Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 81 : Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)

Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 81 : Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)

MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số .

- Thực hành chia và trừ nhẩm ở từng lượt chia

II.CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 14 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 81 : Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
@
¶ CHỦ ĐỀ: ANH EM NHƯ THỂ TAY CHÂN ¶ GIÁO VIÊN: Đỗ Thị Xuân Cúc
¶ TUẦN : 17 ( Từ ngày: 20 / 12 / 2010 đến 25 / 12 / 2010 ) ¶ LỚP : 42 
Thứ
Tiết (ngày)
Môn
Tiết (ppct)
Tên bài
Hai 
20 / 12
1
CC
17
Chào cờ đầu tuần
2; 5
T
81
Chia cho số có ba chữ số (tt )
3
ĐĐ
17
Yêu lao động (tt )
4
MT
17
TTMT: Xem tranh Dân gian Việt Nam
6; 7
 T*
43
Oân luyện
Ba 
21 / 12
1; 4
T
82
Luyện tập
2
 T*
44
Oân luyện
Tư 
22 / 12 
5; 6
T
83
Luyện tập chung
7
 T*
44
Oân luyện 
Sáu 
24 / 12
5;7
T
84
Dấu hiệu chi hết cho 2
6
CNL
17
Bảy 
25 / 12
1; 3
T
85
Dấu hiệu chia hết cho 5
2; 5
T*
45
Oân luyện
6
HĐNK
17
7
SH
17
Sinh hoạt lớp 
 GIÁO VIÊN
 	 Đỗ Thị Xuân Cúc
Thứ hai : 20 / 12 
TOÁN
Tiết 81 : CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số . 
- Thực hành chia và trừ nhẩm ở từng lượt chia
II.CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà, Gv chấm một số vở kết hợp cho Hs cả lớp thực hiện tính ở bảng con
- GV nhận xét
* Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 12 ph )
Mục tiêu : Hình thành kiến thức bài mới
Tiến hành:
Bướx 1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 41535 : 195 = ?
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
Bước 2 : Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 80120:245
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Lưu ý HS: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
Hoạt động 3: Thực hành ( 19 ph )
Mục tiêu : Thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số . Thực hành chia và trừ nhẩm ở từng lượt chia
Tiến hành: 
 Bài 1a
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV cho HS tự đặt tính và tính. 
 62 321 : 307 = 203
 -Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét. 
 Bài 2 (Bỏ câu a)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -GV yêu cầu HS tự làm. 
-GV yêu cầu HS giải thích cách tìm X của mình. 
-GV nhận xét. 
 Bài 3
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
 -GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán 
Hoạt động cuối: Củng cố ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Cho HS nêu lại cách thực hiện phép và cách thử lại 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hs sửûa bài về nhà, học sinh làm bảng con.
- Nhận xét bài trên bảng và đổi bài chấm chéo
- Hs nêu tựa bài
- HS đặt tính
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
- HS nêu cách thử và thử ở bảng con
- HS đặt tính
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
- HS nêu cách thử và thử lại ở bảng con
-Đặt tính và tính. 
-2 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép tính, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhận xét, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-Tìm X. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
b) 89 658 : X = 293 
 X = 89 658 : 293 
 X = 306 
- HS nêu cách tìm số chia chưa biết trong phép chia . 
-HS nêu đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
Tóm tắt
305 ngày : 49 410 sản phẩm 
 1 ngày :  sản phẩm
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là: 
49410 : 305 = 162 ( sản phẩm )
Đáp số : 162 sản phẩm
ĐẠO ĐỨC
Tiết 17 : YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng:
Bước đầu biết được giá trị của lao động.
Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà, phù hợp với khả năng của bản thân. Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
 - GDBVMT: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình & xã hội. Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường & ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
II.CHUẨN BỊ:
 - Dụng cụ và giấy vẽ tranh 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
Bài cũ: Yêu lao động (tiết 1)
GV yêu cầu HS nêu một số hành vi, việc làm thể hiện yêu lao động; một số hành vi, việc làm không thể hiện yêu lao động; ích lợi của lao động là gì ? Nêu ghi nhớ.
