Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 17)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1  - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 17)

Mục tiêu:

1/Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

 - Tầm quan trọng của sức khoẻ đối với mỗi người.

 - Cách rèn luyện để có sức khoẻ tốt.

 - Ý nghĩa của sức khoẻ.

 2/Kĩ năng:

 - Biết tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân.

 - Rèn luyện bản thân để có sức khoẻ tốt.

 3/Thái độ:

 - Có ý thức tự rèn luyện, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

 - Biết phê phán hành vi làm tổn hại đến sức khoẻ.

 

doc 130 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1007Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
 Lớp dạy Tiết theo TKB Ngày giảng Sĩ số Vắng
 6A . ..  
	 6B . ..  
 Tiết:1 
Bài:1 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
 - Tầm quan trọng của sức khoẻ đối với mỗi người.
 - Cách rèn luyện để có sức khoẻ tốt.
 - Ý nghĩa của sức khoẻ.
 2/Kĩ năng:
 - Biết tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân.
 - Rèn luyện bản thân để có sức khoẻ tốt.
 3/Thái độ:
 - Có ý thức tự rèn luyện, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
 - Biết phê phán hành vi làm tổn hại đến sức khoẻ.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: SGK, ; tục ngữ, ca dao, danh ngôn về sức khoẻ.
- Chuẩn bị của học sinh :
+ Đọc, tìm hiểu nội dung truyện đọc.
+ Tìm câu chuyện, tấm gương về việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (2’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/ Giảng bài mới:
 - Giới thiệu bài:(1’)
 Mùa hè vùa qua các em đã làm những gì? 
Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Các em bên cạnh việc phụ giúp gia đình, học tập cần quan tâm đến sức khoẻ của mình. Tại sao phải như vậy? Làm thế nào để có sức khoẻ tốt? Để tìm hiểu chúng ta sang bài hôm nay: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 
 - Tiến trình bài dạy: (39’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Mùa hè kì diệu.
- Gọi 4 học sinh đọc truyện đọc theo phân vai.
- Đặt câu hỏi cho cả lớp:
? Trong mùa hè Minh đã làm gì? Vì sao Minh lại làm như vậy?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
? Kết quả mà Minh đạt được là gì?
 - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Nhận xét của em về việc làm của Minh?
- Nhận xét: Minh là người có ý thức trong việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ cho mình.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu truyện đọc: Mùa hè kì diệu.
- Đọc truyện đọc.
- Suy nghĩ cá nhân, trả lời:
 Minh đã kiên trì tập bơi vì Minh muốn mình cao lên.
- Nhận xét, bổ sung.
- Minh tay chân rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn....
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Minh là người siêng năng, kiên trì, có ý thức rèn luyện sức khoẻ.
- Nghe.
I/ Truyện đọc:
Mùa hè kì diệu.
15’
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. 
? Có ý kiến cho rằng: Tiền là quý nhất. Vậy ý kiến của em như thế nào?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét
? Theo em điều gì quý giá nhất đối với mỗi người? Vì sao?
? Vậy làm thế nào để chúng ta có một sức khoẻ tốt?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Bản thân em đã làm gì để chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ cho bản thân?
- Liên hệ và hướng dẫn học sinh về phòng, chống đại dịch cúm 
A H1N1.
? Có sức khoẻ tốt con người sẽ như thế nào?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét. 
Hoạt động 2:
Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
- Không đồng tình với ý kiến đó.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Sức khoẻ là quý nhất đối với con người.
- Cần phải thường xuyên chăm sóc, giữ gìn bản thân, rèn luyện thể dục thể thao.....
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Luyện tập thể dục, thể thao; phòng và chữa bệnh kịp thời.
- Nghe.
- Học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, yêu đời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
II/ Nội dung bài học:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, luyện tập thể dục, thể thao....
- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, yêu đời.
12’
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc và làm bài tập c.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét, khẳng định.
* Củng cố: 
Nêu một số việc làm mà em cho rằng chuă thể hiện được việc thự chăm soác, rèn luyện thân thể?
- Nhận xét, kết luận: Con người muốn sống khoẻ, sống tốt thì phải biết tự chăm sóc và rèn luyện sức khoẻ cho mình. Đây cũng chính là cơ sở tạo nên sự phát triển của xã hội.
Hoạt động 3:
Luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập c: Sẽ làm cho người sử dụng bị mắc mộtt số bệnh về tim mạch, phổi, dạ dày.....
- Nhận xét.
- Nghe, làm bài vào vở.
- Nêu theo hiểu biết cá nhân: Đi học trời nắng không đội mũ, mưa không mặc áo mưa mà đi ướt.....
- Nghe, củng cố bài học.
III/ Luyện tập:
 - Bài tập c:
Sẽ làm cho người sử dụng bị mắc mộtt số bệnh về tim mạch, phổi, dạ dày.....
 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:( 2’)
 - Nắm kĩ nội dung bài học, học bài, làm các bài tập còn lại ở SGK.
 - Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì ( đọc, tìm hiểu nội dung truyện đọc; tục ngữ, ca dao, chuyện kể, tấm gương về siêng năng, kiên trì, mỗi tổ xây dựng một tình huống về siêng năng, kiên trì)
Ngày soạn: 
 Lớp dạy Tiết theo TKB Ngày giảng Sĩ số Vắng
 6A . ..  
	 6B . ..  
Tiết:2 
Bài 2 : SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Giúp học sinh:
 Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
 2/Kĩ năng:
 - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
 - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động... để trở thành người tốt
 3/Thái độ:
 Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. 
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: SGK, bảng phụ; câu chuyện, tục ngữ, ca dao, danh ngôn về các danh nhân. 
- Chuẩn bị của học sinh :
+ Đọc, tìm hiểu nội dung truyện đọc SGK.
+ Tìm câu chuyện, tục ngữ, ca dao, tấm gương về siêng năng, kiên trì trong đời sống.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi:
- Vì sao đối với mỗi người sức khoẻ là vốn quý nhất? Cho ví dụ.
- Tìm những hành vi của học sinh không biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
 Dự kiến phương án trả lời:
 - Vì có sức khoẻ thì con người mới có thể làm việc, lao động, học tập đạt được hiệu quả.; mới thoả mãn được những nhu cầu khác.
 Ví dụ: Có sức khoẻ mới có thể trồng trọt, chăn nuôi, đi học, đi dạy....
- Những hành vi của học sinh không biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: Đi học trời nắng không đội mũ, mưa không mặc áo mưa, 
3/ Giảng bài mới:
 - Giới thiệu bài:(2’)
 Giới thiệu tấm gương Nguyễn Ngọc Kí: Anh bị liệt cả hai tay nhưng nhìn thấy các bạn đi học anh đã cố gắng vượt qua khó khăn của mình. Anh đã đi học và dùng đôi bàn chân của mình để tập viết.
? Em hãy nhận xét các hành việc làm của anh?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên dẫn vào bài: Để hiểu rõ hơn đức tính này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài mới: Siêng năng, kiên trì.
- Tiến trình bài dạy:(35’)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ.
- Gọi học sinh đọc truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ 
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
- Bổ sung: Ngoài ra Bác còn biết nhiều thứ tiếng khác: Nhật, Đức....
? Bác đã học các ngôn ngữ này như thế nào?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét.
? Bác đã gặp khó khăn như thế nào?
- Nhận xét: Bác vừa làm, vừa làm, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng....
? Cách học của Bác thể hiện Bác là người như thế nào?
- Nhận xét.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu nội dung truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ.
- Đọc truyện đọc SGK.
- Bác Hồ biết nhiều ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga.....
- Nghe.
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ trong đêm, nhờ thuỷ thủ giảng bài, mỗi ngày viết mười từ vào tay, mỗi ngày Bác đều tự học , học với giáo sư, bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng.....
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Bác không được đến trường, đến lớp, không có thời gian để học....
- Nghe.
- Bác là người biết tự học, siêng năng, biết khắc phục khó khăn.
- Nghe.
I/ Truyện đọc:
Bác Hồ tự học ngoại ngữ.
- Bác học nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga.....
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ trong đêm, nhờ thuỷ thủ giảng bài, mỗi ngày viết mười từ vào tay, mỗi ngày Bác đều tự học , học với giáo sư, bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng.....
=> Bác là người biết tự học, siêng năng, biết khắc phục khó khăn.
10’
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. 
? Vậy siêng năng, kiên trì là gì?
? Nêu những tấm gương thể hiện đức tính này trong cuộc sống mà em biết?( ở trường, ở lớp, cộng đồng.....)
- Nhận xét, giới thiệu cho học sinh những tấm gương siêng năng, kiên trì: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tỵ, các em khuyết tật.....
? Nêu những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về siêng năng, kiên trì?
- Nhận xét.
Hoạt động 2:
Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
- Là cần cù, tự giác, miệt mài làm việc một cách quyết tâm dù có gặp khó khăn.
- Nêu những tấm gương trong cuộc sống mà các em biết.
- Nghe.
- Mưa lâu thấm đất; ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa....
- Nghe.
II/Nội dung bài học:
- Siêng năng là một đức tính của con người, thể hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm cho đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
15’
Hoạt dộng 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập b.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
* Củng cố:
 Tổ chức cho 4 tổ thi kể những câu chuyện thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. Tổ nào kể đúng, kể hay sẽ được tuyên dương, cộng điểm. Thời gian cho mỗi tổ là 2 phút.
- Nhận xét, ghi điểm cho những tổ đạt yêu cầu.
- Kết luận toàn bài. 
Hoạt động 3:
Luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập b:
 Đi học chuyên cần, phụ giúp bố mẹ, hàng ngày tập luyện thể dục, thể thao.....
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Các tổ lần lượt kể câu chuyện của tổ mình đã chuẩn bị.
- Nghe.
- Nghe, củng cố bài học.
III/ Luyện tập:
- Bài tập b:
 Đi học chuyên cần, phụ giúp bố mẹ, hàng ngày tập luyện thể dục, thể thao.....
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:( 2’)
- Về nhà học bài, làm bài tập vào vở.
- Mỗi cá nhân tự mình rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì.
- Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì(tt) ( Tìm hiểu biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động......; liên hệ bản thân; mỗi tổ xây dựng và thể hiện tình huống thể hiện tính siêng năng, kiên trì).
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
............................................................................................................................
 Lớp dạy Tiết theo TKB Ngày giảng Sĩ số Vắng
 6A . ..  
 6B . ..  
Tiết:3 
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
 - Ý nghĩa của siêng năng và kiên trì.
 2/ Kĩ năng:
 - Sưu tầm, kể chuyện.
 - Rèn luyện kĩ năng viết kịch bản, sắm vai tình huống.
 3/ Thái độ:
  ... hân.
- Nghe.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân.
 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai đuợc tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự ý vào lục lọi nhà người khác khi họ không có nhà hoặc họ không cho phép; vào nhà người khác lấy trộm đồ; tự ý vào khám xét nhà người khác ....
- Nghe.
- Sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
- Nghe.
- Phải tôn trọng chỗ ở của người khác; biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác; phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm quyền này của công dân.
- Nghe.
II/Nội dung bài học:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai đuợc tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
- Công dân phải tôn trọng chỗ ở của người khác; biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác; phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm quyền này của công dân.
12’
Hoạt dộng 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập đ.
* Củng cố:
- Treo bài tập SGV trang 104, yêu cầu học sinh xử lí.
- Nhận xét, kết luận toàn bài.
Hoạt động 3:
Luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập đ: 
+ Tình huống 1: Quay về hôm sau mượn hoặc đợi bạn về.
+ Tình huống 2: Mở cửa cho người đó vào.
+ Tình huống 3: Đợi người nhà về rồi lấy hoặc rủ thêm người nữa sang lấy.
+ Tình huống 4: Sang lấy hộ treo vào hiên nhà.
+ Tình huống 5: Báo cho người lớn biết.
- Trước hết giải thích cho ông Tá hiểu về quyền và trách nhiệm bắt kẻ tội phạm; một người ở lại canh người kia về xin lệnh bắt.
- Nghe, củng cố bài học.
III/ Luyện tập:
- Bài tập đ:
 + Tình huống 1: Quay về hôm sau mượn hoặc đợi bạn về.
+ Tình huống 2: Mở cửa cho người đó vào 
+ Tình huống 3: Đợi người nhà về rồi lấy hoặc rủ thêm người nữa sang lấy.
+ Tình huống 4: Sang lấy hộ treo vào hiên nhà.
+ Tình huống 5: Báo cho người lớn biết.
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
- Về nhà học bài, làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài hôm sau: Quyền được bảo đảm an tonà và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
+ Đọc tình huống và trả lời câu hỏi gợi ý.
+ Tìm những câu chuyện, tình huống liên quan đến bài học.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
 Tiết : 31 Ngày soạn: 12/04/2010
Bài dạy:
Bài 18 : 
QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT 
THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức: 
Giúp học sinh hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
 2/ Kĩ năng:
- Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thực hiện tốt quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
 3/ Thái độ:
Học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
 II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự 1999.
- Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu tình huống, tìm câu chuyện có liên quan đến bài học.
 III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
 Kiểm tra sĩ số: 6A1: ................, 6A2: ................, 6A3: ................., 6A4: .................
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:
- Nêu nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
- Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Đến nhà bạn mượn truyện nhưng không có ai ở nhà.
Dự kiến phương án trả lời:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân. Công dân được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng về chỗ ở. Không ai được vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Ví dụ hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân: Thấy nhà hàng xóm không có ai, ông A ở gần bên sang nhà ấy và lấy cái rựa dựng ở góc nhà.
- Đến nhà bạn mượn truyện, không có ai ở nhà thì em sẽ ngồi đợi hoặc về hôm khác đến mượn.
3/ Giảng bài mới:
 - Giới thiệu bài:(1’)
 GV: Nếu nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì?
 HS: Trả lại cho bạn, không được lấy luôn (hoặc là mở ra xem).
 Giáo viên dẫn vào bài: Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta. Để giúp các em hiểu rõ hơn về quyền này, chúng ta sang bài hôm nay: Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
- Tiến trình bài dạy:(35’) 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích tình huống:
- Gọi học sinh đọc tình huống SGK.
? Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không được sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xog thư, dán lại rồi đưa cho Hiền không?
- Nhận xét: Giới thiệu Điều 73 - Hiến pháp 1992 “... thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật... Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật.
? Nếu em là Loan em sẽ làm gì?
- Nhận xét.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu, phân tích tình huống:
- Đọc tình huống SGK.
- Phượng không thể đọc vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Phượng có là bạn thân của Hiền đi nữa thì khi chưa có sự đồng ý của Hiền Phượng cũng không được xem.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Giải pháp đó không thể chấp nhận vì làm như vậy là lừa dối bạn và vi phạm pháp luật.
- Nghe, ghi nhớ.
- Là Loan em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của Hiền khi chưa được sự đồng ý của Hiền và nếu cố tình đọc là vi phạm pháp luật.
- Nghe.
I/ Tình huống:
10’
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Như vậy, quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân.
? Em hiểu quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thể nào?
- Bổ sung: Không được nghe trộm điện thoại.
? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
- Bổ sung: Đọc thư của người khác rồi nói lại cho mọi người biết.
? Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lý như thế nào?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Nếu thấy bạn em nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?
- Trong trường hợp bạn không nghe nên báo cáo với nhà trường, gia đình cùng phân tích để bạn hiểu.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung bài học.
- Nghe, ghi bài.
- Là không được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác 
- Nghe.
- Đọc trộm thư của người khác, thu giữ thư tín, điện tín của người khác, nghe trộm điện thoại của người khác.
- Nghe.
- Sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc (tham khảo điều 125 Bộ luật hình sự 1999).
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy, phân tích để bạn thấy đó là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
- Nghe.
II/Nội dung bài học:
1) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta.
2) Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Không ai được tự ý chiếm đoạt, hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không nghe trộm điện thoại.
3) Chúng ta phải biết tự bảo vệ thư tín, điện thoại, điện tín của mình; tôn trọng bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; phê phán, tố cáo hành vi xâm phạm đến quyền này.
10’
Hoạt dộng 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Yêu cầu học sinh đọc, xử lý tình huống SGK.
* Củng cố:
Yêu cầu các tổ sắm vai tình huống mà mình đã chuẩn bị thể hiện quyền này của công dân.
- Gọi các tổ nhận xét.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3:
Luyện tập, củng cố.
- Đọc, xử lý tình huống: 
+ Tình huống 1: Trả lại cho người mất.
+ Tình huống 2: Khuyên và phân tích cho bạn thấy đó là việc làm sai trái.
+ Tình huống 3: Em sẽ có thái độ phản đối việc làm đó.
- Các tổ thực hiện tình huống đã chuẩn bị trước.
- Nhận xét.
- Nghe, củng cố bài học.
III/ Luyện tập:
- Xử lý, đóng vai tình huống1...3 SGK theo tổ.
+ Tổ 1-2: Tình huống 1.
+ Tổ 3-4: Tình huống 2.
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
- Về nhà học bài, làm bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài hôm sau: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học; tìm hiểu về vấn đề quyền học tập và một số quyền cơ bản của trẻ em, của công dân ở địa phương như thế nào?
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 ca nam 3 cot cuc chuan day.doc