I. MỤC TIÊU
1) Ôn tập các bài hát.
- Học thuộc các bài hát : Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Cim sáo, Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Hát đúng giai điệu, lời ca và tập hát diễn cảm.
2) Ôn tập đọc nhạc.
- Học thuộc tên nốt nhạc. Đọc đúng độ cao, trường độ, kết hợp hát lời ca.
- Học thuộc giai điệu và lời ca các bài TĐN số 5 số 6, kết hợp gõ đệm.
II.C HUẨN BỊ :
- SGK, vở ghi, nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra :
HS lên bảng đọc và hát lời bài TĐN nhạc số 7, số 8.
- Nhận xét
B.Dạy học bài mới
1.GIỚI THIỆU BÀI
2. PHẦN HOẠT ĐỘNG
a) Nội dung 1: Ôn tập 5 bài hát
*Hoạt động 1: Cho HS hát ôn 5 bài hát, mỗi bài 2-3 lượt, có vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn các em hát đúng.
Cho HS hát theo tổ, nhóm - Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu, vỗ tay theo phách.
* Hoạt động 2:
- Gv chỉ định cá nhân, nhóm nhorHS đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp hát (biểu diễn) bài hát theo đúng yêu cầu, hát một trong 5 bài hát đã ôn.
- GV nhận xét, đánh giá.
a) Nội dung 2: Ôn TĐN
*Hoạt động 1: GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu như trong SGK.
*Hoạt động 2 :
- GV cho HS ôn tập từng bài TĐN , kết hợp gõ phách hoặc gõ nhịp.
- Cho HS đọc từng bài nhạc, kết hợp hát lời ca
Gv nhận xét, đánh giá .
3. PHẦN KẾT THÚC
- Gọi vài HS lên trình bày bài hát
- GV nhận xét, đánh giá.
2 HS lên bảng
- HS luyện hát đúng lời ca và giai điệu và tập biểu diễn.
- Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu, theo phách.
- HS tập trình bày bài hát.
- HS trình bầy bài hát và biểu diễn.
- HS ôn tập hình tiết tấu và tập đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.
Tuần 34 Thứ hai ngày 8 tháng 5 năm 2006 Lịch sử ( T1 : 4A- T2: 4B- T3: 4C) Ôn tập địa lí I. Mục tiêu Giúp HS biết : - Chỉ trên bản đồ tự nhiên địa lí Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng; đồng bằng Bắc Bộ; đồng bằng Nam Bộ; các đồng bằng Duyên Hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình. - So sánh, hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Các bảng hệ thống. - Phiếu học tập của HS. III. các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra + Vùng biển nước ta có những loại khoáng sản nào ? + Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển ? B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài 2. HD ôn tập. * Hoạt động 1 : - Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường các địa danh theo yêu cầu của câu 1. * Hoạt đông 2: - Gv phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập có kẻ bảng hệ thống về các thành phố như sau Tên thành phố Đặc điểm tiêu biểu Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Đà Lạt TP Hồ Chí Minh Cần Thơ - Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS lên bảng chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các thành phố nêu trên. - Gv kết luận lời giải đúng. 3.Củng cố - Cho HS thảo luận và nêu nội dung của bài ôn tập . 4 .Đánh giá nhận xét giờ học Nhận xét kết quả học tập của HS Chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh trả lời. - Cho HS làm việc cả lớp. - 3 nhóm HS lên bảng chỉ ( mỗi nhóm 2-3 HS). - HS làm việc theo nhóm. - HS thảo luận nhóm và điền vào bảng hệ thống. - Mỗi nhóm 2 HS lên trình bày : Một em đọc tên thành phố, một em đọc đặc điểm tiêu biểu. - Một số HS lên bảng. - Một số HS lên bảng . Chiều : Thứ hai ngày 8 tháng 5 năm 2006 Địa lí ( T1 : 4B-T2:4C-T:4A) Ôn tập địa lí (Tiếp theo) I. Mục tiêu : Giúp HS biết : - Tiếp tục cho HS xác định vị trí của một số thành phố đã học trên bản đồ địa lí và bản đồ hành chính Việt Nam - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố nước ta đã học. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của mmotj trong các thành phố đã học . B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài 2. HD ôn tập * Hoạt động 1 : - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3,4 trong SGK và phát biểu ý kiến. Hãy kể tên một số dân tộc sống ở : a) Dãy núi Hoàng Liên Sơn . b) Tây Nguyên. c) Đồng bằng Bắc Bộ. d) Đồng bàng Nam Bộ. đ) Các đồng bằng Duyên Hải miền Trung. - Gọi các nhóm khác nhận xét. - Gv kết luận câu trả lời đúng. * Câu 4 :+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi : ... + Tây Nguyên là xứ sở của : ... + Đồng bằng lớn nhất nước ta là :... + Nơi có nhiều đất mặn, đát phèn là : ... *Hoạt động 2 : Yêu cầu HS àm việc theo cặp, làm câu hỏi 5 trong SGK. 4 .Củng cố : GV tóm tắt nội dung ôn tập. 4 .Đánh giá nhận xét giờ học Nhận xét kết quả học tập của HS Dặn chuẩn bị bài sau. -2 HS nêu - HS làm việc cá nhân. - Một số HS nêu. Đáp án : a) Thái, Dao, Mông b) Gia-rai, Ê- đê, Ba- na, Xơ -đăng, ... c) Chủ yếu là người Kinh. d) Kinh, Khơ- me, Chăm, Hoa. đ) Người Kinh, Chăm. *Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc. * Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. * Đồng bằng Nam Bộ. * Các đồng bằng Duyên Hải miền Trung. Nối tiếp HS nêu các ý trả lời . Đáp án : ghép 1 với b ; 2 với c ; 3 với a ; 4 với d ; 5 với e; 6 với đ. Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2006 Chính tả ( T1: 4A- T3: 4B-T4:4C ) (Nghe- viết) Nói ngược I. Mục tiêu * Nghe- viết chính xác, đẹp bài về dân gian nói ngược. * Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d( hoặc dấu hỏi, dấu ngã) II. Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to viết bài tập 2. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra - Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ láy : + Từ láy trong đó tiếng nào cũng có âm ch hoặc tr. + Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu hoặc iêu. - Gọi 2 HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chữ viết của từng HS Bài mới. 1.Giới thiệu bài - GV giới thiệu đoạn viết. 2. Hướng dẫn viết chính tả *Tìm hiểu nội dung bài vè. - GV đọc đoạn văn, gọi 1HS đọc lại. Hỏi :+ Bài vè có gì đáng cười ? * Hướng dẫn viết từ khó, dễ lẫn Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Gọi HS nêu các từ vừa tìm được. 3. Viết chính tả - GV đọc cho HS viết vào vở. - yêu cầu HS tự soát lỗi và chữa lỗi * GV thu chấm 8-10 bài * Nhận xét bài viết của HS 4. Luyện tập Bài 2/ a: GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. GV phát 2 phiếu ghi bài tập cho 2 nhóm làm và lên bảng trình bày. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV kết luận lời giải đúng. 3.Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau - 3 HS lên bảng viết 1HS đọc thành tiếng bài vè, cả lớp đọc thầm. - Bài vè có nhiều chi tiết đáng cười : ếch cắn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già, xôi nuốt đứa trẻ, lươn nằm cho trúm bò vào. - HS đọc và luyện viết các từ ngữ : + ngoài đồng. liếm lông, lao đao, lươn, trúm, thóc giống, đổ vồ, chim chích, diều hâu, quạ,... - HS nghe - viết bài vào vở. - HS đổi vở soát lỗi và tự chữa lỗi - HS làm bài vào VBT - 2 nhóm làm trên phiếu (dùng bút chì gạch chân dưới các từ không thích hợp) lên bảng dán phiếu và trình bày. - 1 HS đọc hoàn thiện và cả lớp chữa bài. Đáp án : giải đáp- tham gia- dùng- theo dõi- kết quả- bộ não- không thể. - HS chữa bài vào vở. Kĩ thuật ( T2::4A) Lắp con quay gió( Tiết 3) I. Mục tiêu * Giúp HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió . * Lắp các bộ phận của con quay gió đúng kĩ thuật, đúng quy trình. * Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi lắp và tháo các chi tiết của con quay gió . II. Đồ dùng dạy học * Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . * Mẫu con quay gió đã lắp sẵn. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra : - Nêu các bộ phận của con quay gió . - Yêu cầu HS lấy các bộ phận của con quay gió đã lắp ở tiết trước ra để kiểm tra. B.Dạy học bài mới 1.Giới thiệu bài Cho HS quan sát mẫu con quay gió và giới thiệu 2. Hướng dẫn thực hành lắp ráp xe có thang * Hoạt động 1 : c) Lắp ráp con quay gió . - Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 5( SGK) để lắp những bộ phận còn lại vào đúng vị trí và lưu ý : + Chỉnh các bánh đai giữa các trục cho thẳng hàng. + Khi lắp các cánh quạt phải đúng và đủ các chi tiết (vòng hãm, cánh quạt, bánh đai). - Lắp xong phải kiểm tra sự hoạt động của con quay gió. - Yêu cầu HS lắp hoàn thiện . - Trong khi HS thực hành, GV theo dõi, chỉnh sửa, giúp đỡ kịp thời cho những HS còn lúng túng. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV thành lập nhóm giám khảo để nhận xét, đánh giá . - GV đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá ( treo lên bảng). - Yêu cầu HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 4 .Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học, nhận xét tinh thần, ý thức của HS trong quá trình lắp ráp. - Chuẩn bị bài sau. - 1-2 HS nêu - HS kiểm tra các bộ phận của con quay gió. - HS quan sát - HS làm việc theo nhóm đôi. -1-2 HS quan sát và đọc nội dung trong SGK. - HS thực hành lắp ráp các bộ phận của con quay gió . - HS trưng bày sản phẩm trên bàn - Nhóm giám khảo đánh giá theo các tiêu chuẩn sau : +Lắp con quay gió phải đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Con quay gió lắp chắc chắn và không bị xộc xệch. + Con quay gió chuyển động được. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Chiều : Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2006 Kĩ thuật ( T1: 4B-T3:4C) Lắp con quay gió (Tiết 3) ( Soạn sáng thứ ba) Âm nhạc ( T2: 4A) Ôn tập I. Mục tiêu 1) Ôn tập các bài hát. - Học thuộc các bài hát : Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Cim sáo, Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan. - Hát đúng giai điệu, lời ca và tập hát diễn cảm. 2) Ôn tập đọc nhạc. - Học thuộc tên nốt nhạc. Đọc đúng độ cao, trường độ, kết hợp hát lời ca. - Học thuộc giai điệu và lời ca các bài TĐN số 5 số 6, kết hợp gõ đệm. II.c huẩn bị : - SGK, vở ghi, nhạc cụ gõ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra : HS lên bảng đọc và hát lời bài TĐN nhạc số 7, số 8. - Nhận xét B.Dạy học bài mới 1.Giới thiệu bài 2. Phần hoạt động a) Nội dung 1: Ôn tập 5 bài hát *Hoạt động 1: Cho HS hát ôn 5 bài hát, mỗi bài 2-3 lượt, có vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn các em hát đúng. Cho HS hát theo tổ, nhóm - Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu, vỗ tay theo phách. * Hoạt động 2: - Gv chỉ định cá nhân, nhóm nhorHS đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp hát (biểu diễn) bài hát theo đúng yêu cầu, hát một trong 5 bài hát đã ôn. - GV nhận xét, đánh giá. a) Nội dung 2: Ôn TĐN *Hoạt động 1: GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu như trong SGK. *Hoạt động 2 : - GV cho HS ôn tập từng bài TĐN , kết hợp gõ phách hoặc gõ nhịp. - Cho HS đọc từng bài nhạc, kết hợp hát lời ca Gv nhận xét, đánh giá . 3. phần kết thúc - Gọi vài HS lên trình bày bài hát - GV nhận xét, đánh giá. 2 HS lên bảng - HS luyện hát đúng lời ca và giai điệu và tập biểu diễn. - Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu, theo phách. - HS tập trình bày bài hát. - HS trình bầy bài hát và biểu diễn. - HS ôn tập hình tiết tấu và tập đọc nhạc theo hướng dẫn của GV. Thứ tư ngày 10 tháng 5 năm 2006 Luyện từ và câu ( T1: 4B) Mở rộng vốn từ : Lạc quan - Yêu đời I. Mục tiêu * Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ đề : Lạc quan- Yêu đời. * Đặt câu đúng ngữ pháp, có hình ảnh với các từ thuộc chủ điểm. II. Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to viết bài tập III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra : Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích. - Gọi HS khác nhận xét. - GV hỏi HS dưới lớp trả lời câu hỏi : + Trạng ngữ chỉ mục đích có ý nghĩa gì trong câu ? + Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi nào ? - GV nhận xét và cho điểm từng HS. B.Dạy học bài mới 1.Giới thiệu bài 2. hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - GV dán tờ phiếu ghi nội dung bài tập lên bảng. Gọi HS nhận xét : + Trong các từ đã cho có từ ngữ nào em chưa hiểu nghĩa ? - Gọi HS giải nghĩa của từ đó. - GV kết luận và bổ sung cho đúng nghĩa của các từ đó. Bài 2 . Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu và nội ... . c) Kể chuyện trước lớp * Gọi HS thi kể chuyện trước lớp GV tổ chức cho HS lên kể thi trước lớp. - Gọi HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo tiểu chuẩn - Nhận xét cho điểm HS kể tốt 3. củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau Dặn về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - 2 HS lên bảng kể -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS đọc thầm gợi ý trong SGK - HS nối tiếp phát biểu ý kiến : + Nhân vật chính là một người vui tính mà em biết. Ví dụ : + Em kể về bác Hoàng ở xóm em. Bác là người rất vui tính. ở đâu có bác là ở đó có tiếng cười... - HS kể chuyện trong nhóm - Trao đổi ý nghĩa câu bạn kể cùng bạn. 3- 4 HS lên bảng KC - HS nhận xét nội dung và cách kể chuyện của bạn, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.. Chiều : Thứ tư ngày 10 tháng 5 năm 2006 Âm nhạc ( T1: 4C) Ôn tập (Soạn chiều thứ ba) Kể chuyện ( T2: 4B) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Soạn sáng thứ tư) Luyện từ và câu (T3: 4A) Mở rộng vốn từ : Lạc quan - Yêu đời (Soạn sáng thứ tư ) Thứ năm ngày 11 tháng 5 năm 2006 Luyện từ và câu ( T1: 4C) Mở rộng vốn từ : Lạc quan- Yêu đời (Soạn sáng thứ tư) Tiếng Việt( T2: 4c- T4 : 4B) Luyện từ và câu : Ôn tập chung I. Mục tiêu - Giúp HS hệ thống và củng cố một số từ ngữ thuộc các chủ đề đã học. - Biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ đề để đặt câu và viết một đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi nội dung các bài tập. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra : - Gọi HS lên bảng đặt câu có trạng ngữ và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu. - GV nhận xét cho điểm B.Dạy học bài mới 1.Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: GV ghi đề bài lên bảng. - Gọi HS đọc lại đề bài . * Những hoạt động nào được gọi là du lịch ? Khoanh tròn vào chữ trước ý trả lời đúng. (GV phát phiếu cho HS làm bài) A - Đi chơi công viên B - Đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh. C - Đi làm việc xa nhà. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. - Đặt câu với từ Du lịch + Em hãy kể một số điểm du lịch ở nước ta mà em biết. Bài 2: GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS đọc bài và làm bài theo nhóm đôi. Đề bài : Cho các từ sau : du lịch, du học, du kích, du canh, du cư, du khách, du kí, du ngoạn, du mục, du xuân. Xếp các từ thành 2 nhóm : a) Các từ trong đó tiếng du có nghĩa là "đi chơi".M : du lịch b) Các từ có tiếng du có nghĩa là "không cố định" . M : du cư - Gọi HS nhận xét. - GV kết luận lời giải đúng. + Đặt câu với các từ ở nhóm a. Bài 3 : GV ghi yêu cầu và nội dung bài tập. Đề bài : Phân tích các từ sau thành 3 nhóm : quan tâm, quan hệ, quan văn, quan võ, lạc quan, sĩ quan, quan lại, quan sát, quan khách, tham quan, chủ quan, khách quan. -3 HS làm bài trên trên bảng - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét và khen ngợi , chấm điểm cho HS làm bài tốt. + Đặt câu với mỗi từ sau : tham quan, quan sát. 63.Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn HS nên sử dụng các câu cảm nói cho phù hợp với tình huống. - 2 HS lên bảng. - HS khác nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và làm bài vào phiếu Đáp án : ý B - HS nối tiếp nhau nêu câu của mình. Ví dụ : + Mùa hè năm ngoái, em được bố mẹ cho đi du lịch ở Vịnh Hạ Long. + Đi du lịch thật là thích. - Nối tiếp HS nêu. Ví dụ : Đồ Sơn, Sầm Sơn. Vịnh Hạ Long, công viên nước Hồ Tây, Hồ Ba Bể, .. . - HS đọc bài tập và làm bài nhóm đôi. - 2 HS làm vào phiếu to và lên bảng trình bầy. Đáp án : a) du lịch, du khách, du ngoạn, du kí, du xuân. b) du canh, du cư, du kích, du học. - HS dưới lớp nhận xét. - Nối tiếp HS nêu câu của mình. Ví dụ : + Chúng tôi du ngoạn trên sông bằng thuyền buồm. HS đọc bài, thảo luận và làm bài . Đáp án : a) Những từ trong đó quan có nghĩa là "quan chức" : quan văn, quan võ, sĩ quan, quan lại b) Những từ trong đó quan có nghĩa là "nhìn xem" :, quan sát, tham quan, lạc quan, chủ quan, khách quan c) Những từ trong đó quan có nghĩa là "liên hệ, gắn bó" : quan hệ, quan tâm. Ví dụ : + Chủ nhật vừa qua, lớp em có tổ chwc đi tham quan Lăng Bác. + Muốn tả được cái cây, ta phải quan sát kĩ từng bộ phận của cây. Luyện từ và câu ( T3 : 4A) Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu I. Mục tiêu: * Hiểu ý nghĩa tác dụng của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu. * Xác định được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu. * Thêm đúng trạng ngữ chỉ phương tiện phù hợp với nội dung từng câu. * Viết đoạn văn tả con vật em yêu thích trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện. Yêu cầu câu văn đúng ngữ pháp, diến đạt tốt, dùng từ miêu tả nổi bật. II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp ghi câu văn phần nhận xét . - Giấy khổ to viết sẵn BT 1 phần luyện tập, để HS làm bài. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS viết 1 câu có từ miêu tả tiếng cười. - Nhận xét cho điểm HS. B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài. 2. tìm hiểu ví dụ Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT - GV ghi BT lên bảng : - - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và phát biểu - Nhận xét kết luận câu trả lời đúng. Bài 2. Em hãy đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ trên. GV ghi nhanh các câu đúng lên bảng. 3.Ghi nhớ + Hỏi : Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung ý nghĩa gì cho câu ? + Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi nào ? + Trạng ngữ chỉ phương tiện thường trả lời cho câu hỏi nào ? - Gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK) - Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. GV nhận xét câu đúng. 4. Luyện tập Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài. - Gạch chân dưới các trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng . - GV kết luận lời giải đúng. Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT. Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ . Đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện phù hợp với từng con vật. Gọi HS lên bảng làm bài. Gọi HS nêu các câu điền hoàn chỉnh.. - Gọi 2 HS làm vào phiếu to và lên bảng trình bày. - Gọi HS dưới lớp nêu câu của mình. - GV nhận xét chốt những câu đúng. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau . - 2 HS lên bảng làm bài . - HS khác nhận xét. - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi theo cặp và phát biểu ý kiến. - HS nối tiếp nhau phát biểu : a) Trạng ngữ bằng món, "mầm đá", độc đáo bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu. b) Trạng ngữ với một chiếc khăn bình dị bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu. - 4 HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi . + Bằng món gì, trạng Quỳnh đã giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng. - Với món ăn gì, trạng Quỳnh....? + nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc bằng cái gì ? + Với cái gì, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc ? - HS nêu như phần ý nghĩa trong SGK - 3 HS nối tiếp nhau đọc câu của mình. Ví dụ : + Với giọng ca mượt mà, chị đã lôi cuốn được người nghe. Bằng tất cả sự cố gắng, nó đã chiến thắng. Cậu ấy đã đén trường bằng đôi nạng gỗ. - HS khác nhận xét. - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp HS dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ của câu. - Nhận xét . Đáp án : a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ. b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng. - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm - HS làm bài cá nhân. - 3 - 5 HS nối tiếp nhau đọc câu của mình. - 2 HS làm bài vào phiếu to và lên bảng trình bày. Ví dụ : + Bằng đôi cánh mềm mại, chú chim câu bay vút lên mái nhà. + gà mẹ "tục tục" gọi con với giọng âu yếm. + bằng cái mõm dài của mình, chú suốt ngày đào bới. + Với đôi cánh to khoẻ, gà mẹ sẵn sàng che chở cho đàn con thân yêu. - 3HS lên bảng. - HS nhận xét câu của bạn trên bảng. - Nối tiếp HS nêu câu của mình. Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2006 Luyện Từ và câu ( T1: 4C- T3 : 4B) Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu (Soạn sáng thứ năm) Kĩ thuật ( T2: 4B-T4:4A) Ôn tập và lắp xe ghép mô hình tự chọn (Tiết 3) I. Mục tiêu - HS biết tên và chọn được các chi tiết trong bộ lắp ghép để lắp ghép mô hình tự chọn. - HS biết được cách lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy định. II. Đồ dùng dạy học * Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu A. Kiểm tra : - Yêu cầu HS lấy các bộ phận của con quay gió. B.Dạy học bài mới 1.Giới thiệu bài Gọi HS các mô hình kĩ thuật đã học. 2. Hướng dẫn thực hành lắp ráp xe có thang * Hoạt động 1 : HS chọn mô hình lắp ghép - GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép , xếp các chi tiết vào lắp hộp. - Tiến hành lắp từng bộ phận của của mô hình tự chọn. - GV theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 4 .Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học, nhận xét tinh thần, ý thức của HS trong quá trình lắp ráp. - Chuẩn bị bài sau. - 1-2 HS nêu - HS làm việc theo nhóm đôi. - HS quan sát và đọc nội dung trong SGK và thực hành. - HS thực hành lắp các bộ phận của mô hình tự chọn. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Chiều : Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2006 Tiếng Việt ( T1: 4A) Ôn tập : (Soạn sáng thứ năm) Kĩ thuật ( T2: 4B-T4:4A) Ôn tập và lắp xe ghép mô hình tự chọn (Tiết 3) (Soạn sáng thứ sáu) Sinh hoạt ( T3: 4A) I. Nhận xét tuần qua 1. Lớp trưởng báo cáo - Các tổ trưởng nhận xét - Các HS khác phát biểu ý kiến 2. GV nhận xét : - Các nề nếp khá ổn định : + Đi học đầy đủ, đúng giờ, ra vào lớp đúng quy định. + Thực hiện khá tốt một số hoạt động ngoài giờ. - Truy bài khá nghiêm túc, một số em có ý thức tự giác - Tham gia đầy đủ các hoạt động giữa giờ + Một số em có ý thức tự giác, chăm chỉ học tập, luôn hoàn thành tốt bài tập. Trong giờ học hăng hái phát biểu ý kiến ( An, Hương, Huế, Hải, My, Ngọc, Thảo, Vinh, ...) - Một số em đã được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. * Tồn tại : - Một số em chưa tự giác học tập : + Còn hay nói chuyện riêng trong giờ học ( Thắng, Tuấn Anh, Hiếu, Nam...) + Học và là bài chưa tự giác, chưa tích cực ( Thắng, Hiếu, Tiến, Tầu ...) + Đến lớp còn thiếu sách vở ( Thảob, Tầu , Vân Anh) II. Phương hướng tuần tới. - Duy trì một số nề nếp đã làm tốt. - Củng cố và khắc phục những mặt hạn chế. - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1944- 15/5/2006) - Tích cực ôn tập chuẩn bị kiểm tra vào đầu tuần tới.
Tài liệu đính kèm: