Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 6: Biết ơn

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 6: Biết ơn

) Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.

3) Kỹ năng : Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô cũ và thầy cô giáo đang dạy mình.

2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn

II ) CHUẨN BỊ:

1) GV: - SGK , SGV GDCD 6. B tranh GDCD 6

 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.

 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn

2) HS : -Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1627Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 6: Biết ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
PPCT: Ngày dạy: 
 Bài 6:	 BIẾT ƠN
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.
3) Kỹ năng : Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô cũ và thầy cô giáo đang dạy mình.
2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn
II ) CHUẨN BỊ:
1) GV:	 - SGK , SGV GDCD 6. Bé tranh GDCD 6
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn
2) HS :	 -Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học
2) Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi
Đáp
Điểm
1. Em hiểu tôn trọng kỷ luật nghĩa là thế nào?
2. Tôn trọng kỷ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
3. Bản thân em đã thực hiện tôn trọng kỷ luật như thế nào? 
1. Tôn trọng KL là biết tự giác chấp hành những QĐ chung của tập thêå của các tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc.
2. - Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
- Tôn trọng Kl không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích của bản thân.
3. Hs nêu được một số biểu hiện thể hiện việc tôn trọng kỉ luật (Chấp hành luật giao thông, nội quy nhà trường, quy định của lớp)
3
2
2
3
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài 
GV cho HS quan sát tranh vẽ ngày Giỗ tổ Hùng Vương
HS: Mô tả tranh
GV giới thiệu: Hàng năm cứ đến ngày 10/3 âm lịch nhân dân cả nước lại nô nức về dự ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Việc làm đó thể hiện lòng biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Vậy lòng biết ơn là gì? Biểu hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
b) Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện : Thư của một HS cũ
- Cho HS đọc truyện. Mỗi dãy bàn đọc 1 lần
- Nêu câu hỏi cho HS trao đổi
Gv: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng ntn?
? Vì sao chị Hồng không quên người thầy cũ dù đã hơn 20 năm?
? Chị Hồng đã có những việc làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
*Gv: Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?
Gv chốt ý, nhấn mạnh nd truyện đọc
HĐ2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận theo các nội dung sau
- Cho đại diện hs trình bày, Gv cho hs nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Cuối cùng gv tổng kết, liên hệ, hướng dẫn hs rút ra nội dung bài họ
+ Nhóm 1: 
? Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao phải biết ơn?
+ Nhóm 2: 
? Hãy nêu một số việc làm thể hiện lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ?
+ Nhóm 3:
?Tìm những hành vi trái với lòng biết ơn. Nếu người thân của em có hành vi đó em sẽ có thái độ như thế nào? 
+ Nhóm 4
?Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?
Đánh giá phần thảo luận của các nhóm.
*Gv: Từ xưa, ông cha đã luôn đề cao lòng biết ơn. Lòng biết ơn tạo nên lối sống nhân hậu, thuỷ chung của dt và tạo nên sức mạnh cho các thế hệ nối tiếp nhau chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, vượt qua khó khăn đẻ xd đất nước. Lòng biết ơn làm cho con người biết sống nhân nghĩa, có trước, có sau, có sức mạnh vượt lên tất cả. Lòng biết ơn là biểu hiện tình người, nét đẹp, phẩm chất đạo đức con người
HĐ3: HDHS tìm hiểu nội dung bài học
Dẫn dắt vào câu hỏi:Từ các tình huống trên :
Em hiểu thế nào là biết ơn?
Ý nghĩa của lòng biết ơn?
- Chốt lại vấn đề HS trả lời, ghi bảng KTCB.
Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Nghĩa den: ăn quả thơm ngon phải nhớ tới người trồng và chăm sóc cây.
- Nghĩa bóng: Ngày hôm nay chúng ta được hưởng thụ cái gì thì phải nhớ tới người làm ra thành quả cho ta hưởng.
HĐ4: HDHS làm bài tập
- Bài tập 1: Bài tập 1 SGK
* Gọi hs đọc bt 1 sgk/15
Chốt ý và GDHS biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ bằng những việc làm thiết thực như: Học thật tốt, ngoan ngoãn, vâng lời, hiếu thảo, giúp đỡ mọi người, tham gia các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường.v.v.
- Bài tập 2: Em hãy kể lại những việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn?
- Liệt kê lên bảng
- Gv cùng hs cả lớp, theo dõi, phân tích và nhận xét phần trình bày của hs
* Gv lưu ý hs phân biệt biết ơn với ban ơn. Việc làm biết ơn phải xuất phát từ sự tự giác
- Cho hs lấy vd về việc làm vô ơn, ban ơn của mốt số người trong thời đại ngày nay
- Gv: đó là những việc làm cần lên án, phê bình.
Hs đọc truyện
- Trao đổi câu hỏi
-> Giúp chị Hồng rèn viết tay phải, thầy khuyên “ nét chữ là nết người”
1. Vì: + Chị quen viết tay trái , được thầy Phan thường xuyên sửa chữa bằng cách cầm tay phải của chị để hướng dẫn chị viết.
2. Việc làm và ý nghĩ của chị Hồng:
+ Aân hận vì làm trái lời thầy.
+ Chị quyết tâm thực hiện lời chỉ bảo của thầy: Tập viết tay phải.
+ 20 năm sau chị Hồng Vẫn nhớ ơn thầy và đã viết thư thăm thầy, mong có dịp về thăm thầy
-> thể hiện lòng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy
- hs nghe, cảm nhận
- Các nhóm thảo luận , cử thư ký ghi kết quả và cử đại diện trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Chúng ta cần biết ơn: 
+ Tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành và nuôi dưỡng ta.
+ Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ ta.
+ Biết ơn những người đã giúp đỡ ta những lúc khó khăn, hoạn nạn. Những người đã mang đến cho ta điều tốt lành.
+ Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã có công trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.
+ Biết ơn Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.
- Việc làm thể hiện lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ:
+ Xây nhà tình nghĩa, trao tặng sổ tiết kiệm.
+ Phong tặng danh hiệu
+ Quy tập mộ liệt sĩ, nuôi dưỡng các bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.
- Biểu hiện trái với lòng biết ơn: Vô ơn, bội nghĩa, bạc tình. Nếu người thân có thái độ như vậy chúng ta cần phải phân tích, giảng giải để cho người thân nhận ra việc làm sai trái đó.
- Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:
+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước chảy ra
Một lòng	kính cha
Cho tròn .	Đạo con
+ Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
+ Aên quả nhớ kẻ trồng cây
+ Uồng nước nhớ nguồn
- Hs nghe, cảm nhận
+ Trao đổi câu hỏi
- Hs : Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, với đất nước.
- Biết ơn có ý nghĩa tạo nên mối quan hệt tốt đẹp giữa người với người.
+ Ghi NDBH vào vở
+ Giải thích theo cách hiểu
Làm việc cá nhân
Đáp án đúng: 1,3,4
- Hs nghe, cảm nhận
- Hs tự liên hệ và kể những việc lam trong thực tế
- Hs cả lớp nhận xét, phân tích
- Đọc lại nội dung bài học
- Hs theo dõi
- Hs lấy vd:
+ Uûng hộ tiền cho người mù vì sợ cô giáo nhắc nhở trước lớp
+Giúp đỡ bạn nhưng hay kể công với người khác
- Hs ghi nhận
I. Tìm hiểu truyện đọc
“ Thư của một hs cũ”
* Thầy Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng
* Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy- một truyền thống đạo đức của dt ta
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm: Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, với đất nước.
2.Ý nghĩa
+Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta
+Lòng biết ơn làm đẹp quan hệ giữa người với người
+Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người
III. Bài tập
Bài 1
Đáp án đúng: 1,3,4
4) Củng cố: 
 - Đọc lại nội dung bài học
 - Kết luận: Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Aên quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống quý báu của ta. Thế hệ chúng ta hiện nay phải biết sống có ích, biết ơn người sinh thành, biết ơn thế hệ dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
5) Dặn dò:
- Học thuộc NDBH, làm bài tập c SGK, sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về biết ơn
- Chuẩn bị bài: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
 +Đọc và phân tích truyện đọc
 +Sưu tầm ảnh, tranh vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên nước ta
 +Mỗi tổ vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương
IV) RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 T7.doc