Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (tiết 38)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (tiết 38)

Kiến thức:

- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc rèn luyện để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.

- Nắm được 1 số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của công dân.

- Nắm được sự ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe của con người.

 

doc 136 trang Người đăng levilevi Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (tiết 38)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2014
Ngày giảng: 6A2: 18/8/2014 6A3: 18/8/2014 6A1: 21/8/2014
 Tiết 1- Bài 1
 TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ 
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.
- Nắm được 1 số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của công dân.
- Nắm được sự ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe của con người.
2. Kỹ năng:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và cách thực hiện theo kế hoạch đó.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự chăm sóc rèn luyện thân thể
II. Tài liệu, phương tiện dạy học: 
- Tranh ảnh, sgk, sbt, bảng phụ
III. Các kỹ năng sống được hình thành trong bài:
- Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của bạn bè.
IV.Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Động não, thảo luận nhóm/ lớp, trình bày 1 phút.
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức (1'): Sĩ Số;
6a1 : 6a2: 6a3 : 
2. Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Dạy bài mới (40'):
* Khởi động (2'): Từ xưa đến nay sức khỏe luôn luôn là vấn đề quan tâm của mọi người, ai cũng mong muốn có được sức khỏe tốt. vậy làm thế nào để có sức khỏe tốt chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu
* Dạy bài mới ( 38’):
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
*Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc rèn luyện để phát triển tốt.
- Nắm được 1 số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của công dân.
- Nắm được sự ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe của con người.
- Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn HS đọc truyện đọc, thảo luận các câu hỏi phần gợi ý
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? 
? Vì sao Minh có được điều kì diệu này?
? Sức khỏe có cần cho mọi người không? Tại sao?
? Môi trường sống có liên quan và ảnh hưởng tới sức khỏe con người không? Vì sao ? (Môi trường sống có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.Vì nếu môi trường sống bị ô nhiễm sẽ làm cho sức khỏe con người bị giảm sút(dịch bệnh) 
?Môi trường sóng ở thôn bản em như thế nào?
- GV chốt lại: chúng ta phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư)
? Em hãy trình bày ý hiểu của em về tự chăm sóc rèn luyện thân thể ?
- ? Mọi công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ?
- GV nhận xét- chốt lại: 
 Pháp luật quy định: Tại điều 47,61,83 hiến pháp 1992:
- Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể, được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.
- Tất cả mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người.
* Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Cách tiến hành:
? Theo em tự chăm sóc rèn luyện thân thể sẽ giúp em những gì.
? nếu sức khỏe không tốt thì em có học tập, làm việc...tốt không?
* Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.
- Cách tiến hành:
? Em sẽ tự chăm sóc rèn luyện thân thể cuar của như thế nào ? 
? Các em sẽ làm gì để phòng bệnh có hiệu quả.
? Khi bị ốm em sẽ làm gì?
? Bản thân em đã thực hiện tốt tự chăm sóc rèn luyện thân thể chưa, lấy ví dụ?
* Hoạt động 4:
- Mục tiêu:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lý phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và cách thực hiện theo kế hoạch đó.
- Cách tiến hành:
- Học xong bài này em sẽ làm gì để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
* Hoạt động 5:
- Mục tiêu:
Thông qua bài tập giúp hs củng cố nội dung bài học, năm chắc bài hơn
- Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn HS Làm bài tập trong sgk:
- Bài tập a trong sgk.
- Bài tập b:
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân 
- Bài tập c:
- bài tập d:
- 1 HS đọc.
- Hs nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS bộc lộ
- HS bộc lộ
- HS bộc lộ
HS nghe
- HS bộc lộ
- HS bộc lộ
HS nghe
Độc lập trả lời
Suy nghĩ, bộ lộ
Độc lập trả lời
Độc lập trả lời
Độc lập trả lời
- Thảo luận lớp
- Hs trình bày
- HĐ độc lập
- HS tự bộc lộ
- HS tự bộc lộ
- HS tự bộc lộ
1. Vì sao phải tự chăm sóc rèn luyện thân thể:
+ Vì; Thân thể, sức khỏe là quý nhất đối với mỗi con người, không gì có thể thay thế được, vì vậy phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt.
2. Ý Nghĩa:
- Về mặt thể chất; giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả
- Mặt tinh thần; Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.
3. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể là:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân(Vệ sinh răng miệng, tai, mũi, họng, mắt).ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc. học tập, làm việ, nghỉ ngơi hợp lý.Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Phòng bệnh cho bản thân, khi thấy có bệnh thì kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị 
- Khắc phục những thiếu sót, những thói quen có hại như; Ngủ dậy muộn, ăn nhiều chất kích thích, ăn đồ tái sống, để sách quá gần khi đọc
4. Cách rèn luyện của bản thân:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
- Mặc đủ ấm về mùa đông, thóng mát về mùa hè, đội mũ nón khi trời nắng; tắm rửa thường xuyên; khi thấy người mệt mỏi phải báo cho cha mẹ biết để kịp thời khám chữa...
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.
5. Luyên tập:
- Bài tập a:
Đáp án đúng :1,2,3,5.
- Bài tập b:
- Bài tập c: 
- Bài tập d:
- HS tự lập kế hoạch luyện tập thể dục thể thao trong 1 ngày, 1 tuần.
4. củng cố: (2’)
? Em sẽ làm gì để tự chăm sóc rèn luyện thân thể
- GV hệ thống nội dung bài học
5. Hoạt động tiếp nối (1'):
- Về làm các bài tập còn lại trong SGK, làm các bài tập trong SBT..
-Xem trước bài mới;"Siêng năng, kên trì"
------------------------------------------------*-*-*---------------------------------------------
Ngày soạn: 17/8/2014
Ngày giảng: 6A2: 25/8/2014 6A3: 25/8/2014 6A1: 28/8/2014
Tiết 2- Bài 2:
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 1)
I. Mục tiêu cần đạt;
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì
2. Kỹ năng:
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Biết quý trọng người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
II. Tài liệu, phương tiện dạy học: 
- Giáo án, SGK, SBT, - Những mẩu chuyện kể kể về tấm gương các danh nhân, tranh ảnh.
III. Các kỹ năng sống được hình thành trong bài:
- Kĩ năng xác định giá tri.(xác định siêng năng,kiên trì là một giá trị của con người)
- Kĩ năng tư duy, phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
IV.Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Động não, nghiên cứu trường hợp điển hình,thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức (1'): Sĩ Số;
6a1 : 6a2: 6a3 : 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút):
? Để có sức khỏe tốt thì em tự chăm sóc rèn luyện thân thể như thế nào?.
3. Dạy bài mới (38 phút)
* Khởi động (2'): 
- Em hiểu như thế nào về cầu thành ngữ " có công mài sắt, có ngày nên kim"
GV dẫn dắt vào bài.
* Dạy bài mới :(36’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
*Hoạt động 1:
- Mục tiêu: 
- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì
- Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn HS đọc truyện đọc, thảo luận các câu hỏi phần gợi ý
a. Em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?(dù mệt Bác vẫn học thêm 2h, viết 10 từ tiếng pháp vào tay vừa làm vừa nhẩm.
- Ở nước Anh, Bác học ngoài vườn hoa, học với giáo sư, Bác học hỏi khi cần thiết.
dù mệt Bác vẫn học thêm 2h, viết 10 từ tiếng pháp vào tay vừa làm vừa nhẩm.
- Ở nước Anh, Bác học ngoài vườn hoa, học với giáo sư, Bác học hỏi khi cần thiết).
b. Bác gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào? ( Không có nhiều thời gian, không có người cùng học.
- Bác kiên trì trong học tập, khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Siêng năng, kiên trì trong học tập.)
Gv hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi;
1. Siêng năng,kiên trì được thể hiện như thế nào? lấy ví dụ cụ thể ?
2. Trái với siêng năng, kiên trì là gì? lấy ví dụ cụ thể ?
* Luyện tập:
+Hướng dẫn HS Làm bài tập trong sách bài tập:
-Bài tập 1:
-Bài tập 2:
-Bài tập 3:
-Bài tập 4:
- 1 HS đọc.
Thảo luận lớp
- HS trả lời.
1 HS trả lời
Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày
HĐ độc lập
1. Siêng năng, kiên trì:
+ Siêng năng: thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức.
+ Kiên trì: Là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng, mặc dù có khó khăn gian khổ, trở ngại
- Trái với siêng năng: là lười biếng, không muốn làm việc, hay lần lữa, trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác.
- Trái với kiên trì: là hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả.
. Bài tập:
-Bài tập 1: Đáp án đúng: A
-Bài tập 2: Đáp án đúng: C
-Bài tập 3: Đáp án đúng: B
-Bài tập 4; Đáp án đúng:
1-d
2-c
3-a
4-b
4.Củng cố:(2')
 ? Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- GV: Khái quát lại nội dung bài học.
5. Hoạt động tiếp nối(1'):
- Về học bài cũ.
- Làm các bài tập còn lại trong sách bài tập.sưu tầm câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì.
-Xem tiếp bài"Siêng năng, kên trì": Tìm hiểu Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
------------------------------------------------*-*-*------------ ... iết tự đánh giá bản thân xem đã tích cực, tự giác hay chưa.
-Động viên bạn bè tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
Ví dụ: Rủ mọi người cùng tham gia với mình, giải thích để bạn hiểu tác dụng của hoạt động, giúp đỡ để bạn có điều kiện tham gia.
- Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
1. Môc ®Ých häc tËp cña häc sinh:
- Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
* Mục đích học tập đúng đắn: Là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc,vì sự phồn vinh của đất nước.
* Mục đích học tập sai: Là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (ví dụ: điểm số) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức;chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân(ví dụ: để có nhiều tiền, để sống sung sướng...)
2. Ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn :
- Giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua khó khăn, gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời.
3.Cách rèn luyện của học sinh:
- Phải biết xác định mục đích học tập đúng đắn là: Học vì tương lai của bản thân và vì tương lai của dân tộc.
- Biết lập kế hoạch rèn luyện trong học tập để đạt được mục đích đó( phải xác định được việc cần làm, thời gian thực hiện, kết quả củ thể trước mắt và lâu dài)
- quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
 1. Công ước LHQ:
- Gồm 4 nhóm quyền:Nhóm quyền sống còn,Nhóm quyền được bảo vệ, nhóm quyền phát triển, Nhóm quyền được tham gia
*Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như; Quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ...
* Nhóm quyền được bảo vệ: Như quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bỏ rơi, không bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như; Quyền được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền được tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
2. Ý nghĩa của công ước LHQ:
- Ý nghĩa đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc,được yêu thương,chăm sóc,dạy dỗ,do đó được phát triển đầy đủ.
-Ý nghĩa đối với thế giới:Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh tiến bộ.
3. Bổn phận của trẻ em: 
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG DÂN NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước, Công dân nước CHXHCN Việt Nam; 
-Công dân; là người dân của một nước. 
- Căn cứ để xác định công dân của một nước; Đó là quốc tịch. nó thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đó.
- Công dân nước CHXHCN việt Nam; là người có quốc tịch Việt Nam
*2. Mỗi quan hệ giữa công dân và Nhà nước;
- Công dân có quyền và có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 
3.Trách nhiệm của hs:Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong các hoạt động của đời sống học sinh: ví dụ: thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, chăm chỉ học tập, thực hiện nghiêm túc nọi quy trường lớp...
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
- Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt( Kém hiểu biết về pháp luật về TTATGT hoặc biết nhưng không tự giác thực hiện).
- Đường xấu và hẹp.
- Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn.
2.Những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp:
a. Quy định đối với người đi bộ;
- Phải đi trên hè phố, lề đường,trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
b. Quy định đối với người đi xe đạp; Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác, không sử dụng ô, điện thoại di động, mang vác và trở vật cồng kềnh, không buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh.
3. Các loại tín hiệu giao thông: 
a. Tín hiệu đèn; 
Xanh là được đi, đỏ là cấm đi, vàng là dừng lại 
b. Hệ thống biển báo;có 3 loại biển báo thông dụng:
+ Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng.
+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành.
4.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông;
- Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra,gây hậu quả đau lòng cho mình và cho mọi người.
- Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
5. Trách nhiệm của HS: 
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và cá quy đinh về an toàn giao thông.
- Đi về bên phải theo chiều đi của mình.
- Tuân thủ nguyên tắc về nhường đường, tránh và vượt nhau.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
1. Ý nghĩa của việc học tập:
+ Đối với bản thân: giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
+ Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
+ Đối với xã hội: giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
2.Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập:
a. Quyền học tập:
- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.
- được học bằng nhiều hình thức.
- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
b. Nghĩa vụ học tập:
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
3. Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập: Gia đình có trách nhiệmi tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình..
4. Vai trò của nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:
+ Mở mang hệ thống trường lớp.
+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.
+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
5. Trách nhiệm của học sinh:
- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.
- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG,THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
1. Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ;
+ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác.việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
+ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
2. Ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân:
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sppngs tự do, bình an.
3. Trách nhiệm của công dân:
-Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.Ví dụ: Khi bị người khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, vu khống, bôi nhọ thì phải tỏ thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của mọi người để ngăn chặn hành vi đó ( Báo cho cha mẹ, thầy cô giáo, những người có trách nhiệm)
- Tôn tronhj sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phảm cuảng]ời khác, phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
1.Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân;
-Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
2. Những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ;
- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác
- Đuổi trái pháp luật người khác ra chỗ ở của họ.
 Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà hoặc pháp luật cho phép.
3. Trách nhiệm công dân;
- Mỗi công dân phải tôn trọng chỗ ở của người khác 
- Bảo vệ chỗ ở của bản thân
- Tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm chỗ ở của người khác
----------------------------------------------------------------------------------------------------
QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆNTHOẠI, ĐIỆN TÍN
1.Nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại điện tín ;
- Thư tín , điện thoại điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật, Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không ai được nghe trộm điện thoại.
2. Trách nhiệm của học sinh:
- Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
- Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cd 6 ca nam 20142015.doc