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 8 ph )
Mục tiêu : Học tập cũng là yêu lao động 
Tiến hành: 
Bài tập 5 : 
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 5
GV nhận xét & nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
Hoạt động 3: Thực hành ( 22 ph )
Mục tiêu : Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà, phù hợp với khả năng của bản thân. Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động
Tiến hành: 
Bài tập 3, 4, 6)
GV yêu cầu HS trình bày theo nhóm
GV nhận xét, khen những nhóm trình bày tốt
GDBVMT: Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình & xã hội.
 Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường & ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
Làm tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường & ngoài xã hội.
Chuẩn bị bài: Kính trọng, biết ơn người lao động
4 HS yếu trả lời miệng cá nhân 
Lớp nhận xét
HS trao đổi nhóm 2 với nhau về nội dung bài tập 
HS trình bày trước lớp
Lớp thảo luận, nhận xét
HS trình bày theo nhóm
Cả lớp thảo luận, nhận xét
MĨ THUẬT
Tiết 17 : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH DÂN GIAN VN
I. MỤC TIÊU :
- HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa , vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội . 
- Tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN .
- GDBVMT: HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
1 số tranh dân gian , chủ yếu là tranh Đông Hồ và Hàng Trống 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Giới thiệu ( 12 ph )
Mục tiêu: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian 
Tiến hành : 
-Giới thiệu hai dòng tranh dân gian :Đông Hồ(Bắc Ninh) và Hàng Trống(Hà Nội).
+Tranh Đông Hồ: chất liệu giấy điệp in trên bản khắc gỗ, dùng màu thiên nhiên.
+Tranh Hàng Trống: chỉ in nét viền trên bản gỗ rồi vẽ màu, màu ở đây là phẩm nhuộm
-Đề tài tranh phong phú: lao động sản xuất; lễ hội; phê phán cái xấu; ca ngợi các vị anh hùng; thể hiện ước mơ..
-Tranh dân gian có giá trị nghệ thuật cao.
-Cho hs xem một số tranh dân gian.
-Yêu cầu hs nêu tên các tranh mà hs biết.
-Ngoài ra em còn biết dóng tranh dân gian nào nữa?
-Yêu cầu hs xem tranh và nêu tên, xuất xứ, hình vẽ, màu sắc.
*Tranh dân gian thường thể hiện: những ước mơ cuộc sống, hạnh phúc, đông con, nhiều cháu..
+Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, phụ làm rõ nội dung.
+Màu sắc tươi vui.
B. Hoạt động 2 : Xem tranh ( 20 ph )
Mục tiêu : Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống)và Cà Chép (Đông Hồ) 
Tiến hành : 
-Yêu cầu hs quan sát tranh trang 45 SGK và gợi ý:
+Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
+Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?
+Hình ảnh nào là chính trong hai bức tranh trên?
+Hình ảnh phụ trong hai bức tranh trên được thể hiện ở đâu?
+ So sánh điểm giống và khác nhau ở hai tranh? 
GV chốt: 
*Giống nhau:Hình cá chép thân uốn lượn, bơi uyển chuyển, sống động.
*Khác nhau:
+Cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt; màu chủ đạo là màu xanh êm dịu.
+Cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét dứt khoát, khoẻ khoắn, màu chủ đạo là màu nâu đỏ, ấm áp.
-Đây là hai bức tranh đẹp của làng tranh dân gian Việt Nam.
* GDBVMT: Tranh dân gian Việt Nam là dòng tranh cổ rất độc đáo về cả chất liệu, phương pháp tạo tranh, nội dung tranh. Chúng ta cần bảo vệ , phát huy, bảo tồn nghệ thuật dân tộc. 
C. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh gía ( 5 ph )
Mục tiêu : Nhận xét đánh giá chung về khả năng thường thức mĩ thuật 
Tiến hành : 
- Nhận xét, tuyên dương hs có quan sát kĩ, phát hiện được điểm giống và khác nhau giữa hai tranh, cảm thụ được vẻ đẹp ở hai tranh.
- Cho hs xem tranh khác nếu còn thời gian
- Dặn HS quan sát chuẩn bị cho bài sau.
HS quan sát và nghe 
-Làng Sình (Huế), Kim Hoàng(Hà Tây)
-Quan sát.
+Cá Chép, đàn cá con, rong rêu.
+Cá Chép, đàn cá con, bông hoa sen.
+Cá Chép.
+Ở xung quanh hình ảnh chính.
+ HS thảo luận theo nhóm bàn và trình bày trước lớp
Rút kinh nghiệm: 
Thứ ba: 21/ 12
TOÁN
Tiết 82 : LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có ba chữ số .
- Giải bài toán có lời văn .
II.CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 - GV yêu cầu 2 HS sửa bài làm nhà. GV chấm vở 1 số em và yêu cầu HS đặt tính và tính ở bảng con
- GV nhận xét KTBC
* Giới thiệu bài mới
 Hoạt động 2: Luyện tập ( 25 ph )
Mục tiêu : Thực hiện phép chia cho số có ba c ...  các em về nhà làm bài 1b vào vở
-Dặn HS chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung. 
- 2 em sưả bài
- Cả lớp thực hiện phép chia ra bảng con
-Đặt tính rồi tính.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào vở .
-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra .
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
18 kg = 18 000 g
Số gam muối có trong mỗi gói là :
18 000 : 240 = 75 (g)
Đáp số : 75 g
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải 
Chiều rộng của sân vận động là :
7140 : 105 = 68 (m)
 Chu vi của sân vận động là :
(105 + 68) x 2 = 346 (m) 
 Đáp số : 68 m ; 346 m
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư : 22 / 12
TOÁN
Tiết 83 : LUYỆN TẬP CHUNG 
I - MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập, củng cố về :
- Giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số .
- Các phép tính với các số tự nhiên .
- Thu thập một số thông tin từ biểu đồ .
- Diện tích hình chữ nhật và so sánh các số đo diện tích .
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bảng phụ
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 6 Ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 Cho HS sửa bài tập ở nhà. GV chấm1 số vở và KT đặt tính và tính ở bảng con 
Nhận xét phần sửa bài và ghi điểm
Nhận xét KTBC
*. Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Thực hành ( 30 ph )
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
Bài 1: yêu cầu HS bỏ bớt 2 cột cuối của mỗi bảng
Cho HS thi đua theo 2 dãy. Tiếp sức
Bài 2a (bỏ câu c)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
 39870 : 123 = 324 (dư 18)
 -Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
 -GV nhận xét.
 Bài 4 
 -GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trang 91 / SGK.
 -Biểu đồ cho biết điều gì ?
 -Đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.
 -Yêu cầu HS đọc các câu hỏi của SGK và làm bài .
 -Nhận xét và ghi điểm HS.	
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Cho HS đọc đề bài 3 ( Giảng và khuyến khích HS về nhà làm thêm vì đây là bài giảm tải – không bắt buộc )
- Dặn HS chữa các bài làm sai 
- Nhận xét tiết học.
3 HS chữa bài 1b trên bảng lớp. Các HS khác thực hiện tính ra bảng con 
- HS đọc đề 
Thi đua giữa 2 dãy tìm và điền nhanh số vào ô trống
Nhóm nào xong trước và trình bày cách tính đúng là thắng
- 1 HS lên bảng làm bài (có đặt tính), HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
-HS cả lớp cùng quan sát.
-Số sách bán được trong 4 tuần.
-HS nêu:
Tuần 1 : 4500 cuốn 
Tuần 2 : 6250 cuốn 
Tuần 3 : 5750 cuốn 
Tuần 4 : 5500 cuốn 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu: 24 / 12
TOÁN
Tiết 84 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 
I - MỤC TIÊU:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 .
- Nhận biết số chẵn và số lẻ.
- Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 . 
II.CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 GV ôn lại cho các em thế nào là chia hết & thế nào là không chia hết (chia có dư) thông qua các ví dụ đơn giản như: 18 : 3 = 6 hoặc 19 : 3 = 6 (dư 1). Khi đó 18 chia hết cho 3, 19 không chia hết cho 3
* Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 12 ph )
Mục tiêu : GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2.
Tiến hành: 
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 2 & vài số không chia hết cho 2.
* Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2
+ GV giao cho mỗi nhóm bảng phụ có 2 cột có ghi sẵn các phép tính
+ Các nhóm tính nhanh kết quả & ghi vào giấy
+ HS chú ý các số chia hết có số tận cùng là các số nào, các số không chia hết có số tận cùng là các số nào để từ đó có thể rút ra kết luận
Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2”.
+ Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2 (các phép chia đều có số dư là 1)
Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
* GV hỏi: Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ?
GV chốt: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (vì các chữ số hàng đơn vị đều là các số chẵn). Rồi GV yêu cầu HS tự tìm ví dụ về số chẵn (số có thể gồm nhiều chữ số)
GV hỏi: số như thế nào được gọi là số chẵn?
Đối với số lẻ: Tiến hành tương tự như trên.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18 ph )
Mục tiêu : Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
Tiến hành: 
Bài 1:
- Gv cho Hs chọn ra những số chia hết cho 2 
-Gọi vài hs đọc giải thích bài làm
Bài 2:
-Gv cho HS đọc yêu cầu của bài sau đó Hs làm vào vở. 
Bài 3a: 
Sau đó cho HS lên bảng viết kết quả cả lớp bổ sung. 
Hoạt động cuối: Củng cố ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Cho hs nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2
- Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 5.
Hs thực hiện bảng con
HS tự tìm & nêu
HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
Vài HS nhắc lại.
HS nêu
Vài HS nhắc lại.
HS nêu và cho ví dụ
-1 em đọc yêu cầu bài – thảo luận nhóm đôi.
-2 em trình bày kết quả, Hs khác nhận xét.
a. Số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782.
b. Số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84 683; 8401.
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
a. 42; 78; 56; 34.
b. 721; 453.
- 1 em đọc yêu cầu bài và tự làm vào vở.
346; 364; 436; 634. 
Rút kinh nghiệm:
Thứ bảy : 25 / 12
TOÁN
Tiết 85 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I - MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 .
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5 .
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5 . 
II.CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 - Cho HS sửa bài tập ở nhà. GV chấm1 số vở và KT ở bảng con 
 - GV nhận xét.
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 12 ph )
Mục tiêu : GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 & không chia hết cho 5
Tiến hành: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 5 & vài số không chia hết cho 5
Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5
+ GV giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 5 cột có ghi sẵn các phép tính
+ Các nhóm tính nhanh kết quả & ghi vào giấy
+ HS chú ý các số chia hết có số tận cùng là các số nào, các số không chia hết có số tận cùng là các số nào để từ đó có thể rút ra kết luận
Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5”.
+ Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số tận cùng không phải là 0, 5 thì không chia hết cho 5
- Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hay 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0, 5 thì số đó không chia hết cho 5.
 Hoạt động 3: Thực hành ( 20 ph )
Mục tiêu : Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5 . Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5 . 
Tiến hành: 
Bài 1: Cho Hs nêu miệng
-Gv nhận xét tuyên dương.
Bài 2: 
Cho Hs làm bài vào vở, sau đó cho hs ngồi gần nhau kiểm tra kết quả cho nhau. 
-Gv nhận xét 
Bài 3 ( giảm tải, yêu cầu HS giỏi về nhà làm thêm )
Bài 4: 
-Cho Hs nêu đề bài và thảo luận nhóm 4
tìm và ghi tên phiếu giấy khổ to, nhóm nào xong trước dán bảng.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5
Nhận xét tiết học
Dặn Hs chuẩn bị bài sau
2 HS sửa bài trên bảng, lớp thực hiện bảng con dấu hiệu chia hết cho 2
HS tự tìm & nêu
HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
Hs nhắc lại: “Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5”
-Hs đọc và giải thích theo nhóm đôi
a. Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
b. Các số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553.
- 1 Hs nêu yêu cầu bài.
- 1 Hs làm bài trên bảng 
a. 150 < 155 < 160
b. 3575 < 3580 < 3585
c. 335; 340; 345; 350; 355; 360.
-Hs trình bày và nhận xét bổ sung 
a. Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000.
b. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945.
+ Một vài em nêu cả lớp nhẩm thuộc
Rút kinh nghiệm:
SINH HOẠT LỚP – TUẦN 17
I. MỤC ĐÍCH : 
Đánh giá công tác tuần 17
Kế hoạch thực hiện trong tuần 18
ATGT bài ôn tập
II. CHUẨN BỊ:
 + Bảng kế hoạch tuần 18
III. TIẾN HÀNH
Các tổ báo cáo việc theo dõi hoạt động của từng cá nhân trong tổ
Ban cán sự lớp báo cáo hoạt động chung của lớp và Chi đội
GV đánh giá chung: 
4. Các hoạt động trong tuần 18
* Nhận xét tiết sinh hoạt 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 17.doc