Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần : 27 - Tiết : 27 - Bài 23 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần : 27 - Tiết : 27 - Bài 23 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

A. Mục tiêu bài học:

Từ thế kỉ VII nước ta bị thế lực PK nhà Đường thống trị. Nhà Đường chia lại các khu vực hành chính, sắp đặt lại bộ máy cai trị để xiết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hoá, tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.

- Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

 

doc 12 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1891Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Tuần : 27 - Tiết : 27 - Bài 23 : Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	27	ns : 
Tiết : 	27	nd :
Bài 23 : NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII- IX
A. Mục tiêu bài học:
Từ thế kỉ VII nước ta bị thế lực PK nhà Đường thống trị. Nhà Đường chia lại các khu vực hành chính, sắp đặt lại bộ máy cai trị để xiết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hoá, tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.
- Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Biết phân tích và đánh giá công lao của những nhân vật lịch sử, tiếp tục rèn kỹ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử.
Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì đọc lập của Tổ Quốc. Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc, vì đất nước.
B. Tiến trình dạy học : Đến thế kỉ VII nhà Đường thống trị nước ta, chúng xiết chặt hơn chế độ cai trị tàn bạo, thẳng tay bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Dưới ách thống trị của nhà Đường trong suốt 3 thế kỉ, nhân dân ta ko ngừng nổi dậy đấu tranh chống bọn đô hộ, đáng chú ý nhất là 2 cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Đây là những cuộc nổi dậy lớn, tiếp tục khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền đất nước của nhân dân ta. Đó chính là nội dung bài học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
bs
Hoạt động 1 :
- GV giảng theo SGK – chỉ bản đồ.
? Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang con đường từ Tống Bình sang TQ và đến các quận huyện.?
( Nhà Đường coi An Nam đô hộ phủ là 1 trong trấn, để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường cho xây dựng, đắp luỹ, tăng cường uân chiếm đóng, sửa đường..
? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?.
( Siết chặt ách đô hộ tàn bạo, cai trị trực tiếp đến huyện, đồng thời củng cố thành, làm đường giao thông
để có thể mau chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta..)
Gọi HS đọc : “ Ngoài thuế..nộp cống”.
? Nhà Đường bóc lột nhân dân ta như thế nào?
- GV mở rộng: Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế, cống nạp các thứ quý hiếm vàng bạc, ngọc trai, đồi mồiđối mặt với bao nguy hiểm cả tính mạng. Chúng thống trị vơ vét đến tận cùng tài nguyên của đất nước ta. Việc phải gánh quả vải từ nước ta đến Trường An là một công việc đầy gian khổ.
? Theo em, chíng sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước?.
( Chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền trực tiếp đến huyện, bóc lột dân ta bằng các hình thức tô thuế, cống nạp rất nặng nề-> nhân dân nổi dậy.)
Hoạt động 2:
 - GV giới thiệu sơ lược về Mai Thúc Loan theo SGK.
- GV trình bày: Bấy giờ là mùa vải, bon thống trị bắt nhân dân ta cống nạp và đi phu để gánh vải sang cống cho nhà Đường. Một ngày đầu hè oi ả, Mai Thúc Loan cùng đoàn phu gánh vải đi cống nạp, đường xa, nắng gắt, càng mệt mỏi lònh người càng oán giận quân đô hộ, Mâi Thúc Loan hô hào mọi người ko đi nữa mà trở về chuẩn bị khởi nghĩa chống bọn đô hộ, mọi người đồng lòng nghe theo
? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
( Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường với nhân dân ta , đẩy họ đến chỗ sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ)
- GV trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
- GVKL: Do sự bóc lột tàn bạo của nhà Đường, dưới sự lãnh đạo của MTL, nhân dân nổi dậy đấu tranh. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại song thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, phấn đấu ko mệt mỏi để giành độc lập cho DT.
Hoạt động 3: 
- GV giới thiệu qua về Phùng Hưng theo SGKmến phục.
- GV mở rộng: Năm 776 vua Đường cử cao Chính Bình sang làm đô hộ An Nam, đây là viên quan khét tiếng bạo ngược, tham lam và tàn ác, đánh thuế rất nặng nề để vơ vét tiền bạc của nhân dân ta.
? Vì sao khởi nghĩa được mọi người hưởng ứng?.
( Chính sách bóc lột của nhà Đường, nhân dân oán hận bọn đô hộ).
? Cuộc khởi nghĩa đem lại kết quả như thế nào?
- GV cho HS quan sát H 50 -> liên hệ.
- GVKL: Dưới sự lãnh đạo của Phùng Hưng, nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước gần 9 năm, lịch sử gọi đó là “nền tự chủ mong manh”.
- GVCC bài: Từ thế kỷ VII nhà Đường thống trị nước ta, chúng chia lại khu vực hành chính, sắp đặt bộ máy cai trị, nhân dân nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc loan và Phùng Hưng
1. Dưới ách đo hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi.
- Năm 618 nhà Đường thành lập và đô hộ nước ta.Nhà Đường đổi Giao Châut hành An Nam đô hộ phủ, chia nước ta thành 12 châu, các châu huyên do người TrungQuốc cai trị.
- Trụ sở của phủ đặt ở Tống Bình (HN).
- Chúng tiến hành sửa đường giao thông thuỷ bộ từ Tống Bình sang Trung Quốc và đến các quận huyện và dựng thêm thành, đắp thêm luỹ để dễ bề cai trị.
- Chính sách bóc lột: Đặt ra nhiều thứ thuế, bắt nhân dân phải cống nạp các thứ quý, nhất là quả vải.
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
- Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.
- Diễn biến:
+ Ta: Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu, nhân dân ái Châu, Diễm Châu hưởng ứng, Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi.
+ Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp .
- Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776- 791).
- Diễn biến: Khoảng năm 776 anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì
Hà Tây), được nhân dân hưởng ứng và giành quyền làm chủ vùng đất của mình.
+ Sau đó Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình và đã chiếm được thành.
+ Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha.
+ Năm 791 nhà Đường sang đàn áp, Phùng Hưng ra hàng.
- Kết quả: giành quyền làm chủ trong 9 năm.
 4. Củng cố :? Chính sách của nhà Đường tàn bạo như tế nào? Vì sao nhân dân ta biết ơn Mai Thúc Loan và Phùng Hưng? BT: Chính sách bóc lột của nhà đường có gì khác trước:
Đặt nhiều thứ thuế
Bắt cống nạp nhiều sản vật hơn
Nộp cống vải quả
Cả ba ý trên đều đúng
 5 . Hướng dẫn về nhà: Học bài theo câu hỏi SGK . Đọc trước bài mới .Chuẩn bị câu hỏi;Nước Chăm Pa ra đồi trong hoàn cảnh nào 
6 . Rút kinh nghiệm :
Tuần : 	28	ns :
Tiết : 	28	nd : 
Bài 24
NƯỚC CHĂM PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
A. Mục tiêu bài học:HS hiểu được.
- Quá trình thành lập và phát triển của nước Chăm Pa, từ nước Lâm ấp của huyện Tượng Lâm đến một quóc gia lớn mạnh, sau này dám tấn công cả quốc gia Đại Việt.
- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Chăm Pa từ thế kỷ II ->X.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích.
HS nhận thức sâu sắc rằng, người Chăm Pa là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
BTiến trình dạy học :Đến cuối thế kỷ II nhà Hán suy yếu ko thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc nhất là đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm ấp, sau đổi thành Chăm Pa, nhân dân Chăm Pa vẫn khéo tay, cần cù đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh. Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân dân Chăm Pa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống và tinh thần. Vậy nước Chăm Pa hình thành ntn? Và p.triển ra saoC.ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
bs
 Hoạt động 1:
- GV giảng theo SGK và chỉ trên lược đồ.
+ Châu Giao do nhà Hán lập gồm 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, ứât Lâm, Thương Ngô, Đam Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố.
+ 6 quận thuộc TQ: quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tí Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm. Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía Nam ( Từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh-> Tượng Lâm.
- GV giảng tiếp theo SGK.
? Nhân dân Tượng Lâm giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?.
? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng Chăm Pa?.
( Diễn ra trên cơ sở hoạt động quận sự)
- GVKL: Thế kỷ II, do nhà Hán suy yếu, chính sách thống trị của nhà Hán quá tàn bạo, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, lập ra nước Lâm ấp. Dưới sự lãnh đạo của vua Lâm ấp, với lực lượng quân sự khá mạnh, tấn công các nước láng going, mở rộng lãnh thổ, đổi tên nước là Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra ( Trà Triệu- Quảng Nam).
 Hoạt động 2:
Gọi HS đọc đoạn đầu mục 2.
? Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của nhân dân Chăm Pa.?
? Em có nhận xét gì về trình độ phát triển của Chăm Pa từ thế kỷ II-> X.?
( Nhân dân Chăm Pa đã đạt trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh như biết sử dụng công cụ sắt, sức kéo trâu bò, biết trồng lúa 1 năm 2 vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, buôn bán với nước ngoài)
- GV giảng theo SGK.
? Thành tựu văn hoá quan trọng nhất của người Chăm Pa là gì.?
- HS quan sát H52, 53.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc người Chăm.?
( Người Chăm sáng tạo ra 1 nền kiến trúc nghệ thuật và đIêu khắc độc đáo, mang đậm tình cảm và tâm hồn người Chăm)
- GV giảng tiếp đoạn cuối và kết luận: Nước Chăm Pa cũng như Giao Châu có nền kinh tế rất phát triển.
- GVCC bài: Chăm Pa từ 1 nước Lâm ấp ở huyện Tượng Lâm đã trở thành 1 quốc gia lớn mạnh, sau này dám tấn công cả Đại ViệtTừ thế kỷ II->X kinh tế, văn hoá của Chăm Pa rất phát triển.
=> Đất nước Chăm Pa cổ là 1 bộ phận của đất nước VN ngày nay, cư dân Chăm Pa là 1 bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1. Nước Chăm Pa độc lập ra đời.
 Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192- 193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giàng được độc lập, Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.
 Quá trình phát triển:
- Vua Lâm ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra ( Quảng Nam).
2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ II -> thế kỷ X
Kinh tế:
- Trồng trọt: Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Khai thác rừng, đánh cá.
- Trao đổi buôn bán với nước ngoài.
 Văn hoá: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ ấn Độ.
- Tôn giáo: Theo đạo bà La Môn và đạo phật.
- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng thánh địa Mĩ Sơn.
4 . Củng cố :? Nêu những thành tựu kinh tế của nước Chăm Pa ?
5 . Dặn dò :
- Nắm nội dung bài.
- Trả lời c ...  Quyền là người anh hùng DT, người có công lao to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng DT, khẳng định nền độc lập của TQ.
B.Tiến trình dạy học .Công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã kết thúc, ách đô hộ nghìn năm của các thế lực phong kiến TQ đối với nước ta về mặt danh chính. Việc dựng nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn và Ngô Quyền đã hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy bằng 1 trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Hoạt động của gv và hs 
Nội dung 
Bs 
Hoạt động 1: HS đọc phần 1sgk 
- GV giảng theo SGK -> giới thiệu về Ngô Quyền (đoạn in nghiêng).
- Giảng tiếp bối cảnh lịch sử: “ Năm 937.ra Bắc”.
( chỉ bản đồ).
? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì.?
(Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ vừa được xây dựng của đất nước).
- GV giảng theo SGK.
? Vì sao Kiều CôngTiễn cầu cứu nhà Nam Hán? Hành động đó cho thấy điều gì.?
( Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền đoạt được chức Tiết độ sứ. Đây là 1 hành động phản phúc “Cõng rắn cắn gà nhà”.
- GV giảng theo SGK “Năm 938.Hoằng Tháo”....
- GV: Biết tin quân Nam Hán sắp vào nước ta Ngô Quyền vạch kế hoạch chuẩn bị k/c..
- GV giới thiệu về sông Bạch Đằng theo SGK.
? Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng?
( Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược rất quan trọng, địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù. Hai bên bờ, rừng rậm thuỷ triều)
- GV giảng theo SGK.
? Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động độc đáo ở điểm nào?
(- Chủ động đón đánh quân xâm lược.
- Độc đáo:bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông.)
- GVKL: Biết được quân Nam Hán sẽ quay lại xâm lược nước ta lần 2. Ngô Quyền đã chủ động đón đánh quân xâm lược, ông chọn địa hình là cửa sông Bạch Đằng bố trí trận địa bài cọc ngầm. Đây là 1 kế hoạch chủ động và rất độc đáo.
Hoạt động 2: Học sinh đọc phần 2SGK.
- GV sử dụng bản đồ treo tường chỉ diễn biến- ghi tóm tắt.
- GV cho HS xem tranh 56.
? Kết quả cuộc chiến như thế nào ?.
- GV: Cho đến nay trận Bạch Đằng diễn ra vào ngay nào cụ thể chưa xác định rõ, chỉ biết trận đó diễn ra vào cuối năm 938.
? Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
( Sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại 1 thời gian dài nữa nhg ko dám đem quân xâm lược nước ta lần thứ 3. Với chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến Trung Quốc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.)
? Ngô Quyền đã có công ntn trong cuộc k/c chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?
( Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của DT.)
? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
- GV cho HS quan sát H 57.Đọc lời đánh giá của Lê Văn Hưu về công lao của Ngô Quyền.
- GVKL: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốcnhân dân ta đời đời biết ơn công lao của vị anh hùng DT Ngô Quyền.
- GVCC bài: KCTiễn 1 tên phản phúc “cõng rắn cắn gà nhà” đã mở đường cho quân nam Hán xâm lược nước ta lần 2. NQ và nhân dân chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động. Đây là cuộc thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của DT, cuối cùng đã chiến thắng. Chiến thắng này có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của DT ta.
1.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xân lược Nam Hán ntn.
- Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để làm Tiết độ sứ.
- Ngô Quyền từ Thanh.Hoá kéo quân ra Bắc trị tội tên Kiều Công Tiễn.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền.
 Kế hoạch của Ngô Quyền:
- Năm 938 được tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La ( Tống Bình- HN) giết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.
- Dự định kế hoạch tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
- Ông dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
a. Diễn biến:
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
- Nquyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại.
b. Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
c. ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
4 . Củng cố :- Phiếu bài tập:
 1. Tên tướng của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.
 2. Nơi chọn làm trận địa cọc ngầm.
 3. Quê của Ngô Quyền.
 4. Tên bán nước cầu cứu quân Nam Hán.
 5. Quân Nam Hán tiến vào nước ta theo đường nào.
5 - Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững nội dung bài
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập.
6 . Rút kinh nghiệm :
Tuần 33 
Tiết 32 
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Vùng đất Kiên Giang trước đây là một thị trấn của tỉnh Hà Tiên cũ. Hà Tiên nguyên là phủ Sài Mạt (âm tiếng Bentay Méas là thành bằng vàng) của Chân Lạp do Mạc Cửu (người Quảng Đông) mở mang vùng thương cảng thành thị trấn
to.Vào đầu thế kỷ 16, Mạc Cửu được vua Cao Miên phong chức Ốc Nha (âm tiếng Oknha, chức vụ tương đương tỉnh trưởng) cho cai quản vùng này; nhưng Mạc Cửu thường bị quân Xiêm quấy phá nên xin thần phục chúa Nguyễn để nhờ che chở (1708). Từ đó, đất Hà Tiên thuộc về nước ta và được kể là một trong sáu tỉnh của miền Nam vào đời Minh Mạng. Mạc Cửu vẫn được cai quản vùng này, rồi mở rộng đất Kiên Giang năm 1734. Sau đó, con ông là Mạc Thiên Tích nới rộng thêm.Vào những năm 1782, 1783 và 1785, trong nhiều trận thủy chiến dữ dội trên sông nước miền Nam, quân của Nguyễn Ánh đã bị quân của anh hùng Nguyễn Huệ đánh tan tành, dù Nguyễn Ánh đã nhờ cậy quân Xiêm và Chân Lạp. Vùng Rạch Giá và các đảo Phú Quốc, Thổ Châu... từng là nơi ẩn trốn của Nguyễn Ánh. Sau khi quân Pháp chiếm lục tỉnh Nam Kỳ, Hà Tiên cũng vùng lên tranh đấu. Đêm 16-06-1868, đoàn dân quân do anh hùng Nguyễn Trung Trực chỉ huy, từ Phú Quốc kéo qua đánh úp thị xã Rạch Giá, giết hết quân Pháp, giải tán tất cả các cơ quan hành chánh của quân Pháp. Làm chủ tình hình trong một tuần lễ, ông nghe tin đại quân sắp kéo đến, bèn chở hết võ khí, lương thực về Hà Tiên, rồi lánh sang Phú Quốc lập chiến khu tại cửa cạn. Tại đây, nghĩa quân được hai nhà yêu nước Nguyễn Văn Điền và Nguyễn Văn Ngợi hỗ trợ rất nhiều. Hai ông đã đem hết tài sản đóng góp cho cuộc kháng chiến và tổ chức đoàn thuyền qua Xiêm mua khí giới cho quân ta.
Giặc Pháp đánh nhiều lần không nổi, sau chúng phải đem toàn lực tấn công ở mặt Dương Đông. Lúc đó, nghĩa quân chỉ còn 30 người, bà Nguyễn Trung Trực lại sinh nở ngay lúc chạy giặc trong một đêm mưa to nên đã thiệt mạng cả mẹ lẫn con. Hai tên Huỳnh Công Tấn và Đỗ Hữu Phương (Tổng Đốc Phương) dùng mưu bắt cóc mẹ ông và một số đồng bào làm áp lực bắt ông hàng. Anh hùng Nguyễn Trung Trực biết không thể tiếp tục chiến đấu được nữa nên đã tụ họp nghĩa quân lại, ông nói : "Giặc không giết được chúng ta, nhưng cạn lương thực sẽ bị chết hết. Nếu ta nói "thà chết lúc này" thì cũng chẳng ích gì cho mai sau! Giặc bắt được tôi thì mừng lắm, sẽ không làm hại anh em. Anh em cố sống mà
tiếp tục báo quốc. Tôi biết anh em không tham sống sợ chết, phải can đảm để liệu cách xuất xử". Sau đó, ông cho đổ hết lương thực dự trữ ở Bưng Cây Lương (gần cửa Cạn), rồi tự trói mình ra gặp Huỳnh Công Tấn để cứu mẹ và dân chúng. Giặc Pháp phủ dụ ông quy thuận không được nên đã đem ra hành quyết tại Rạch Giá ngày 27-10-1868.Đến năm 1872, nhân dân Kiên Giang lại theo hai anh hùng Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự kháng chiến. Hai anh em họ Đỗ lập căn cứ tại rừng U Minh, đánh du kích làm giặc tổn thất và mệt trí rất nhiều.
( có tài liệu riêng )
Ngày 26-04-2010
 Tiết 33 
Tuần 34
Bài 28
ÔN TẬP
A.Mục tiêu bài học :
Kiến thức :
- Hệ thống những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
- Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập dân tộc
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá những kiến thức cơ bản , đánh giá các nhân vật lịch sử
Tư tưởng , tình cảm : Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc . Yêu mến và biết ơn các vị anh hùng dân tộc
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
 - Nội dung ôn tập
 -Kiến thức đã học
C. Tiến trình dạy học : 
1.Giới thiệu bài : Chúng ta đã học qua lịch sử nước nhà từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỷ X . Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau ôn lại qua các câu hỏi sau
2. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1:
? Lịch sử thời kỳ này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? 
 Hoạt động 2:
? Diễn ra vào thời gian nào, tên nước là gì ? Vị vua đầu tiên là ai ?
Hoạt động 3:
? Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ? ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ? 
\
Hoạt động 4:
? Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta ?
 Hoạt động 5:
?Hãy miêu tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời Cổ đại ?
1. Thời nguyên Thuỷ :
- 3 giai đoạn : Tối cổ ( đồ đá cũ ) đồ đá mới và sơ kỳ kim khí
2. Thời dựng nước.
-Diễn ra từ thế kỷ VII TCN
-Tên nước đầu tiên : Văn Lang
-Vị vua đầu tiên : Hùng Vương
3. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40 : Là sự báo hiệu các thế lực phong kiến không thể vĩnh viễn cai trị nước ta
- Khởi nghĩa Bà Triệu ( 248 ).Tiếp tục phong trào đấu tranh giảI phóng dân tộc
- Khởi nghĩa Lý Bí( 542 ) . Dựng nước Vạn Xuân là người Việt Nam đầu tiên xưng đế
-Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) . Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc 
-Khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776-791 ) .
-KHúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ(905 ). Dương đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ nhất 
-Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng( 938 ) . Mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài
4. Sự kiện lịch sử khẳng định thắng lợi hoàn toàn của dân tộc ta trong sự nghiệp giành độc lập.
-Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền ( 938 )đè bẹp ý đồ xâm lược của kể thù, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc
5. Công trình nghệ thuật.
-Trống đồng Đông Sơn.
-Thành Cổ Loa. 
 3. Kiểm tra HĐNT : 
GV hệ thống hoá những kiến thức cơ bản
- Hướng dẫn về nhà
 + Làm bài tập theo mẫu SGK
 + Ôn tập những nội dung cơ bản tiết sau kiểm tra học kỳ

Tài liệu đính kèm:

  • docLS 6 tuan 27 35.doc