơ gì sẽ sảy đối với Hoà trong cuộc sống lang thang?
Cô chú Hoà phải xử sự như thế nào mới đúng?
Qua phần thảo luận trên em hãy cho biết những nhóm quyền trên có cần thiết đối với trẻ em không? vì sao?
Trẻ em chúng ta cần phải làm gì để quyền của mình được thực hiện?
Cần phải tố cáo các hành vi vi phạm quyền của trẻ em. Trẻ em phải vâng lời ông bà,cha mẹ, thầy cô giáo, phải chăm chỉ HT, tu dưỡng đạo đức và tích cực tham gia các hoạt động có ích
Nêu ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em.
- H/S làm bài tập.
HS đọc yêu cầu BT (c) trong SGK.
- HS làm BT- HS nhận xét- GV bổ xung.
HS đọc yêu cầu BT (đ) trong SGK.
- HS làm BT.
Hướng dẫn học sinh làm BT.
- H/S làm bài tập.
II- Bài học: (tiếp) ( 22’)
->Bà A đã vi phạm quyền trẻ em ở điều 24, 28, 37của công ước.
- >Lên án, can thiệp kịp thời với người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- >Quan tân, can thiệp kịp thời đảm bảo và bảo vệ quyền trẻ em được thực hiện.
- >Nghiêm trị đích đáng những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Vi phạm vào nhóm quyền sống còn.
- Bị xâm hai tới tính mạng ,thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm
- Phai nuôi dưỡng và chăm sóc Hoà.
- >Rất cần đối với trẻ em. Vì các nhóm quyền của trẻ em đảm bảo cho trẻ em chống lại mọi sự xâm hại
+Quyền của trẻ em rất cần thiết, trẻ em cần phải biết bảo vệ quyền của mình, chống lại mọi sự xâm phạm và phải biết tôn trọng quyền của người khác, thực hện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.
III- Luyện tập: (10’)
*/ Bài 1: (b).
- Bắt trẻ em bỏ học đi làm để kiêm sống.
- Dụ dỗ trẻ em buôn bán ma tuý.
- Không cho trẻ em tham gia các hoạt động.
*/ Bài 2: (c).
- Lan sai . Vì nhà lan đang khó khăn Lan chưa biết thông cảm cho mẹ
- Nếu em là Lan, em sẽ nói với mẹ rằng: Khi nào tiết kiệm đủ tiền mẹ mua cho con.
*/ Bài 3: (đ).
- Nếu em là Quân em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu.
- Ngoài việc HT còn phải tham gia các hoạt động của trường, lớp thì mới phát triển toàn diện nhân cách.
*/ Bài 4: (e).
- Nhờ người có thẩm quyền đến can thiệp.
- Khuyên bạn, giải thích cho bạn hiểu sự cần thiết của việc HTNếu không nghe nói cho bố mẹ ban biết.
- Khuyên các bạn đi học
*/ Củng cố: ( 4’)
? Trẻ em có bổn phận và có nghĩa vụ gì.
- GV khái quát lại nội dung cần cho HS nắm.
III- Hướng dẫn HS học và làm BT ở nhà: ( 2’)
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập g trang 38.
- Đọc trước bài 13, trả lời phần gợi ý câu hỏi trong SGK.
....................................................................................................................................
Ngày soạn: 	Ngày giảng: ..
 Tiết 21.
 Bài 13:
 Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân nước Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2- Kĩ năng:
- Biết phân biệt công dân nước CHXHCN Việt Nam với công dân nước khác.
3- Thái độ:
- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Biết cố gắng HT, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quền nghĩa vụ của công dân.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Xử lý vấn đề.
- Tổ chức trò chơi. 
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV. Hiến pháp 1992 ( Chương v – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
- Luật quốc tịch ( 1988 - Điều 4).
- Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Câu chuyện kể về danh nhân văn hoá, thanh tích HT thể thao của HS Việt Nam.
2- Trò:
- SGK+ vở ghi. Nhỡng tư liệu về công dân nước CHXHCN Việt nam.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổ định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Trẻ em cần phải làm gì đối với quyền và nghĩa vụ của mình?
- Đáp: Biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. Phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Chúng ta luôn tự hào: Chúng ta là công dân nước CHXHCN Việt Nam. Vậy để hiểu rõ công dân là gì? Những người như thế nào thì được gọi là công dân nước CHXHCN Việt Nam? Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 13
*/ Nội dung bài:
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
?
?
?
HS đọc tình huống trong SGK.
->GV nhận xét.
Theo em bạn A- Li- A nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Treo bảng phụ: ( Trong những trường hợp sau, trường hợp nào trẻ em là công dân VN?
Người nước ngoài đến VN công tác hoặc người nước ngoài đến VN sinh sông lâu dài có được coi là công dân nước VN không? Vì sao?
Giới thiệu luật quốc tịch, cho HS so sánh với ... ười khác.
-> Cần phải biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo qui định của PL.
2- Trách nhiệm của công dân:
- Biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Biết tự bảo vệ quyền của mình. Đồng thời phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với những qui định của PL.
III- Luyện tập: ( 15’ )
*/ Bài 1: ( c – SGK – Tr 54 )
- Chọn cách ứng xử: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho bố mẹ, thầy cô biết -> Đó là cách ứng xử đúng, để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm PL.
*/ Bài 2: ( d – SGK – Tr 54 )
- ý đúng: 1,2,3.
- ý sai: 4.5.
*/ Bài 3:
- Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội vu khống, vu cáo cho người khác làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
*/ Sắm vai:
- HS lên thể hiện.
*/ Củng cố: ( 4’ )
? Chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác?
? Khi thấy các hành vi vi phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác chúng ta cần phải làm gì?
III – Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà: ( 2’ )
- Học thuộc nội dung bài học ( SGK ).
- Làm bài tập đ trang 54.
- Chuẩn bị bài 17 ( SGK ).
....................................................................................................................................
Ngày soạn: ..	Ngày giảng: ..
Tiết 31.
Bài 17: 
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu và nắm vững được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
2- kĩ năng:
- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL về chỗ ở của công dân. Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không vi phạm chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 
3- Thái độ:
- có ý thức tôn trong chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc bảo vệ giữ gìn chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.
II- Phương pháp:
- Phân tích, xử lý tình huống.
- thảo luân lớp,nhóm.
- Trò chơi, sắm vai.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK+ SGV; HP – 1992.
- Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999.
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
- bộ tranh bài 17.
2- Trò:
- SGK + vở ghi.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể... của người khác và đối với tính mạng, thân thểvà nhân phẩm của mình?
- Đáp:
+ Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻcủa người khác.
+ Biết tự bảo vệ quyền của mình. 
+ Phê phán, tố cáo những hành vi trái PL về chỗ ở của người khác.
II- Bài mới:
*/ Gới thiệu bài: (1’)
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyềncơ bản của công dân đã được quy định trong HP nhà nước ta. Vậy để hiểu được công đân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 17
*/ Nội dung bài:
GV
?
?
?
?
GV
?
GV
GV
?
GV
?
?
?
?
GV
GV
GV
HS đọc tình huống trong SGK.
Chuyện gì đã sảy ra với gia đình bà Hoà?
Trước những sự việc đó, bà Hoà có suy nghĩ và hành động như thế nào?
Theo em bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
Hành động đó của bà Hoà vi phạm điều gì?
HS đọc HP năm 1992- Điều 72.
Vậy em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
*/ Thảo luận:
Theo em bà Hoà nên làm như thế nào để xác định được nhà T lấy cắp tài sản của mình mà không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác?
Giới thiệu điều 124- Bộ luật hình sự năm 1999.
Qua phần thảo luận, em hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?
*/ Tình huống:
Hai anh công an đang rượt đuổi theo tội phạm trốn trại, hắn chạy vào ngõ hẻm, mất hútNghi chạy vào nhà bác Tá, hai anh công an đòi khám nhà ông Tá
Hai anh công an vi phạm điều gì? Vì sao?
Theo em hai anh công an nên hành động như thế nào mới dúng?
Ông Tá cần có trách nhiệm cùng với công an truy bắt tội phạm, nên cho công an vào khám nhà.
Qua phân tích tình huống trên công dân cần có trách nhiệm gì đối với PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
HS đọc yêucầu BT trong SGK.
- HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung.
HS đọc yêu cầu BT trong SGK.
- HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung.
I- Tìm hiểu tình huống: (12’)
*/ Gia đình bà Hoà mất: 
+ Gà mái.
+ Quạt bàn.
- Mất gà: Nghi bà T ăn trộm, chửi đổng doạ sẽ vào nhà T khám.
- Mất quạt: Nghĩ ngay lại chỉ có nhà T đòi khám nhàcứ xông vào khám.
-> Bà Hoà hành động như vậy là sai vì không có tang trứng vật chứng nên không thể khám nhà T.l
-> Hành động đó vi phạm pháp luật.
II- Bài học: (5’)
1- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền của công dân và được qui định trong hiến pháp 1992 điều 73 cuẩ nhà nước ta.
- Quan sát, theo dõi.
- Báo với chính quyền địa phương, nhờ can thiệp.
- Không tự ý xông vào nhà khám xét nhà người khác.
2- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ngiã là: Công dân được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
-> Hai anh công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá.
- Vì: Tự ý quyết định vào khám nhà ông Tá khi chưa có lệnh của cấp trên và chưa có sự đồng ý của ông Tá.
-> Giải thích cho ông tá hiểu sự nguy hiểm của tội phạm ông á đồng ý cho vào khám nhà. Nếu không hai anh công an cử một nguời vào theo dõi một người đi xin giấy cấp trên
3- Trách nhiệm của công dân: Phải tôn trọng chỗ ở của người khác.
- Tự bảo vệ chỗ ở của mình.
- Tố cáo những người làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
III- Luyện tập: (7’)
*/ Bài 1 (d)- trang 56:
- Không cho người lạ, người không có thẩm quyền tự tiện vào khám nhà.
- Mình cũng không được tự tiện vào lục lọi khám nhà người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà.
- Trong trường hợp cần thiết phải vào thì phải có sự chứng kiến của người khác và của mọi gnười xung quanh.
*/ Bài 2 (d)- trang 56:
- Quay về để lần sau sang mượn.
- Xem xét có đúng không, nếu đúng thì cho vào.
- Đợi hàng xóm về...
- Cần có người sang cùng.
- Gọi hàng xóm đến xem cùng.
*/ Củng cố: (3’)
? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?
? Trách nhiệm của công dân đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
III- Hướng dẫn H/S học và làm bìa tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm bài tập: Tìm những hành vi vi phạm chỗ ở của người khác, những việc làm thực hiện quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.
- Chuẩn bị bài 18.
....................................................................................................................................
Ngày soạn: ..	Ngày giảng: .
Tiết 32: 
Thực hành, ngoại khoá các vấn đề
của địa phương và các nội dung đã học
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội.
2- Kĩ năng:
- Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội.
3- Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Nêu và giải quyết tình huống.
- Kể các tấm gương về người tốt, việc tốt.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- Nghiên cứu tài liệu soạn bài.
- Nêu các tấm gương người tốt, việc tốt.
2- Trò:
- Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp kiểm tra trong giờ dạy.
*/ Giới thiệu bài: (1’)
Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.Tiết học hôm nay cô cùng các em
*/ Nội dung bài:
?
GV
?
GV
?
?
?
GV
GV
GV
?
GV
Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế).
Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết?
đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, nhưcòn mắc phải các tệ nạn xã hội
Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết?
Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?).
Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn?
Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh
*/ Thảo luận:
Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá?
Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì?
Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân
1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: (10’)
- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.
- Cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép.
- Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo.
- Gia đình chăm lo phát triển kinh tế.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: (11’)
- Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp.
- Do lười lao động, ham chơi,đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
-> Thanh thiếu niên.
3- Việc làm của địa phương: (8’)
- Giáo dục, nhắc nhở, phê bình.
- Phạt hành chính.
- Tạo công ăn, việc làm.
- Đưa đi cải tạo.
- Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên.
4- Liên hệ thực tế: (10’)
- Chăm chỉ học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
- Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo.
- Đoàn lết với bạn bè và mọi gnười xung quanh.
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người.
-> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên nhữn người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết.
*/ Củng cố: (3’)
? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì?
? Các tệ nạn xã hội ở Mai Sơn ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao?
III- Hưỡng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Ôn lại các nội dung bài học từ bài 13 đến bài 18.
- Làm lại các dạng bài tập ở các bài 13 -> 18.
- Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân.
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong dan 6 da chinh sua theo chuong trinh giamtai.doc