Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 24: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 24: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

1) Kiến thức: Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của TTATGT. Hiểu những qui định cần thiết về luật GTĐB. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ ATGT và các biện pháp đảm bảo ATGT khi đi đường.

2) Kỹ năng : Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn GT thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá ha hành vi đúng hay sai của người khác vế thực hiện TTATGT. Thực hiện nghiêm chỉnh TTATGT.

3) Thái độ : HS có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT, ủng hộ những việc làm về TTATGT và phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 24: Thực hiện trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:. Ngày soạn:
PPCT:. Ngày dạy:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( tt )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của TTATGT. Hiểu những qui định cần thiết về luật GTĐB. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ ATGT và các biện pháp đảm bảo ATGT khi đi đường.
2) Kỹ năng : Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn GT thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá ha hành vi đúng hay sai của người khác vế thực hiện TTATGT. Thực hiện nghiêm chỉnh TTATGT.
3) Thái độ : HS có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT, ủng hộ những việc làm về TTATGT và phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên - SGK và SGV GDCD 6.
	 - Luật GTĐB 2001, Biển báo giao thông.
	 - Tranh ảnh các vụ TNGT và các tình huống đi đường.	 
 - Giấy khổ to, bảng phụ
 2. Học sinh: - Soạn các nội dung còn lại, sưu tầm tranh ảnh về bài học
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, tác phong hs
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi
Đáp
Điểm
1.Em hãy nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Đâu là nguyên nhân chủ yếu?
2. Biện pháp nào để tránh TNGT, đảm bảo an toàn khi đi đường ?
3.Yêu cầu hs nhận biết 2- 3 biển báo giao thông
1. Nguyên nhân
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh.
+ Dân số tăng nhanh.
+ Người tham gia GT thiếu hiểu biết về luật GTĐB, chưa tự giác chấp hành luật lệ GT=> nguyên nhân chủ yếu
2.Biện pháp: Tuyệt đối chấp hành luật lệ GT, đặc biệt là hệ thống báo hiệu GT gồm: : Hiệu lệnh của người điều khiển GT, tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn
3. Hs nhận biết, chỉ ra loại, gọi tên, ý nghĩa của biển báo đó
4
4
2
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
Từ KTBC, Gv chuyển ý: Vậy, để bảo đảm an toàn khi đi đường, ta phải hiểu biết một số quy định về đi đường tiết học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những quy định khi đi đường, từ đó rút ra trách nhiệm của HS đối với việc thực hiện trật tự an toàn giao thông
b. Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Xử lí tình huống
-- Cho HS quan sát 3 tranh sau:
1. Tranh đi bộ sai tín hiệu đèn GT
2. Tranh người đi bộ ở đi dưới lòng đường.
3. Tranh người đi bộ đúng qui định (đúng tín hiệu, đúng vạch kẻ đường)
Hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia GT trong tranh?
? Từ những bức tranh, em rút ra bài học gì khi đi bộ trên đường?
*Giới thiệu điều 30 Luật GTĐB.
*Liên hệ thực tế: Tình trạng HS đi học về đi sai quy định => GV GDHS ý thức tuân thủ đúng quy định với người đi bộ
* Gv đưa tình huống:(Trình bày trước trên bảng phụ)
“Có một nhóm HS đi xe đạp. Có bạn đèo 3, có lúc dàn hàng ngang, có bạn buông 2 tay. Khi đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Các bạn tăng tốc tạt qua đầu một chiếc xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều.” 
* Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cho đại diện các nhóm trình bày.
1. Em hãy nhận xét hành vi đi đường của các bạn trên?
2. Theo em, trong trường hợp nào khi đèn vàng bật sáng thì người điều khiển xe đạp tiếp tục được đi?
- Tiếp tục cho HS quan sát tranh: HS đi xe đạp vào đường 1 chiều; đi xe đạp trong công viên, trẻ em đi xe đạp người lớn; chở hàng cồng kềnh trên xe đạp
* Yêu cầu hs xem và phát hiện những vi phạm ATGT trong tranh?
Hỏi: Em rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp?
-Gv liệt kê những ý kiến đúng của Hs lên bảng.
Hỏi: Bao nhiêu tuổi thì được điều khiển xe cơ giới?
=> Giải thích, nhấn mạnh: Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy, đủ 16 -> dưới 18t được lái xe có dung tích xilanh dưới 50 phân khối
* Liên hệ thực tế: Tình trạng HS đi học điều khiển xe đạp vi phạm ATGT, tình trạng HS chưa đủ tuổi điều khiển xe máy đi học =>GDHS ý thức tuân thủ luật GT khi đi học
* Chốt lại vấn đề: Giới thiệu quy định đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, và xe cơ giới. (Điều 29 Luật GTĐB)
- Cho HS quan sát tranh trâu bò thả trên đường sắt. Một nhóm HS ngồi chơi trên đường sắt.
- Hỏi mở rộng: Khi đi tàu, chúng ta thường được nhân viên trên tàu nhắc nhở điều gì?
* Giới thiệu qui định về ATGTĐS (SGK)
- GV gọi hs đọc lại một lần phần nội dung bài học trong SGK
-Nhấn mạnh, GDHS ý thức tuân thủ các quy định để bảo đảm an toàn cho mình và người khác
-Hs quan sát tranh
- Trao đổi, nhận xét 
+Người đi bộ trong tranh 1 và 2 là sai quy định, tranh 3 là đúng
*Hs rút ra bài học
+ Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường.
+ Nơi có tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì phải tuân thủ đúng.
-Nghe, ghi nhận
-Nghe, cảm nhận
-Hs theo dõi, đọc tình huống
-Trao đổi trong nhóm và nhận xét
1. Các bạn đi đường đã vi phạm TTATGT: Đi xe đạp dàn hàng ngang, đèo 3, buông 2 tay, vượt đèn vàng khi xe chưa tới vạch dừng; tạt qua đầu xe cơ giới; rẽ vào đường ngược chiều.
2. Trường hợp khi đèn vàng bật sáng mà xe đã đi quá vạch dừng thì được phép tiếp tục đi.
-Hs quan sát tranh và cảm nhận
- Phát hiện những vi phạm về TTATGT qua tranh.
- Trả lời qua hiểu biết.
-Hs theo dõi, ghi nhận
=> Trên 18 tuổi
-Nghe, ghi nhận
-Nghe, cảm nhận
-Ghi bài vào vở
-Hs quan sát và nhận xét
=> Không thò đầu, tay chân ra ngoài; không ném các vật xuống
-Ghi nhận
-HS đọc nội dung bài học
-Nghe, cảm nhận
II. Nội dung bài học (tt)
3. Một số quy định về đi đường
a. Đối với người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường.
+ Nơi có tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
b. Đối với người đi xe đạp
*Không:
+ Đi dàn hàng ngang
+ Đi chở 3
+ Lạng lách đánh võng
+ Thả hai tay, đi xe một bánh
+ Phóng nhanh, vượt ẩu
+ Sử dụng xe kéo, hoặc đẩy xe khác
*Phải:
+ Đi đúng phần đường
+ Đi đúng chiều, đi bên phải
+ Tránh bên phải, vượt bên trái
*Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
*Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy, đủ 16 -> dưới 18t được lái xe có dung tích xilanh dưới 50 phân khối
c. Quy định về an toàn đường sắt
* Không:
+ Thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt
+ Thò đầu, tay chân ra ngoài
+ Ném các vật nguy hiểm lên tàu và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Bài tập liên hệ:
* Cho hs cả lớp cùng trao đổi và thực hiện cá nhân:
1. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đều khuyến khích toàn dân tích cực hưởng ứng ATGT. Trường chúng ta có những hoạt động nào nhằm giáo dục HS ý thức thực hiện ATGT?
2. Bản thân em đã làm gì để góp phần đảm bảo TTATGT?
Bài tập ứng xử tình huống:
* Cách thực hiện: 
+ Chia lớp thành 3 nhóm nhỏ.
+ Giới thiệu tình huống (Ghi trước ở bảng phụ). Mỗi nhóm thực hiện 1 tình huống
+ Nhóm nào có tín hiệu đầu tiên sẽ trả lời:
Tình huống1: Nếu bạn có mặt ở nơi xảy ra tai nạn GT thì bạn sẽ làm gì?
Tình huống2: Khi tan học, em thấy một nhóm bạn đứng ở cổng trường, dưới lòng đường, 1 số bạn đi xe đạp hàng 3, đèo 3, bạn sẽ làm gì?
Tình huống3: Ở nơi em ở, có 1 số bạn hay đá bóng, chơi cầu lông dưới lòng đường, em có cách nào giúp các bạn không vi phạm TTATGT?
-GV nhận xét, chốt ý đúng. Tuyên dương hs và nhóm có cách xử lí hay và hợp lí
-Hs cả lớp cùng theo dõi và trao đổi, phát biểu cá nhân 
1.+ Tổ chức tuyên truyền tháng ATGT 
+ Thi tìm hiểu về TTATGT
+ Tìm hiểu Luật giao thông trong các buổi SHNK, HĐNG, SHCC
-Hs lần lượt nêu: 
+ Học và thực hiện đúng theo qui định về TTATGT.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
+ Nhắc nhở mọi người, nhất là các em nhỏ thực hiện đúng luật GT.
+ Lên án những người cố tình vi phạm luật GTĐB.
-Hs chia nhóm, nhận tình huống và tiến hành thảo luận
-Đại diện các nhóm xử lí tình huống, Hs các nhóm theo dõi, nhận xét bổ sung
-Hs nghe, ghi nhận
III. Bài tập
* Trách nhiệm của HS đối với trật tự ATGT:
+ Học và thực hiện đúng theo qui định về TTATGT.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
+ Nhắc nhở mọi người, nhất là các em nhỏ thực hiện đúng luật GT.
+ Lên án những người cố tình vi phạm luật GTĐB
4. Củng cố:
- GV: Giới thiệu tình huống sau trên bảng phụ: (Cho hs làm miệng)
“Nhân dịp nghỉ hè, Nam về nhà bác ở Hà Nội chơi và mượn xe đạp của bác để đi chơi. Khi đến đường Bà Triệu, do không biết là đường một chiều nên Nam đã đi vào.”
 *Hỏi: Theo em, Nam đã vi phạm điều gì? Nếu là CSGT em sẽ xử lý hành vi của Nam như thế nào? 
Gợi ý: Nam vi phạm: đi ngược chiều => Nếu em là CSGT: em sẽ nhắc nhở, giải thích cho Nam thấy cái sai, hướng dẫn bạn các quy định khi đi đường
 -Kết luận: Những con số, những hình ảnh mà chúng ta thấy hàng ngày về những thương vong do tai nạn giao thông là nỗi đau nhức nhối cho toàn xã hội. Phải làm gì để giảm đi tệ nạn này? Điều này tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân của chúng ta. Hãy nâng cao ý thức tham gia giao thông. Có như vậy mới mang lại hạnh phúc cho mình, người khác và toàn xã hội.
5. Dặn dò:
 - Học kĩ những nội dung bài học
 - Liên hệ ở địa phương và bản thân em xem đã thực hiện đúng những quy định về trật tự ATGT chưa?
 - Tìm hiểu thêm về Luật GTĐB?
 - Chuẩn bị: Quyền và nghĩa vụ học tập
 + Đọc và phân tích truyện đọc
 + Sưu tầm các tầm gương vượt khó, vươn lên trong học tập
 + Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc