Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 28: Kiểm tra một tiết

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 28: Kiểm tra một tiết

) Kiến thức: Kiểm tra sự nắm kiến thức của HS qua các bài đã học (Từ bài 12 đến bài 15). Nắm được các biểu hiện và nhận biết hành vi qua các nội dung pháp luật.

2) Kỹ năng: Nhận biết được những hành vi pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, biết tự đánh giá mình và người khác.

3) Thái độ: HS có ý thức thực hiện tốt các hành vi đã học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức bài 12 đến bài 15

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 28: Kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:  Ngày soạn: 
PPCT: Ngày dạy:
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY
 1) Kiến thức: Kiểm tra sự nắm kiến thức của HS qua các bài đã học (Từ bài 12 đến bài 15). Nắm được các biểu hiện và nhận biết hành vi qua các nội dung pháp luật.
2) Kỹ năng: Nhận biết được những hành vi pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, biết tự đánh giá mình và người khác.	
3) Thái độ: HS có ý thức thực hiện tốt các hành vi đã học
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm
Học sinh: Ôn tập kiến thức bài 12 đến bài 15
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, cho HS ngồi xuống, dặn HS cất sách vở GDCD.
2.Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra)
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài : - Gv nêu yêu cầu và nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết kiểm tra
b. Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động 1: Phát đề cho hs
**Đề bài:
I. TRẮC NGHIỆM( 4đ )
 Câu 1: (1đ) Nối những nội dung ở cột A sao cho phù hợp với các nội dung ở cột B
A (Tên biển báo)
B (Đặc điểm)
Đáp án
1. Biển báo cấm
a. Hình tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng
1 + 
2. Biển báo hiệu lệnh
b. Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm 
2 + 
3. Biển báo chỉ dẫn
c. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều lệnh phải thi hành
3 + 
4. Biển báo nguy hiểm
d. Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông , nền màu xanh lam, để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết.
4 + 
Câu 2 (3đ) Đọc những câu sau và trả lời bằng cách khoanh vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng:
1.Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?
Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn B. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
C. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em	D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là công dân Việt Nam ?
Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.
Người Việt Nam dưới 18 tuổi.
Trong các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông sau đây, theo em đâu là nguyên nhân chủ yếu ?
Dân cư tăng nhanh
Phương tiện tham gia giao thông ngày càng phát triển
Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông, ý thức của người tham gia giao thông kém.
Quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế
4. Trẻ em trong độ tuổi nào sau đây bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học ( Từ lớp 1 đến lớp 5) ?
Từ 5 tuổi đến 13 tuổi	B. Từ 6tuổi đến 14 tuổi
C. Từ 8 tuổi đến 16 tuổi	D. Từ 7 tuổi đến 15 tuổi
5. Hệ thống báo hiệu giao thông bao gồm những gì ?
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông	B. Tín hiệu đèn giao thông
C. Biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn	D. Tất cả các ý A, B, C.
6. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào ?
Năm 1989	B. Năm 1990
C. Năm 1991	D. Tất cả đều sai
II. TỰ LUẬN ( 6đ )
Câu 1: (2đ) Trình bày nội dung 4 nhóm quyền của trẻ em được ghi nhận trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ?
Câu 2: (2đ) Nêu trách nhiệm của người học sinh đối với việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ?
Câu 3; Cho tình huống: “ Bạn A là một học sinh giỏi đang học lớp 5 của một trường nọ. Bỗng dưng, thời gian gần đây không thấy bạn A đi học nữa. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy bạn A đang phụ bán hàng. Khi cô giáo hỏi lí do vì sao bạn không đi học nữa thì đựợc biết là do nhà đang rất thiếu người phụ bán hàng nên bạn phải nghỉ học ở nhà làm phụ bố mẹ”
Nhận xét về tình huống trên ?
Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì để bạn được tiếp tục đi học ?
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM (4Đ ) 
Câu 1: (1đ) Hs điền vào cột đáp án nối mỗi nội dung trong cột A phù hợp nội dung ở cột B, mỗi đáp án đúng = 0,25
 1 + b	 2 + c	3 + d	4 + a
Câu 3 ( 3đ) Hs chọn đáp án đúng, mỗi câu =0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
A
C
B
D
A
II. TỰ LUẬN (6Đ)
Câu 1:(2đ). HS trình bày nội dung 4 nhóm quyền, mỗi nội dung chính xác đạt 0,5 đ: cụ thể
+ Nhóm quyền sống - còn: Là những quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: được nuôi dưỡng, đựơc chăm sóc sức khoẻ 	0,5đ
+ Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại	0,5đ
+ Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các HĐ văn hóa, nghệ thuật	0,5đ
+ Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc coa ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình	0,5đ
Câu 2: (2đ) Hs trình bày các trách nhiệm của mình.
+ Học và thực hiện đúng theo qui định về TTATGT.	0,5đ
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.	0,5đ
+ Nhắc nhở mọi người, nhất là các em nhỏ thực hiện đúng luật GT.	0.5đ
+ Lên án những người cố tình vi phạm luật GTĐB	0,5đ
Câu 3: Xử lí tình huống (2đ)
Nhận xét tình huống: 
- Bạn A nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình là sai vì Bạn A chưa thực hiện đúng với nghĩa vụ học tập của mình: Phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học	0,5đ
- Gia đình bạn A bắt bạn ở nhà phụ bán hàng là sai, chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.	0,5đ
Hs đưa ra cách giải quyết hợp lí 	1đ
VD: Cùng các bạn trong lớp đến nhà động viên, khuyên bạn A cố gắng sắp xếp thời gian cân đối việc học và việc làm, xin bố mẹ cho bạn A được đi học; thay phiên nhau đến phụ giúp bạn để bạn có thể đi học lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn, theo dõi, nhắc nhở hs làm bài tích cực
4.Củng cố:
- Gv thu bài, kiểm tra tên, lớp, số lượng
- Đánh giá, nhận xét thái độ, tinh thần làm bài của hs
5.Dặn dò
- Ôn lại các kiến thức đã kiểm tra
- Soạn bài : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
 + Đọc và phân tích truyện đọc
 + Nghiên cứu phần nội dung bài học
 + Chuẩn bị phần luyện tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28- kiem tra.doc