Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiếp theo)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiếp theo)

. Kiến thức:

- HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các tai nạn giao thông. Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn giao thông và những qui định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết dấu hiệu chỉ dẫn, biết xử lí tình huống khi đi đường, biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông

3 Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng, ủng hộ và có những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối việc làm sai trái

 

doc 12 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1834Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.//..
Ngày giảng:.//..
Tiết 1: bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông
i. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các tai nạn giao thông. Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn giao thông và những qui định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết dấu hiệu chỉ dẫn, biết xử lí tình huống khi đi đường, biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông
3 Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng, ủng hộ và có những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối việc làm sai trái
II. phương tiện dạy học:
1. GV:
- SGK+ SGV; Luật giao thông đường bộ
- Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số người bị thương, tử vong trong cả nước
- Biển báo giao thông
2. HS:
- SGK+ vở ghi
3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, vấn đáp
IiI. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Sĩ số: 6A:.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Có nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề trên
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: i. đặt vấn đề
- HS đọc thông tin SGK- GV nhận xét.
? Qua số liệu thồng kê em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về con người do tai nạn giao thông gây ra
* Thảo luận:
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông nhiêu như vậy
? Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là chủ yếu gây ra tai nạn giao thông
? Vậy để tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm gì
1. Tình trạng giao thông hiện nay:
- Số tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng
2. Nguyên nhân:
- Dân cư gia tăng
- Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều
- Việc quản lý giao thông ngày càng hạn chế
- ý thức người tham gia giao thông chưa tốt như: Đi không đúng phần đường quy định, phóng nhanh vượt ẩu
* Nguyên nhân chủ yếu:
- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
- ý thức kém khi tham gia giao thông
* Biện pháp khắc phục:
- Tuyệt đối chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Hoạt động 2: ii. Nội dung bài học
? Mỗi chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường
? Theo em biện pháp nào đảm bảo an toàn khi đi đường
? Khi tham gia giao thông đường bộ các em thường thấy có những đèn tín hiệu nào
? Mỗi loại tín hiệu đèn có ý nghĩa như thế nào?
? Dựa vào màu sắc hình khối hãy nhận xét biển báo hiệu thuộc loại nào? Mỗi loại có biển báo có ý nghĩa gì
GV rreo bảng biển báo
- HS nhận xét từng loại biển báo hiệu
Chú ý: Biển báo 101, 102 là biển báo đặc biệt
? Người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Vì sao
1. Để đảm bảo an toàn khi đi đường phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn
-> Học luật giao thông, hiểu pháp luật về giao thông
- Tuân theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông
- Không coi thường hoặc cố tình vi phạm luật ATGT
-> Đèn tín hiệu giao thông
- Đèn đỏ - Cấm đi
- Đèn vàng - Chuẩn bị đi
- Đèn xanh - Được phép đi
2. Các biển bảo thông dụng:
* Biển báo cấm: Hình tròn, nền tráng, viền đỏ, hình vẽ đen -> nguy hiểm cần đề phòng
* Biển hiệu lệnh: Hình tròn, màu xanh lam, hình vẽ trắng -> Báo điều phải thi hành
* Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam
-> Vi phạm luật giao thông đường bộ đi vào đường cấm đi ngược chiều
- Vì đã có biển báo cấm đi ngược chiều
Hoạt động 3: iii. Bài tập
? Điền dấu x vào đầu câu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
- HS lên bảng đánh dấu vào
 1- Đi đúng theo tín hiệu đèn giao thông
x 2- Đi vào đường cấm đi ngược chiều
x 3- Đi đường không chú ý vạch kẻ
x 4- Đi xe không chú ý biển báo
x 5- Sang đường không quan sát kĩ
x 6- Coi thường luật giao thông
4. Củng cố: 
? Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta cần chú ý điều gì
? Nêu các loại biển báo thông dụng mà em biết
5. Dặn dò:
- Học thuộc nội dung bài học 1, 2 SGK
- Làm bài tập b trang 40- Tìm hiểu việc thực hiện trật tự ATGT ở Chương Xá
- Chuẩn bị phần còn lại cho tiết sau
Đã duyệt ngày .//
Tổ trưởng
Ngày soạn:.//..
Ngày giảng:.//..
Tiết 2: bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( t2 )
i. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS hiểu được thế các qui tắc đi đường ( đi bộ, đi xe đạp, xe máy, đường sắt )
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông
3 Thái độ: HS có ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông
II. phương tiện dạy học:
1. GV:
- SGK+ SGV; Luật giao thông đường bộ
- Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số người bị thương, tử vong trong cả nước
- Biển báo giao thông
2. HS:
- SGK+ vở ghi
- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị nội dung phần còn lại
3. Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, vấn đáp
IiI. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:.
- Bài cũ:
- Hỏi: ? Để đảm bảo an toàn thì người đi đường chúng ta phải làm gì? Nêu các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông
- Đáp: Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm: 
+ Hiệu lệnh giao thông của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn + Nguyên nhân: Đua xe trái phép	
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông người tham gia giao thông phải nắm được các qui tắc đi đường. Vậy người đi bộ phải đi như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp bài 14
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: i. Nội dung bài học
* Tình huống 1:
Tan học về đường vắng, muốn thể hiện mình với các bạn, Hưng đi xe thả hai tay và đánh võng. Không may xe Hưng vướng vào một bác bán rau đi cùng chiều giữa lòng đường.
? Em có nhận xét gì về Hưng và bác bán rau? Nếu em là công an em sẽ giải quyết vụ này như thế nào?
? để tránh được các tai nạn giao thông chúng ta cần nắm được các quy định đi đường
? Người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng qui định của luật an toàn giao thông
* Tình huống 2:
Một nhóm HS 7 bạn đi ba chiếc xe đạp hàng ba, kéo đẩy nhau, gần đến ngã tư đèn vàng cả ba xe đều tăng tốc độ vượt qua đầu xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều.
? Theo em các bạn đó đã vi phạm lỗi gì về luật an toàn giao thông
? Từ tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp
GV giới thiệu luật giao thông điều 29
? Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy
GV giới thiêụ về điều kiện để được lái xe mô tô ( xe máy )
? Đối với đường sắt chúng ta cần lưu ý điều gì
? Trách nhiệm của HS đối với trật tự an toàn giao thông như thế nào
- Hưng vi phạm luật giao thông: Buông cả hai tay, đi đánh võng
- Người bán rau cũng vi pham luật giao thông: Đi giữa đường.
- Là công an em nhắc nhở người đi bộ và người đi xe đạp
3. Các quy định đi đường:
a. Người đi bộ:
- Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố , lề đường thì phải đi sát mép đường.
- Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường người đi bộ phải tuân thủ đúng
- Nhóm HS vi phạm luật an toàn giao thông: đèo ba, đi xe hàng ba, kéo đẩy nhau, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông. ( đèn vàng không dừng, dẽ vào đường ngược chiều, tạt qua đầu xe máy đang chạy )
b. Người đi xe đạp: 
- Không đi xe dàn hàng ngang, lạnh lách, đánh võng, không đi vào phần đuờng dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác. Không sử dụng xe kéo đẩy xe khác, không mang vác chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay, không đi xe bằng một bánh
- Trẻ em dưới 12 tuổi không đi xe đạp của người lớn
- Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3
c. Qui định về an toàn đường sắt:
- Không thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt
- Không thò đầu, tay, chân ra ngoài khi tàu dang chạy
- Không ném các vật nguy hiểm từ trên tàu hoặc từ dưới lên tàu
-> Tìm hiểu luật an toàn giao thông
- Thực hiện ngiêm luật giao thông
- Tuyên truyền, nhắc nhở
- Lên án hành vi cố tình vi phạm
- Có hình thức xử lý nghiêm
Hoạt động 2: ii. Bài tập
- H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK
- H/S làm bài tập -> H/S nhẫn xét.
- GV nhận xét
GV treo trực quan
? Biển báo nào cho phép người đi bộ và người đi xe đạp
- Yêu cầu H/S đọc bài tập trong SGK.
- H/S làm bài tập
Bài 1/46
- Vi phạm qui định giao thông đường sắt
- Vi phạm luật giao thông đường bộ ( cấm đi hàng ba ) đối với người đi xe đạp
Bài 2/46
- Biển báo cho phép người đi bộ là: biển 305
- Biển báo cho phép người đi xe đạp là: biển 304
Bài 3/46
- Vượt bên trái ( còi trước khi vượt, xe trước tránh sang phải thì xe sau mới được vượt )
- Tránh về bên tay phải
- Xe xuống dốc phải nhường cho xe lên dốc
4. Củng cố: 
? Nêu qui định dành cho người đi bộ
? Người đi xe đạp đi như thế nào
? Qui định về an toàn đường sắt
5. Dặn dò:
- Về học thuộc nội dung bài học trong SGK/45
- Làm bài tập đ/46
- Đọc trước bài 1
Đã duyệt ngày .//
Tổ trưởng
Ngày soạn:.//..
Ngày giảng:.//..
Tiết 3: bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
i. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt
- HS hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể
- HS nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân
2. Kỹ năng: 
- Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó
3. Thái độ: 
HS có ý thức thường xuyên tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
II. phương tiện dạy học:
1. GV:
- SGK+ SGV
- Báo sức khoẻ và đời sống
2. HS:
- SGK+ vở ghi
3. Phương pháp: xử lí tình huống, vấn đáp
IiI. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Sĩ số: 6A:.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ông cha ta thường nói “ có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng”nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người là sức khoẻ. Để hiểu được ý nghĩa của sức khoẻ nói chung và tự chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: i. đặt vấn đề
- GV gọi HS đọc truyện
? Điều kỳ diệu nào đó đến với Minh trong mựa hố qua
? Vỡ sao Minh cú được điều kỳ diệu này
? Sức khoẻ cú cần cho mọi người khụng? Vỡ sao
? Sức khoẻ của con người cú liờn quan tới mụi trường sống khụng? Vỡ sao
- GV yờu cầu HS kiểm tra vệ sinh cỏ nhõn lẫn nhau
? Chúng ta cần giữ gìn vệ sinh như thế nào
- GV kết luận: Vậy sức khoẻ là vốn quý của con người,mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ cho chính mình. Muốn làm được điều đó chúng ta cần phải có những khu vui chơi giải trí và những môi trường trong sạch thiết thực vào trong cuộc sống để rèn luyện bản thân như trường học,trạm xá, các công trình phúc lợi khác 
* Tìm hiểu truyện đọc “Mùa hè kỳ diệu”
- Minh quyết định đi tập bơi theo lời khuyờn của thầy Quõn
- Minh muốn rèn luyện sức khoẻ và nâng chiều cao của mình
- Sức khoẻ rất cần cho mọi người. Vỡ cú sức khoẻ con người mới thực hiện được những điều mỡnh muốn
- Mụi trường sống cú liờn quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Vỡ nếu mụi trường sống bị ụ nhiễm sẽ làm cho sức khoẻ của con người bị giảm sỳt ( Dịch bệnh )
- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học
Hoạt động 2: ii. Nội dung bài học
? Thế nào là tự chăm súc rốn luyện thõn thể, giữ gỡn sức khoẻ?
? Cỏc em làm gỡ để phũng bệnh cú hiệu quả
? Sức khoẻ tốt giỳp con người điều gỡ
- Chỳng ta phải biết giữ gỡn vệ sinh cỏ nhõn, ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyờn để cú sức khoẻ tốt
- Tích cực phũng bệnh, khi mắc bệnh phải tớch cực chữa cho khỏi bệnh
- Sức khoẻ tốt giỳp con người lao động, học tập cú hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ
Hoạt động 3: iii. Bài tập
- HS đọc bài tập a, d
- GV hướng dẫn HS làm
- GV gọi HS trả lời, HS khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận và cho điểm
Bài a/4
- Đỏnh dấu X vào những việc làm, biểu hiện: 1, 2, 3, 5
Bài d/4
- Học sinh tự lập kế hoạch luyện tập thể dục thể thao trong 1 ngày, 1 tuần và trỡnh bày trước lớp
4. Củng cố: 
? Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
GV hệ thống toàn bài: Sức khoẻ là vốn quý của con người, mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ cho chính mình. Muốn làm được điều đó chúng ta cần phải có những khu vui chơi giải trí và những môi trường trong sạch thiết thực vào trong cuộc sống để rèn luyện bản thân như trường học, trạm xá, các công trình phúc lợi khác.
5. Dặn dò:
- Học thuộc phần nội dung bài học 
- Làm bài tập b, c
- Đọc trước bài: Siêng năng, kiên trì 
Đã duyệt ngày .//
Tổ trưởng
Ngày soạn:.//..
Ngày giảng:.//..
Tiết 4: bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRì
( TIếT 1 )
i. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì 
- HS hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
2. Kỹ năng:
- HS tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động
- HS biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày
3. Thái độ:
- HS quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng
II. phương tiện dạy học:
1. GV:
- SGK+ SGV, tranh ảnh bài 1 Nguyễn Ngọc Ký.
- Truyện kể về các tấm gương siêng năng, kiên trì
2. HS:
- SGK+ vở ghi
3. Phương pháp: xử lý tình huống, vấn đáp, thuyết trỡnh, kớch thớch tư duy
IiI. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Sĩ số: 6A:.
Bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể
 ? Hãy kể về một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV kể một câu chuyện nói lên tính siêng năng kiên trì và nêu ý nghĩa: Chúng ta xem chương trình thời sự một em bé bị hỏng cả hai tay nhưng em đó vẫn kiên trì tập luyện viết bằng chân và cuối cùng em đã làm được
Từ những câu chuyện trên dẫn dắt học sinh vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: i. đặt vấn đề
- GV gọi HS đọc truyện
? BH của chúng ta biết mấy thứ tiếng
* Bác còn biết tiếng Đức, ý, nhật Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó
? Em thấy Bỏc Hồ học ngoại ngữ như thế nào
? Bỏc gặp những khú khăn gỡ trong quỏ trỡnh tự học
( Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa LĐ kiếm sống, vừa tìm kiếm cuộc sống các nước. Tìm hiểu đường lối Cách Mạng )
? Bỏc vượt qua những khú khăn đú bằng cỏch nào
? Cỏch học của Bỏc thể hiện đức tớnh gỡ
- GV kết luận: + Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong công việc
* Tìm hiểu truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- BH biết 4 thứ tiếng
- Bác học thêm vào hai giờ nghỉ, viết 10 từ tiếng Phỏp vào tay vừa làm vừa nhẩm. Ở nước Anh, Bỏc học ngoài vườn hoa, học với giỏo sư, Bỏc học hỏi khi cần thiết
- Khụng cú nhiều thời gian, khụng cú người cựng học, 
- Bác không được học ở trường lớp, Thời gian làm việc của Bác từ 17,18 giờ trong một ngày Tuổi cao Bác vẫn học
- Bỏc kiờn trỡ trong học tập, khắc phục mọi khú khăn trong cuộc sống
- Siờng năng, kiờn trỡ trong học tập
Hoạt động 2: ii. Nội dung bài học
- GV yờu cầu HS tỡm biểu hiện siờng năng kiờn trỡ trong cuộc sống
? Siờng năng là gỡ? Nú được biểu hiện như thế nào
? Em hiểu kiờn trỡ là gỡ
? Siờng năng, kiờn trỡ giỳp gỡ cho con người trong cuộc sống
? Tỡm ca dao tục ngữ núi về siờng năng, kiờn trỡ
1. Khỏi niệm:
* Siêng năng:
- Là đức tính của con người
- Biểu hiện ở sự cần cự, tự giỏc, miệt mài, làm việc thường xuyờn, đều đặn
* Kiên trì: Là sự quyết tõm làm đến cựng dự gặp khú khăn, gian khổ
 2. ý nghĩa:
- Giỳp con người thành cụng trong cụng việc, trong cuộc sống.
+ Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ.
+ Siờng làm thỡ cú.
+ Siờng học thỡ hay.
+ Luyện mới thành tài
Miệt mài tất giỏi
4. Củng cố: 
? Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Cho VD cụ thể
- GV hệ thống nội dung bài
5. Dặn dò:
- Học kỹ khái niệm siêng năng, kiên trì
- Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động
- Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện siêng năng, kiên trì 
- Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyên cười, nói về siêng năng, kiên trì 
- Xem trước phần bài tập
Đã duyệt ngày .//
Tổ trưởng
Ngày soạn:.//..
Ngày giảng:.//..
Tiết 5: bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRì
( TIếT 2 )
i. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì và hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
2. Kỹ năng:
- HS tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động
HS biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày
3. Thái độ:
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng
II. phương tiện dạy học:
1. GV:
- SGK+ SGV, cõu hỏi tỡnh huống
2. HS:
- SGK+ vở ghi
3. Phương pháp: xử lý tình huống, vấn đáp, thuyết trỡnh, kớch thớch tư duy
IiI. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Sĩ số: 6A:.
Bài cũ: ? Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì ? Cho ví dụ 
 ? Sưu tầm 3 cõu ca dao, tục ngữ núi về tớnh siờng năng, kiờn trỡ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV tóm tắt nội dung của tiết trước để vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ii. Nội dung bài học
- GV chia lớp thành 3 nhóm 
+ Mỗi nhóm một chủ đề
+ Kẻ bảng thành 3 cột
+ Đại diện nhóm lên hgi vào cột của mình
- GV nhận xét, bổ sung
? CĐ1: biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập
? CĐ2: Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động
? CĐ3: Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động khác
? Nêu những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì
Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động:
- Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài tập, có kế hoạch trong học tập..
- Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, không bỏ dở công việc.
- Trong các hoạt động khác: kiên trì luyện tập thể dục - thể thao, bảo vệ môi trường
* Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì:
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả
- Ngại khó ngại khổ, mau chán nản...
Hoạt động 2: ii. Bài tập
- HS đọc bài tập a
- GV hướng dẫn HS làm
- GV gọi HS trả lời, HS khác bổ sung
- GV nhận xét và kết luận và cho điểm
- GV chọn 1 HS chăm ngoan học giỏi trỡnh bày 1 việc làm thể hiện sự siờng năng, kiờn trỡ cho lớp nghe
- GV hướng dẫn HS lập bảng tự đỏnh giỏ quỏ trỡnh rốn luyện tớnh siờng năng, kiờn trỡ
+ Cỏch ghi: Khi tự thấy đó siờng năng kiờn trỡ thỡ đỏnh dấu +, chưa siờng năng kiờn trỡ đỏnh dấu – 
+ Cỏch đỏnh giỏ: Sau 1 tuần cộng lại xem được bao nhiờu lần dấu + , bao nhiờu lần dấu –, cần phấn đấu để khụng cũn dấu –
Bài a/6
- Đỏnh dấu X vào những câu thể hiện siêng năng, kiên trì: 1, 2
Bài b/4
- HS tự kể
Ngày
Học tập
Ở trường
Ở nhà
SN
KT
SN
KT
SN
KT
Đ
C
Đ
C
Đ
C
Đ
C
Đ
C
Đ
C
4. Củng cố: 
? Nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực học tập, lao động, các hoạt động khác
- GV hệ thống nội dung bài
5. Dặn dò:
- Học kỹ nội dung bài học và làm bài tập c, d
- Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện siêng năng, kiên trì của bản thân đánh giá cả tuần với 3 nội dung: học tập, công việc ở trường, công việc ở nhà
- Đọc trước bài 3
- Tìm những tấm gương biểu hiện tính tiết kiệm trong thực tế
Đã duyệt ngày .//
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 T1 - T5.doc