1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Giúp HS nắm được các ý sau: nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử cuộc chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
b) Về kỹ năng
- Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề.
c) Về thái độ
- HS nhận thấy được CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị của GV
- Lược đồ, tranh ảnh có liên quan.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế xã hội Tây Âu trong các TK XV – XVII?
? cuộc các mạng tư sản Anh có ý nghĩa như thế nào? Vì sao gọi cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để?
*Trả lời :
- Nền kinh tế có sự thành lập các xưởng sản xuất như dệt vải luyện kim nấu đường .có thuê mướn nhân công. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. Các ngân hàng thành lập. Đó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa .
- Ý nghĩa: Mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư bản và quí tộc mới nhưng quyền lợi của nhân dân lao động không được đáp ứng.
- Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để vì chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản còn quyền lợi của nhân dân lao động chưa được đáp ứng .
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút)
Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đã chiếm Bắc Mĩ, lập ra 13 thuộc địa. Thế kỉ XVIII đã nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa đó.
Ngày soạn:15.8.2012 Ngày dạy:24.8.2012 Dạy lớp: 8A Ngày dạy:24.8.2012 Dạy lớp: 8B Ngày dạy:..................Dạy lớp:.................... Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917) Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX) Tiết 1 – Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa TK XVI, cách mạng Anh giữa TK XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”. b) Về kỹ năng - Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập trong sgk. c) Về thái độ - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến. 2) Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị cuả GV - Lược đồ, tranh ảnh có liên quan... b) Chuẩn bị của HS - Học bài cũ, đọc trước bài mới. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (2 phút) - Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập, giới thiệu chương trình ... * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã tìm hiểu về xã hội phong kiến trong chương trình lịch sử lớp 7. Những mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp mới ( tư sản và các tầng lớp nhân dân) với chế độ phong kiến trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài hôm nay b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (18 phút) I. Sự biến đổi kinh tế, xã hội Tây Âu trong các TK XV – XVII, Cách mạng Hà Lan TK XVI. ? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc đấu tranh nhân dân Nê -Đéc- Lan? ? Tóm tắt diễn biến chính của cuộc Cách mạng. - Học sinh tóm tắt. - Giáo viên nhắc lại. ? Kết quả ra sao? GV:Hà Lan được giải phóng tạo điều kiện cho Chủ nghĩa tư bản phát triển. ? Cách mạng Hà Lan được coi là cuộc Cách mạng Tư sản? đầu tiên trên thế giới vì sao? (Nó đánh đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn). 1, Một nền sản xuất mới ra đời. (đọc thêm sgk) 2, Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. * Nguyên nhân: - Vào thế kỉ XVI, kinh tế ở Nê-đéc-lan (Bỉ & Hà Lan). Nhưng bị vương triều Tây Ban Nha ngăn cản. Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha. * Diễn biến: - Nhân dân Nê-đéc-len chống lại thực dân Tây Ban Nha, đỉnh cao 1566. - Năm 1648, Tây Ban Nha công nhân nền độc lập của Hà Lan. * Ý nghĩa: - CM Hà La là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị TD Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển. Hoạt động 2: (20 phút) II. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. GV: Trong sự phát triển của châu Âu quan hệ chủ nghĩa tư bản ở Anh lớn mạnh hơn cả trước hết là ở miền Đông Nam. H: Biểu hiện của sự phát triển của CNTB ở Anh? HS: Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ ra đời + Nhiều trung tâm công nghiệp lớn, thương mai, tài chính được hình thành. + Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức lao động hợp lý =>Dẫn đến năng suất lao động tăng nhanh GV: Cho HS đọc phần chữ in nhỏ sgk để minh hoạ H: Những biến đổi về kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? HS: Trả lời những ý sgk H: “Vì sao nông dân lại bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống?” HS: Vì họ bị đuổi ra khỏi mảnh đất của mình GV: Những người cướp đất trở thành quí tộc mới Giải thích thế nào là quí tộc mới: là quí tộc phong kiến đã tư sản hoá kinh doanh TBCN ngày càng có địa vì về kinh tế và trở thành lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng Anh thế kỉ XVII. H: Mâu thuẫn mới được xuất hiện trong thời kỳ này? HS: Giữa chế độ quân chủ chuyên chế với g/c TS, quí tộc mới và các tầng lớp nhân dân GV: Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cách mạng lật đổ chế độ phong kiến xác lập hệ SXTBCN. GV: Cuộc đảo chính 1688 dẫn đến kết quả gì? (Chế độ quân chủ lập hiến ra đời) GV giải thích thế nào là Quân chủ lập hiến? Song vì sao phải lập chế độ quân chủ lập hiến? GV: Thực chất quân chủ lập hiến là chế độ tư bản, nhưng tư sản chống lại nhân dân. H: Cách mạng Anh đem lại quyền lợi cho ai? Ai lãnh đạo cách mạng? Cách mạng có triệt để không? HS: Cách mạng đem lại quyền lợi cho g/c tư sản và quý tộc mới. G/c tư sản lãnh đạo cách mạng. Cuộc cách mạng không triệt để vì cuối cùng thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 1, Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh. - Giữa thế kỉ XVII quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh. Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ ra đời + Luân Đôn trở thành khu trung trâm công nghiệp ,thương mại tài chính lớn nhất nước Anh + Ở nông thôn quý tộc phong kiến chuyển sang kinh doanh leo lối tư bản họ trở thành tầng lớp quý tộc mới còn nông dân mất đất trơ thành nghèo khổ - Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản. - Chế độ quân chủ chuyên chế (pk) >< Quý tộc mới, tư sản và các tầng lớp nhân dân. 2, Tiến trình cách mạng. (đọc thêm sgk) 3, Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII. - Lật đổ chế độ phong kiến đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. c) Củng cố, luyện tập (3 phút) ? Vì sao cách mạng Hà Lan ở TK XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? Cách mạng Hà Lan có ý nghĩa lịch sử như thế nào? ? Nước Anh đầu TK XVII có những mâu thuẫn sau đây, theo em mâu thuẫn nào là gay gắt nhất. A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quí tộc. B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản. C. Mâu thuẫn giữa quí tộc mới, tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế. ? Với mâu thuẫn xã hội như vậy thì điều gì sẽ xảy ra? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Học bài cũ, đọc và nghiên cứu lại bài đã học.Làm bài tập:Lập niên biểu cuộc cách mạng tư sản Anh TK XVII theo mẫu Niên đại Sự kiện 6 – 1642 1648 Ngày 30 - 1 – 1649 1688 - Chuẩn bị bài sau: phần III “ Chiến tranh giành độc lập...” ( nghiên cứu trả lời các câu hỏi SGK) * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:16.8.2012 Ngày dạy:25.8.2012 Dạy lớp: 8A Ngày dạy:25.8.2012 Dạy lớp:8A Ngày dạy:..................Dạy lớp:.................... Tiết 2 – Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN (TT) 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Giúp HS nắm được các ý sau: nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử cuộc chiến tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. b) Về kỹ năng - Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề... c) Về thái độ - HS nhận thấy được CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến. 2) Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị của GV - Lược đồ, tranh ảnh có liên quan... b) Chuẩn bị của HS - Học bài cũ, đọc trước mới. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế xã hội Tây Âu trong các TK XV – XVII? ? cuộc các mạng tư sản Anh có ý nghĩa như thế nào? Vì sao gọi cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để? *Trả lời : - Nền kinh tế có sự thành lập các xưởng sản xuất như dệt vải luyện kim nấu đường ...có thuê mướn nhân công. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. Các ngân hàng thành lập... Đó là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa . - Ý nghĩa: Mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư bản và quí tộc mới nhưng quyền lợi của nhân dân lao động không được đáp ứng. - Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để vì chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản còn quyền lợi của nhân dân lao động chưa được đáp ứng . * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đã chiếm Bắc Mĩ, lập ra 13 thuộc địa. Thế kỉ XVIII đã nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa đó. b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (35 phút) III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. GV: Dùng bản đồ xác định và đọc tên 13 thuộc Anh ở Bắc Mỹ. HS: Lên bản xác định và đọc tên (2 HS) GV: cho 1 HS đọc phần in nhỏ sgk H: Vùng đất này là vùng đất ntn? Anh đã xâm nhập và giành thuộc địa ra sao? HS: Trả lời sgk GV: Vì sao mâu thuẫn giữa 13 thuộc địa và chính quốc lại nảy sinh? HS: + CNTB ở 13 thuộc địa phát triển + Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển TBCN ở thuộc địa mâu thuẫn ngày càng lớn dẫn đến chiến tranh giành độc lập ? Kết quả to lớn nhất mà cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì? HS: Trả lời sgk ? Cuộc chiến tranh giành độc lập này có phải là cuộc cách mạng tư sản không HS: Trả lời sgk 1, Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh. - Sau khi Cô Lôm Bô tìm ra châu Mỹ .Đến thế kỉ XVIII, Anh đã lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mỹ.tiến hành chính sách cai trị và bóc lột nhân dân ở nơi đây - Giữa thế kỷ XVIII CNTB ở 13 thuộc địa phát triển .Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển TBCN ở thuộc địa - Mâu thuẫn càng gay gắt giữa chính quốc và thuộc địa dẫn đến cuộc chiến tranh nổ ra. 2, Diễn biến cuộc chiến tranh. (đọc thêm sgk) 3, Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mĩ + Kết quả: - Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập - Khai sinh ra nước cộng hoà tư sản Mĩ, được hiến pháp 1787 thừa nhận + Ý nghĩa: - Là cuộc cách mang tư sản thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở đường cho CNTB phát triển c) Củng cố, luyện tập (3 phút) ? Nguyên nhân dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản? ? Vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản? ? Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Học bài cũ và làm bài tập sau: ? Nhà nước Hoa Kì tồn tại dưới hình thức nào? - Lập niên biểu chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc đia Anh ở Bắc Mĩ Niên đại Sự kiện 12-1773 Ngày 5-9 đến ngày 26-10-1774 4-1775 4-7-1776 17-10-1777 1783 - Chuẩn bị bài sau: soạn bài “ Cách mạng tư sả ... - Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh lan rộng ra nhiều nước TBCN, do máy móc được phát minh và sử dụng rộng rãi. Đồng thời cách mạng công nghiệp đã dẫn tới sự phân chia xã hội: Hai giai cấp đối lập hình thành: TS & VS. - CNTB phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường, bọn thực dân tăng cường xâm chiếm các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh làm thuộc địa gây nhiều tội ác với nhân dân các nước này. - Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp - Nhu cầu về thị trường và nguyên liệu của nền sản xuất TBCN trở lên cấp thiết làm cho các nước này thúc đẩy việc xâm lược đối với phương đông như (Ấn Độ, T.Quốc, ĐNÁ) - Tại châu phi các nước Anh, Pháp ,Đức ,Bỉ .cũng đẩy mạnh xâu xé biến châu lục này trở thành thuộc địa cũa mình - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới-> các nước châu Á. châu Phi trở thành thuộc đại hoăc phụ thuộc vào CNTD phương tây c) Củng cố, luyện tập (3 phút) - GV: Hệ thống lại bài d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (4 phút) - Vì sao các nước TBPT đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa? - Những sự kiện nào chứng tỏ giữa thể kỷ XIX, CNTB đã thuận lợi trên phạm vi TG? - Vì sao giai cấp công nhân đập phá máy móc và bãi công? - Nêu 1 vài nhận xét về PT công nhân Châu Âu (1830 - 1840)? * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt của tổ chuyên môn Ngày soạn: 04.9.2012 Ngày dạy: 11.9.2012 Dạy lớp: 8A Ngày dạy: 14.9.2012 Dạy lớp: 8B Ngày dạy:..................Dạy lớp:.................... Tiết 7 – Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Các PT ĐT đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỷ XIX. - Phong trào đập phá máy móc và bãi công. b) Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử c) Về thái độ - Thấy được tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân. - Có ý thức học tập và bảo vệ tài sản nhà trường 2) Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị cuả GV - Chân dung Mác; Ăngghen. b) Chuẩn bị của HS - Sưu tầm tài liệu về nội dung bài học 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ giữa thể kỷ XIX, CNTB đã xác lập trên phạm vi TG? * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Sự phát triển nhanh chóng của CNTB càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 giai cấp VS và TS. Để giải quyết những mâu thuẫn đó giai cấp đã tiến hành cuộc đấu tranh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay. b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (15 phút) I. Phong trào công nhân nửa cuối thế kỷ XIX. 1, Phong trào đập phá máy móc và bãi công. ?: Vì sao ngay từ khi mới ra đời giai cấp cônh nhân đã đấu tranh chống CNTB? HS: Trả lời GV: Minh hoạ thêm HS: + Quan sát H24 + Đọc đoạn chữ nhỏ. GV: Vì sao giới chủ TB lại thích sử dụng lao động trẻ em? HS: Trả lời GV: Bổ sung ?: Cho HS phát biểu suy nghĩ của mình về quyền trẻ em hôn nay, từ đó liên hệ trách nhiệm của mình? HS: Phát biểu ?: Bị áp bức bóc lột giai cấp công nhân đã làm gì? Họ ĐT bằng hình thức nào? HS: Trả lời GV: chốt KT : Vì sao CN phải đập phá máy móc đốt công xưởng? HS: Trả lời GV: - Bổ sung - Muốn cuộc đấu tranh chóng giai cấp tư sản thành công giai cấp công nhân phải làm gì? HS: Trả lời GV:KL *Nguyên nhân: Họ lao động vất vả , lương thấp , đời sống cực khổ *Phong trào đấu tranh - Cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX giai cấp CN đấu tranh bằng hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng và bãi công. - Để đoàn kết chống CNTB giai cấp công nhân đã thành lập các tổ chức công đoàn Hoạt động 2: (20 phút) I. Phong trào công nhân nửa cuối thế kỷ XIX. 2, Phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840. ?: Những phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân Pháp, Đức, Anh như thế nào? HS: Trả lời GV:KL HS: Quan sát H25 ?: Phong trào công nhân Châu Âu (1830 - 1840). Có điểm gì chung và khác so với phong trào công nhân trước đó? HS: Trả lời GV: Chốt KT ?: Tại sao những cuộc ĐT của công nhân Châu Âu (1830 - 1840) diễn ra mãnh mẽ nhưng đều không giành thắng lợi? HS: Trả lời GV:KL - 1831 - 1834 cônh nhân dệt ở thành phố Li ông Pháp khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm. - 1844 công nhân (dệt vùngSơ -Lê-din (Đức) đấu tranh chống sự hà khắc của chủ xưởng. - 1836 - 1847 "Phong trào Hiến Chương" ở Anh. - PT công nhân (1830 - 1840) phát triển mạnh, quyết liệt thể hiện sự đoàn kết dân tộc, trở thành lực lượng chính trị độc lập chống giai cấp tư sản. * Nhận xét: -Những cuộc đấu tranh của công nhân ở Pháp, Đức, Anh nổ ra nhưng đều thất bại vì 1 tổ chức lao động và chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Song đã đánh dấu sự trưởng thành của PT công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho lí luận CM ra đời c) Củng cố, luyện tập (3 phút) - Phong trào đấu tranh của công nhân từ đầu thế kỷ XIX -> 1840 diễn ra ntn? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Vì sao giai cấp công nhân đập phá máy móc và bãi công? - Nêu 1 vài nhận xét về PT công nhân Châu Âu (1830 - 1840)? - Nêu nội dung chính của tuyên ngôn Đảng cộng sản . ý nghĩa của tuyên ngôn? - Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế? * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:07.9.2012 Ngày dạy: 14.9.2012 Dạy lớp: 8A Ngày dạy: 15.9.2012 Dạy lớp: 8B Ngày dạy:..................Dạy lớp:.................... Tiết 8 – Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC Tiếp theo) 1) Mục tiêu. a) Về kiến thức - Mác – Angghen và sự ra đời CNXHKH. - Lý luận CM của giai cấp vô sản. - Bước tiến mới PTCN (1848 - 1870) b) Về kỹ năng - Phân tích, đánh giá sự kiện LS c) Về thái độ - Nhận thức được tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đòan kết đáu tranh chống giai cấp công nhân. 2) Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị cuả GV - Chân dung Mác –Ăngnghen b) Chuẩn bị của HS - Sưu tầm tài liệu về nội dung bài học 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Nêu 1 vài nhận xét về PT công nhân Châu Âu (1830 - 1840)? Đáp án: Các PT đều nổ ra mạnh mẽ nhưng thất bại vì thiếu đường lối CM đứng đắn. Song đã đánh dấu bước trưởng thành của PT công nhân * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Sự thất bại của PT công nhân Châu Âu nửa đầu thể kỷ XIX, đặt ra yêu cầu phải có lý luận CM soi đường. Vậy sự ra đời của CN Mác có đáp ứng được yêu cầu đó không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài. b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (7 phút) II.Sự ra đời của chủ nghĩa Mác. 1, Mác và Ăng –nghen. ?: Trình bày một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng-nghen? GV: cho HS quan sát chân dung Mác và Ăng nghen HS: Trả lời ?: Điểm nổi bật trong tư tưởng của 2 ông là g ì? HS: Trả lời GV: Chốt KT * Tư tưởng Cùng có tư tưởngđấu tranh chông chế độ tư bản, xây dựng một xã hội tiến bộ Hoạt động 2: (15 phút) II.Sự ra đời của chủ nghĩa Mác. 2, Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của đảng cộng sản. ?: Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của đảng cộng sản được thành lập ntn? HS: Trả lời GV: Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Trả lời GV: Chốt KT GV: Nội dung chính của tuyên ngôn là gì? Hs: Trả lời GV”Chốt KT GV: Giới thiệu hình 28 và khẳng định nội dung chính của tuyên ngôn GV: Sự ra đời của tuyên ngôn có ý nghĩa gì? HS: Trả lời GV: Chốt KT - Mác -Ăngnghen đã liên kết với tổ chức công nhân Tây Âu lập nên ĐMNNCS. *Tuyên ngôn đảng cổng sản - Hoàn cảnh: + Yêu cầu của phong trào công nhân quốc tế đòi hỏi phải có lý luận đúng đắn + Sự ra đời của tổ chức đồng minh những người cộng sản + Vai trò to lớn của Mác, Ăng ghen - Tháng 2/1848 tuyên ngôn của Đảng cộng sản được thông qua ở Luôn Đôn với nội dung: + Nêu rõ quy luật của XH loài người là sự thắng lợi của CNXH + Giai cấp Vs là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng CĐ XHCN + Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại ->Tuyên ngôn Đảng cộng sản là học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học đầu tiên đặt cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác . Hoạt động 3: (13 phút) II.Sự ra đời của chủ nghĩa Mác. 3, Phong trào công nhân 1848 - 1870. Quốc tế thứ nhất. ?: Tại sao trong những năm đầu 1848- 1870 phong trào công nhân phát triển mạnh? Tường thuật cuộc khởi nghĩa 23/6/1848 ở pháp HS : Trả lời ?: Bị đàn áp đẫm máu giai cấp công nhân đã nhận thức ra vấn đề gì? HS: Trả lời ?: nét nổi bật của phong trào công nhân từ 1848- 1849- 1870? HS: Trả lời GV: Kết luận ?: Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế nào ? ?: Hoạt động chủ yếu và vai trò của quốc tế thứ nhất là gì? HS: Trả lời GV: Kết luận a. phong trào công nhân từ 1848- 1870: - Tiếp tục phát triển, nhận thức rõ vai trò của giai cấp mình và vấn đề đoàn kết quốc tế b. Quốc tế thứ nhất: - Ngày 28/9/2864 quốc tế thứ nhất được thành lập - Hoạt động: Đấu tranh kiên quyết chống những tư tưởng sai lệch và đưa chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Thúc dẩy phong trào công nhân phát triển c) Củng cố, luyện tập (3 phút) - Hoàn cảnh ra đời, nội dung tuyên ngôn ĐCS ? - Hoàn cảnh ra đời và hoạt đông quốc tế 1? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) - Nêu nội dung chính của tuyên ngôn Đảng cộng sản . ý nghĩa của tuyên ngôn? - Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế? - Tìm hiẻu tai sao Công xã Pari là nhà nước kiểu mới? - ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari? Bài học để lại từ sự thất bại đó? * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Duyệt của tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: