I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được nguyên nhân diễn biến tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giàng độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Khái niệm trong bài.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh, ảnh. Khả năng độc lập suy nghĩ.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng chủ nghĩa Tư bản tuy tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Sưu tầm tài liệu lịch sử.
2. Học sinh: Phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Nêu những biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản ở Anh?
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII?
Đáp án: Mục II- Bài I
2. Bài mới:
Ngày giảng:Lớp 8 A.. Lớp 8 B.. Lớp 8 C.. Phần một: Lịch sử thế giới. Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ X VI đến năm 1917) Chương I: Thời kỳ xác lập của chủ nghĩa Tư bản (Từ giữa thế kỷ X VI đến nửa sau thế kỷ X IX) Tiết1: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được nguyên nhân diễn biến tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giàng độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Khái niệm trong bài. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh, ảnh... Khả năng độc lập suy nghĩ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng chủ nghĩa Tư bản tuy tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bản đồ thế giới. Bản đồ cách mạng tư sản Anh. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: (14phút) Tìm hiểu một nền sản xuất mới ra đời, cách mạng Hà Lan - HS đọc SGK phần 1. - Gv : 1 nền SX mới ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào? - Hs dựa vào sgk trả lời. - Gv : Sự kiện nào chứng tỏ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu nảy sinh. - Hs : Dựa vào 4 dòng đầu trả lời. - Gv : Cùng với sự phát triển của sản xuất, xã hội chuyển biến như thế nào. - Hs : Giai cấp cũ : Lãnh chúa - nông nô. Giai cấp mới : Tư sản - vô sản. - Gv : Giai cấp mới ra đời bên cạnh giai cấp cũ điều gì sẽ xảy ra. - Hs : Nảy sinh mẫu thuẫn dẫn đến đấu tranh * Hoạt động 2: (14phút) Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI - HS đọc thầm SGK phần 2. - HS thảo luận nhóm (4’) : Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê đéc Lan diễn ra với sự kiện nổi bật nào ? - Các nhóm trả lời , giáo viên chốt lại . - GV : Vì sao nói c/m Hà Lan là cuộc c/m đầu tiên. - HS :dựa vào Sgk trả lời. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân diễn biến của cách mạng Anh (12phút). - Hs: Đọc đoạn in nhỏ trong SGK. - Gv: Xã hội Anh thế kỉ XVII tồn tại mâu thuẫn gì? - Gv: Sử dụng bản đồ cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII. - Gv: Cách mạng Anh bùng nổ như thế nào? - Hs: Dựa theo SGK trả lời. - Gv: Cuộc đảo chính năm 1688 dẫn đến kết quả gì? -Hs: Chế độ quân chủ lập hiến. - Gv: ý nghĩa của cách mạng? - Hs: Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét và yêu cầu nêu rõ tính chất của cách mạng. - Gv chốt lại kiến thức. Yêu cầu hs ghi vở. I. Sư biến đổi về kinh tế xã hội Tây âu trong các thế kỉ XV- XVI. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI: 1. Một nền sản xuất mới ra đời: - Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời -> Công trường thủ công. - Xã hội: Tư sản Chế độ phong kiến >< Giai cấp tư sản, các tầng lớp. 2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI: + 8-1566 nhân dân Hà Lan nổi dậy. + 1648 Nước cộng hoà Hà Lan thành lập. II. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. 1. Sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản ở Anh: - Công trường thủ công, thương nghiệp. - Nông nghiệp, theo tư bản chủ nghĩa. + Xã hội: Vua > < Quý tộc mới, tư sản. 2. Tiến trình cách mạng: a) Giai đoạn 1: ( 1642 – 1648) + 8-1642 nội chiến bùng nổ -> Quân quốc hội đánh bại quân đội vua. b) Giai đoạn 2 (1649- 1688): Ngày 30.1.1649 Sác lơ I bị xử tử -> Thiết lập nền cộng hoà. 3. ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII:- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Là cách mạng tư sản. 3. Củng cố ( 3 phút) - Hãy nối các niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng: A B a . Năm 1640 1 . Nội chiến. b.Tháng 8- 1642 2. Vua Sác- lơ triệu tập quân đội. c . Năm 1648 3 . Xử tử Sác – lơ I, Anh trở thành nước cộng hòa. d. Ngày 30-1-1649 4 . Nội chiến kết thúc. e . Tháng 12-1688 5 . Đảo chính, phế truất vua Giêm II ,thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. f . Tháng 1-1689 - Học sinh tìm hiểu, phân tích rõ: Cách mạng Tư sản Anh không triệt để. * Hướng dẫn trả lời: - a- 2; b-1; c-4; d-3 ; e-5. - Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản bảo thủ , không triệt để vì: Đây là một cuộc cách mạng chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới , quyền lợi của nông dân lao động không được đáp ứng. 4. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học bài, lập bảng niên biểu sự kiện chính và kết quả các giai đoạn cách mạng tư sản Anh. Ngày giảng:Lớp 8.. Lớp 8 .. Lớp 8 .. Tiết2: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (Tiếp theo) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được nguyên nhân diễn biến tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giàng độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Khái niệm trong bài. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh, ảnh... Khả năng độc lập suy nghĩ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng chủ nghĩa Tư bản tuy tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Sưu tầm tài liệu lịch sử. 2. Học sinh: Phiếu học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) •Câu hỏi: Nêu những biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản ở Anh? ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII? •Đáp án: Mục II- Bài I 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình, nguyên nhân chiến tranh (12 phút). - Gv: Sử dụng lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Hs: Chỉ trên lược đồ xác định vị trí 13 thuộc địa. - Gv: Vì sao thực dân Anh kìm hãm nền kinh tế thuộc địa? - Hs: Vì muốn kinh tế phụ thuộc vào chính quốc. * Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến của chiến tranh. (15 phút) - Hs: Đọc SGK phần 2. - Gv: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh là gì? -Hs: Tháng 12-1773 nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công 3 tàu chở chè. - Gv: Nêu diễn biến chiến tranh? - Hs: Dựa theo SGK trả lời. - Gv: Treo lược đồ trên bảng. • Hoạt động nhóm (5’) chia 4 nhóm. - Gv: Hướng dẫn hs thảo luận nhóm về tính chất tiến bộ, hạn chế Tuyên ngôn. - Hs: Thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Gv: Hướng dẫn hs nhận xét các nhóm . - Kết luận: (Đề cao quyền con người, quyền con người chỉ dành cho người da trắng) - Gv: Liên hệ “ Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” 2/ 9/ 1945. * Hoạt động 3: Kết quả ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập (8 phút) - Gv: Cuộc chiến tranh giành độc lập đạt kết quả gì? - Gv: Tính chất hạn chế của hiến pháp thể hiện ra sao? - Hs: Người da trắng mới có quyền ứng cử, bầu cử. - Gv: ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập? - Hs: Dựa theo SGK trả lời. - Gv: Sử dụng tư liệu lịch sử phân tích tính chất cách mạng. III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: 1.Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh: - Kinh tế: Phát triển theo tư bản chủ nghĩa. Thuộc địa > < Chính quốc. 2. Diễn biến cuộc chiến tranh: -Tháng 4- 1775 chiến tranh bùng nổ. -Ngày 4 -7- 1776 Tuyên ngôn độc lập được công bố. - 7/1783 Anh công nhận nền độc lập. 3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: - Hợp chủng quốc Mĩ (USA- Hoa kỳ) thành lập. - 1787 Hiến pháp ban hành. - Là cuộc cách mạng Tư sản, mở đường cho chủ nghĩa Tư bản phát triển. 3. Củng cố (3 phút) - Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo mẫu sau: Cách mạng tư sản Anh (1) Chiến tranh giành độc lập (2) Hình thức cách mạng (a) Kết quả cách mạng. (b) -Hiến pháp 1787 ở Mĩ đưa đến kết quả gì ? Những điểm tích cực và hạn của hiến pháp 1787? *Hướng dẫn trả lời: - 1. a. Là một cuộc nội chiến. b. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 2. a. Là một cuộc chiến tranh giành độc lập. b. Thiết lập chế độ cộng hòa. - Kết quả:Theo hiến pháp 1787 , Mĩ là nước cộng hòa liên bang. +Tích cực: Thể hiện tính tư sản : Tăng cường bộ máy chính quyền từ trung ương , các bang được quyền tự trị rộng rãI , Tổng thống nắm quyền hành pháp, Quốc hội nắm quyền lập pháp. + Hạn chế:Quyền dân chủ bị hạn chế: phụ nữ , nô lệ da đen, người In- đi- an khong có quyền chính chị 4. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Học bài. -Tìm hiểu cách mạng Pháp.Tình hình kinh tế xã hội,sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế, sự kiện mở đầu cách mạng. Ngày giảng: Lớp 8.......... Lớp 8 Tiết 3: Bài 2: cách mạng tư sản pháp ( 1789 -1794) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu: Những sự kiện cơ bản về diễn biến cuộc cách mạng qua các giai đoạn. Vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng. 2. Kỹ năng: - Vẽ sử dụng bản đồ, lập niên biểu thống kê, phân tích, so sánh. 3.Thái độ: - Nhận thức tính chất thực tế của cách mạng Tư sản. - Bài học rút ra từ cách mạng Tư sản Pháp 1789. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Lược đồ thế giới từ năm 1919 đến năm 1945. -Tài liệu các thuật ngữ, khái niệm. - Bảng phụ. 2. Học sinh: Phiếu học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp : (1 phút) Lớp 8.......... Lớp 8 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) •Câu hỏi: Vì sao nhân dân Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh? Kết quả của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. •Đáp án: Mục III – Bài 1 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Pháp trước cách mạng. (20 phút) - Hs: Đọc mục 1 (SGK) - Gv: Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng ra sao? - Hs: Dựa theo SGK trả lời. - Gv: Vì sao nông nghiệp nước Pháp lạc hậu? - Hs: Chế độ phong kiến kìm hãm bóc lột nặng nề. Gv: chế độ phong kiến đã có những chính sách gì đối với sự phát triển công thương nghiệp ? - Gv: Hướng dẫn Hs quan sát H5 (SGK) Gv: Nhận xét mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ? - Hs nhận xét: Nông dân bị bóc lột nặng nề, lạc hậu, công cụ thô sơ. - Gv: Sử dụng mô hình 3 đẳng cấp hướng dẫn hs tìm hiểu, thảo luận. •Hoạt động nhóm (5’) - Hs: Thảo luận nhóm, nêu quyền lợi của các đẳng cấp.Ghi vào phiếu học tập. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. -> Các nhóm nhận xét. Gv: Treo bảng phụ khẳng định nội dung. - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cuộc đấu tranh về tư tưởng. - Gv: Yêu cầu Hs quan sát h.6, 7, 8 đọc câu nói của Mông- te- xki- ơ, Vôn- te, Rút- xô - Hs: Quan sát H 5, 7, 8 -> Rút ra nội dung chủ yếu tư tưởng 3 đẳng cấp. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự bùng nổ cách mạng Pháp (15 phút) - Gv: Yêu cầu hs đọc mục 1 (SGK) giải thích vì sao mâu thuẫn trong xã ... thức cơ bản. *Hoạt động 2: (6 phút) Lập niên biểu về phong trào Cần Vương. - Gv: Yêu cầu HS tự lập niên biểu về phong trào Cần Vương. - Hs: Làm bài tập trên phiếu cá nhân. - Gv: Thu phiếu HS nhận xét khẳng định những ý cơ bản. *Hoạt động 3:(7 phút) Tìm hiểu tóm tắt các sự kiện chính. - Gv: Gọi HS trình bày tóm tắt sự kiện. - Hs: trả lời. - Gv: Nhận xét- Bổ sung và hoàn thiện. *Hoạt động 4:(7 phút) Tìm hiểu những nội dung chủ yếu. - Gv: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? - Hs: Suy nghĩ (CNTB phát triển, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa) - Gv: Yêu cầu HS tóm tắt về phong trào Cần vương trên lược đồ. - HS: Lên bảng chỉ lược đồ. - Gv: Yêu cầu HS nhận xét chung nêu rõ bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành, và ý nghĩa của những hoạt động đó. - Hs: Suy nghĩ trả lời theo gợi ý SGK. *Hoạt động 5:(7 phút) Làm bài tập. - Gv: Yêu cầu HS làm bài tập trên phiếu cá nhân. - Hs: Làm bài tập - Gv: Thu phiếu chữa bài. - Gv: Gọi hai HS lên bảng làm bài tập. - Hs khác nêu nhận xét và chữa bài. - Gv: Khẳng định những ý cơ bản của hai xu hướng hoạt động. - Gv: Gọi HS phát biểu ý kiến hiểu biết của mình. - Hs: Trả lời theo ý hiểu. - Gv: Nhận xét ý kiến trả lời của HS-> Khẳng định đúng. I. Những sự kiện chính: 1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884: - 1 / 9/ 1858: Pháp đánh Sơn Trà. - 2 / 1/ 1859 : Pháp đánh Gia Định. - 5 / 6/ 1862 : Kí hiệp ước Nhâm Tuất. - 6/ 1867: Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì - 20 /11 / 1873: Pháp đánh thành Hà Nội. - 25 / 8 /1883: Kí hiệp ước Quý Mùi. - 6 /6 /1884: Kí hiệp ước Patơnốt 2. Phong trào Cần Vương ( 1885 - 1896) - 5/ 7/ 1885: Cuộc phản công của phe chủ chiến. - 13 / 7/ 1885: Ra chiếu Cần Vương. - 1886 - 1887: Khởi nghĩa Ba Đình. - 1883- 1892: Khởi nghĩa Bãi Sậy. - 1885 - 1895: Khởi nghĩa Hương Khê. 3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến 1918: - Phong trào Đông Du (1905 - 1909) - Đông kinh nghĩa thục (1907) - Cuộc vận động Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung kì (1908) II. Những nội dung chủ yếu: 1. Nguyên nhân dẫn đến nước nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp: 2. Phong trào Cần Vương: 3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến 1918: III. Bài tập thực hành: Bài tập 1 ( SGK) Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: Bài tập 2: So sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu, cải cách của Phan Chu Trinh. Bài tập 3: Kể các mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến 1918: 4. Củng cố ( 3 phút) - Gv: Hệ thống kiến thức cơ bản đã học, khắc sâu kiến thức trọng tâm, hướng dẫn HS phương pháp học tập nắm bắt sâu sắc kiến thức. 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Gv: Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập SGK, ôn tập kiểm tra học kì. Ngày giảng: Lớp 8 :. Lớp 8 :. Tiết 51: Làm bài kiểm tra học kì. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản đã học vận dụng trả lời đúng ý. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng khái quát, phân tích, đánh giá, hiện tượng, sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Giúp HS có hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Ma trận- Câu hỏi, đáp án. 2. Học sinh Đồ dùng học tập III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp : (1phút) Lớp 8.......... Lớp 8 2. Kiểm tra: A. Xây dựng ma trận: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Cuộc kháng chiến từ năm 1858 -> năm 1873 1 1 1 1 1 1 1 2 4 5 Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. 1 4 1 1 2 5 Tổng 1 1 2 5 3 4 6 10 B. Đề bài: I. Phần I: Trắc nghiệm khách quan: * Câu 1: ( 1 điểm) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho đúng: a. Hiệp ước kết thúc sự tồn tại của triều đình Huế với tư cách là quốc gia độc lập là: A. Hiệp ước Nhâm Tuất B. Hiệp ước Giáp Tuất C. Hiệp ước Quý Mùi. D. Hiệp ước Pa tơ nốt. b. Cuộc khởi nghĩa có bước phát triển cao nhất trong phong trào Cần Vương là: A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê . B. Khởi nghĩa Yên Thế . c. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế là: A. Phan Đình Phùng. B. Phạm Bành. C. Nguyễn Thiện Thuật D. Hoàng Hoa Thám. d. Căn cứ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy được xây dựng ở: A. Văn Lâm, Văn Giang, Khái Châu, Yên Mĩ. B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. C. Yên Thế. D. Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê. Câu 2 (1 điểm) Hãy nối thời gian ở cột bên trái với sự kiện ở cột bên phải sao cho đúng? Thời gian Sự kiện A. 1885 – 1895 1. Khởi nghĩa Ba Đình B. 1905 – 1909 2. Khởi nghĩa Ba Sậy C. 1883 – 1892 3. Khởi nghĩa Hương Khê D. 1886 – 1887 4. Phong trào Đông Du 5. Đông kinh nghĩa thục. * Câu 3 (1 Điểm) Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ (.) dưới đây, nêu rõ hậu quả của việc triều đình kí hiệp ước Patơnốt (6/ 6/ 1984) - Cụm từ : Tồn tại, phong kiến nhà Nguyễn ; Chế độ thuộc địa nửa phong kiến; là một quốc gia độc lập; chiến sự tiếp tục kéo dài ở Bắc Kì. Hiệp ước Patơnốt đã chấm dứt sự . của triều đại......... với tư cách . thay vào đó là kéo dài đến cách mạng tháng Tám 1945. II. Phần trắc nghiệm tự luận: * Câu 4 :(2đ) Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào? * Câu 5: (4đ) Thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục ở Việt Nam trong thời gian từ 1897 – 1914? * Câu 6 (1đ) Nêu rõ xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX? C. Đáp án - Biểu điểm I. Trắc nghiệm khách quan. * Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. ý a- D ý c- D ý b- C ý d- A * Câu 2: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. A - 3 C - 2 B - 4 D - 1 * Câu 3: Điền các cụm từ: Mỗi cụm từ 0,25 điểm - Tồn tại - Phong kiến nhà Nguyễn - Là một quốc gia độc lập - Chế độ thuộc địa nửa phong kiến. II. Phần trắc nghiệm tự luận: * Câu 4 (2đ) Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng: - 13.7. 1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh Vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân, nhân dân giúp Vua cứu nước. (1đ) + Chia giai đoạn: Giai đoạn 1885–1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kì, Bắc Kì (0,5đ) Giai đoạn 1888 – 1896: 11/1888 có tay sai dẫn đường Pháp đưa Hàm Nghi đày ở Angiêri (Châu Phi). Phong trào được duy trì quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn (0,5 đ) * Câu 5 (4điểm) + Về chính trị: ( 1,5 điểm ) - Thiết lập bộ máy nhà nước: Việt Nam chia thành 3 sứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với 3 chế độ cai trị khác nhau. - Bộ máy chính quyền đều do thực dân Pháp chi phối kết hợp giữa nhà nước thực dân với quan lại phong kiến. * Về kinh tế: ( 1,5 điểm) - Nông nghiệp: + Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. + Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. - Công nghiệp: Chú ý khai thác để kiếm lời, sản xuất các ngành xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát, giấy - Giao thông vận tải: Mở mang đường sá, cầu cống phục vụ cho khai thác, bóc lột. - Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường. + Tăng thuế, bắt dân đi phu. - Văn hoá giáo dục: ( 1 điểm) + Duy trì giáo dục thời phong kiến. + Mở một số trường học mới tạo ra một lớp người mới chỉ biết phục tùng. Câu 6 ( 1 điểm ) - Tư tưởng dân chủ Tư sản ở châu Âu truyền bá vào nước ta. - Nước Nhật giàu mạnh theo con đường Tư bản chủ nghĩa. => những trí thức tiến bộ Việt Nam cứu nước theo con đường dân chủ Tư sản. 3. Củng cố ( 3 phút) - Gv nhận xét đánh giá giờ kiểm tra. - Thu bài: Số lượng: 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Giờ sau tìm hiểu lịch sử địa phương. - Sưu tầm lịch sử địa phương Tuyên Quang , Sơn Dương. Ngày giảng: Lớp 8 :. Lớp 8 :. Tiết 52: Lịch sử địa phương I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS nắm được tư liệu lịch sử địa phương. Trên cơ sở đó HS thấy được sự phát triển của lịch sử dân tộc gắn liền với lịch sử địa phương. - Có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng khái quát, nhận xét. 3. Thái độ: - Tự hào về truyền thống lịch sử địa phương. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lịch sử Đảng bộ Tuyên Quang. - Lịch sử Đảng bộ thị trấn Sơn Dương. 2. Học sinh: - Sưu tầm những mẩu chuyện về lịch sử địa phương. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp : (1phút) Lớp 8.......... Lớp 8 2. Kiểm tra bài cũ : Không. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động1: (20 phút) Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và xã hội ở Tuyên Quang. - Gv: Hướng dẫn HS đọc tư liệu lịch sử Đảng bộ Tuyên Quang. - Hs đọc tư liệu. - Gv: Yêu cầu HS nhận xét về điều kiện tự nhiên ở Tuyên Quang, Sơn Dương. - Hs: nêu ý chính. - Gv:Nhận xét , bổ sung và hoàn thiện. - Gv: Hướng dẫn HS đọc tư liệu lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương. - Hs: Đọc tư liệu. - Gv: Yêu cầu HS nhận xét về điều kiện tự nhiên ở Sơn Dương. - Gv: Yêu cầu HS đọc tư liệu và nêu khái quát chính sách thống trị của Pháp - Hs: Đọc tư liệu, nhận xét. *Hoạt động 2: (19 phút) Tìm hiểu cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Tuyên Quang. - Gv: Gọi HS đọc tư liệu lịch sử Đảng bộ Tuyên Quang, Sơn Dương. Nêu nhận xét về tinh thần đấu tranh của nhân dân Tuyên Quang. - Hs: Nghe đọc, nhận xét. - Gv: Phân tích tác dụng to lớn của phong trào-> Thể hiện lòng yêu nước. I. Điều kiện tự nhiên và xã hội: - Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Trung Quốc Việt Nam. - Diện tích: 582. 002 ha. - Dân số: 70 vạn người. Gồm 22 dân tộc anh em. - Sơn Dương nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang - Phía bắc giáp Yên Sơn. - Phía nam giáp Đoan Hùng, Phong Châu ( Phú Thọ) - Phía tây giáp Lập Thạch (Vĩnh Phúc) - Phía đông giáp Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên) - Diện tích : 789, 26 km2 * Chính sách cai trị của Pháp đối với Tuyên Quang: - 1884 Pháp đánh chiếm Tuyên Quang chúng đàn áp dã man và chiếm đoạt quyền tự do, dân chủ tối thiểu của nhân dân-> Chính sách khai thác bóc lột của Pháp làm cho kinh tế, xã hội nghèo nàn, lạc hậu. 2. Nhân dân Tuyên Quang đấu tranh chống xâm lược: - Nhân dân Tuyên Quang đấu tranh anh dũng trong hàng ngũ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, hưởng ứng phong trào Cần Vương. - Cùng với nhân dân Tuyên Quang nhân dân các xã: Lâm Xuyên, Hào Phú, Hồng Lạc, Tân Trào huyện Sơn Dương đã hăng hái nổi dậy chống xâm lược. 4. Củng cố ( 3 phút) - Gv: Khắc sâu tinh thần, truyền thống tốt đẹp của nhân dân, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước. 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Ôn tập củng cố các kiến thức đã học tìm hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
Tài liệu đính kèm: