Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì

I) MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện. 2. Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt đức tính SNKT với lười biếng chống chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nãn chí trong học tập, lao động 3. Thái độ: Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập. II) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6. 2. Học sinh : Sưu tầm những tấm gương SNKT trong học tập. III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong hs

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 2: Siêng năng - Kiên trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn: PPCT: Ngày dạy:	 
 BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ (tt) I) MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì và cách rèn luyện. 2. Kỹ năng: Học sinh biết phân biệt đức tính SNKT với lười biếng chống chán; biết phê phán những biểu hiện lười biếng nãn chí trong học tập, lao động 3. Thái độ: Học sinh biết tôn trọng sản phẩm lao động, kiên trì, vượt khó trong học tập. II) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: SGK, SGV GDCD 6... 2. Học sinh : Sưu tầm những tấm gương SNKT trong học tập. III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong hs	 2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi
Đáp
Điểm
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
2.Hãy kể một câu chuyện về một tấm gương siêng năng, kiên trì trong học tập đã thành công trong sự nghiệp?
1. - Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
2. – Hs kể được ít nhất một tấm gương, câu chuyện hay, phù hợp, thục tế, gần gũi
3
3
4
3. Bài mới. a) Giới thiệu bài: “Vợ chồng bác An siêng năng lao động. Nhờ vậy, thu nhập của gia đình bác rất cao. Sẵn có tiền,bác sắm sửa đồ dùng trong gia đình, mua xe máy tốt cho các con. Hai người con bác ỷ vào bố mẹ không chịu lao động, học tập, suốt ngay ăn chơi lêu lổng, thể hiện mình là con nhà giàu Thế rồi của cải nhà bác An cứ thế lần lượt ra đi, cuối cùng cuộc đời rơi vào cảnh khổ.
? Do đâu mà cuộc sống của gđ bác An rơi vào tình trạng như vậy??? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng nghiên cứu bài hocj hôm nay. b) Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm biểu hiện của SNKT.
PP: Đàm thoại, thảo luận nhóm,kích thích tư duy
*GV. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nd sau:
1. Tìm biểu hiện SNKT trong học tập.
2.Tìm biểu hiện SNKT trong lao động.
3. Tìm biểu hiện SNKT trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
* Gv cho đại diện từng nhóm lên trình bày. Cho hs các nhóm nhận xét
* GV tổng hợp ý kiến,chốt lại.
*Định hướng
Học tập
Lao động
Hđ khác
-Đi học chuyên cần
-Chăm chỉ làm bài
-Tự giác học.
-Chăm làm việc nhà 
-Tìm tòi sáng tạo
-Không bỏ dở côngviệc
-Tập TD
-Đấu tranh với tệ nạn Xh
-Bảo vệ môi trường
*Liên hệ-gdhs ý thức chăm chỉ học tập, giúp đỡ cha mẹ, bảo vệ môi trường lớp học, nhà ở
*Gv: Tìm những câu TN, CD, DN nói về SNKT?
 *Gv: yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về SN của Bác Hồ.
-Gv: Vì sao phải SNKT?.
*Gv: Từ những nội dung đó, em hãy rút ra kết luận về ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?
*Gv chốt và chuyển ý.
* HĐ2: Luyện tập- Rút ra cách rèn luyện.
PP:Liên hệ, đàm thoại, giải quyết vấn đề.
*Gv đặt vấn đề: 
1/Nêu việc làm thể hiện sự SNKT của bản thân và kết quả của công việc đó?.
2/ Nêu việc làm thể hiện sự lười biếng,chống chán của bản thân và hậu quả của công việc đó?.
- Gv hướng dẫn HS rút ra bài học và nêu phương hướng rèn luyện.
* Phê phán những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
Gv: HD học sinh làm bt b, c SGK/7
1/ Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em?
2/ Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết?
*Gv nhận xét, đánh giá tinh thần chuẩn bị của hs.
- Hs chia nhóm thảo luận, cử đại diện, thư kí và ghi kq vào bảng phụ
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hs nhận xét, bổ sung
- Hs nghe, ghi nhận
- Hs nghe, cảm nhận
- Hs tìm, phát biểu:
+Tay làm hàm nhai
+Siêng làm thì có,siêng học thì hay.
+Miệng nói tay làm
+Kiến tha lâu cũng đầy tổ
+Cần cù bù khả năng
- Hs nhớ lại và nêu
- Hs tự do phát biểu
- Hs phát biểu
- Hs trao đổi, suy nghĩ và tự liên hệ bản thân để giải quyết vđ
- Hs rút ra bài học
- Hs ghi nhận
- Hs đứng tại chổ phát biểu theo sự chuẩn bị ở nhà.
- Hs nghe, ghi nhận
II. Nội dung bài học
2. Ý nghĩa: 
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
3. cách rèn luyện:
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: ( kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chống TNXH, bảo vệ môi trường...)
4. Củng cố:
 - Vì sao phải siêng năng kiên trì? Cho ví dụ?.
 - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về siêng năng, kiên trì - Gv kết luận: “Thành công của con người trong đó 90% là nhờ sự siêng năng kiên trì. Đức tính đó rèn luyện cho chúng ta tính bền bỉ, dẻo dai, biết vượt qua khó khăn gian khổ... phát huy tính siêng năng kiên trì của thế hệ cha anh, bản thân mỗi chúng ta phải biết tự rèn luyện, học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và hoạt động khác” 5. Dặn dò: - Học bài, khắc sâu nội dung bài học - Làm các bài tập d SGK/6 - Xem nội dung bài 3 " Tiết kiệm 
 - Đọc truyện “Thảo và Hà”, trả lời câu hỏi trong sgk
 - Tìm những biểu hiện của tiết kiệm và không tiết kiệm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 T3.doc