Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở Châu Âu - Năm học 2012-2013 - Võ Thị Hoa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở Châu Âu - Năm học 2012-2013 - Võ Thị Hoa

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:

- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng.

- Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu thời bấy giờ.

 2/ Tư tưởng:

- Bồi dưỡng nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của XH loài người, vai trò của GCTS.

- Giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn : sự sụp đổ của chế độ phong kiến.

 3/ Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội => nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của GCTS chống phong kiến.

II/ CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.

- Sưu tầm tranh ảnh về thời kỳ văn hoá phục hưng.

- Một số tư liệu về những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá thời phục hưng.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

- Vở bài soạn, vở bài học.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

1/Kiểm tra bài cũ:

 - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành như thế nào ?

2/Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết, với quá trình tích lũy vốn => xã hội Châu Âu xuất hiện hai giai cấp mới Tư sản và Vô sản. GCTS đại diện cho nền sản xuất tiến bộ nhưng bị phong kiến kìm hãm => mâu thuẫn. Do đó, họ phải đấu tranh để giành địa vị xã hội tương ứng => bài mới.

3/ Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học.

Hoạt động 1 : Tìm hiểu Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỷ XIV- XVII )

? Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến ?

Giáo viên giải thích: “Văn hoá phục hưng

GV:Mở đầu cho phong trào văn hóa phục hưng là ở Ý => lan nhanh ra các nước Tây Âu.

HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 8.

GV: nhấn mạnh những gương mặt điển hình của phong trào văn hóa phục hưng như Rabơle, Sếchxpia, Xécvantéc, Lêônađơvanhxi, Đêcáctơ .

? Qua các tác phẩm của mình, các tác giả phục hưng muốn nói lên điều gì ?

GV: Thần thánh không còn là nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học

? Phong trào văn hóa phục hưng có vai trò như thế nào đối với xã hội Châu Âu ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu Phong trào cải cách tôn giáo.

? Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo ? HS: trả lời theo Sgk.

GV nhấn mạnh: sự phản động, thối nát của giáo hội.

Giáo viên giới thiệu : Đứng đầu phong trào cải cách tôn giáo là Máctinluthơ.

HS:Gọi học sinh đọc phần in nghiêng Sgk trang 9.

? Qua đó, nêu nội dung tư tưởng của phong trào cải cách tôn giáo ?

GV: Lan nhanh sang các nước khác, tại Thụy Sĩ đạo tin lành đo Canvanh sáng lập.

HS thảo luận nhóm 3’: Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ?

Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến tranh nông dân Đức.

? Nguyên nhân nổ ra chiến tranh?

GV: gợi mở

HS: Dựa vào mục 1 trả lời.

GV: Trình bày diễn biến.

HS: Trình bày lại

GV: Đây cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên dưới ngọn cờ tư sản chống phong kiến.

 1 Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỷ XIV- XVII )

a. Nguyên nhân : Do giai cấp tư sản có thế lực kinh tế, không có địa vị xã hội => đấu tranh.

b. Khái niệm: Văn hóa phục hưng là khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới.

c. Nội dung .

- Lên án, đã phá XHPK và giáo hội.

- Đề cao giá trị con người và khoa hoc.

- Đòi tự do cá nhân.

d. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại chống chế độ phong kiến suy tàn.

2. Phong trào cải cách tôn giáo.

a. Nguyên nhân : Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.

 + Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của GCTS.

b. Nội dung :

 + Phủ nhận vai trò của giáo hội.

 + Đòi bỏ những lễ nghi phiền toái.

 + Quay về với giáo lí Kitô nguyên thủy.

c. Hệ quả:

- Đạo Kitô bị phân chia thành hai phái : cựu giáo và tân giáo ( đạo tin lành ).

- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

3. Chiến tranh nông dân Đức:

a. Nguyên nhân:

- Tầng lớp thị dân có thế lực kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

- Ảnh hưởng của cải cách tôn giáo.

b. Diễn biến:

- Lãnh đạo là Tô-mat Muyn-xe, trong giai đoạn đầu phong trào nông dân chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức.

- Bọn phong kiến tập trung đàn áp, phong trào thất bại.

c. Ý nghĩa:

- Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất ở châu Âu.

- Phản ánh lòng căm thù của nông dân bị áp bức.

- Góp phần vào trận chiến chống chế độ phong kiến.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở Châu Âu - Năm học 2012-2013 - Võ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 2	Ngaøy soaïn: 31/ 8/ 2012
Tieát : 3	Ngaøy daïy: 04/ 9/ 2012
Bài 3 : CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng.
Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu thời bấy giờ.
 2/ Tư tưởng:
- Bồi dưỡng nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của XH loài người, vai trò của GCTS.
- Giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn : sự sụp đổ của chế độ phong kiến.
 3/ Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội => nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của GCTS chống phong kiến.
II/ CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.
Sưu tầm tranh ảnh về thời kỳ văn hoá phục hưng.
Một số tư liệu về những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá thời phục hưng.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa.
Vở bài soạn, vở bài học.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1/Kiểm tra bài cũ:
 - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành như thế nào ? 
2/Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết, với quá trình tích lũy vốn => xã hội Châu Âu xuất hiện hai giai cấp mới Tư sản và Vô sản. GCTS đại diện cho nền sản xuất tiến bộ nhưng bị phong kiến kìm hãm => mâu thuẫn. Do đó, họ phải đấu tranh để giành địa vị xã hội tương ứng => bài mới.
3/ Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỷ XIV- XVII )
? Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến ?
Giáo viên giải thích: “Văn hoá phục hưng
GV:Mở đầu cho phong trào văn hóa phục hưng là ở Ý => lan nhanh ra các nước Tây Âu.
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 8.
GV: nhấn mạnh những gương mặt điển hình của phong trào văn hóa phục hưng như Rabơle, Sếchxpia, Xécvantéc, Lêônađơvanhxi, Đêcáctơ.
? Qua các tác phẩm của mình, các tác giả phục hưng muốn nói lên điều gì ?
GV: Thần thánh không còn là nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học
? Phong trào văn hóa phục hưng có vai trò như thế nào đối với xã hội Châu Âu ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phong trào cải cách tôn giáo.
? Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo ? HS: trả lời theo Sgk.
GV nhấn mạnh: sự phản động, thối nát của giáo hội.
Giáo viên giới thiệu : Đứng đầu phong trào cải cách tôn giáo là Máctinluthơ.
HS:Gọi học sinh đọc phần in nghiêng Sgk trang 9.
? Qua đó, nêu nội dung tư tưởng của phong trào cải cách tôn giáo ?
GV: Lan nhanh sang các nước khác, tại Thụy Sĩ đạo tin lành đo Canvanh sáng lập.
HS thảo luận nhóm 3’: Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến tranh nông dân Đức.
? Nguyên nhân nổ ra chiến tranh? 
GV: gợi mở 
HS: Dựa vào mục 1 trả lời.
GV: Trình bày diễn biến.
HS: Trình bày lại
GV: Đây cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên dưới ngọn cờ tư sản chống phong kiến.
1 Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỷ XIV- XVII )
a. Nguyên nhân : Do giai cấp tư sản có thế lực kinh tế, không có địa vị xã hội => đấu tranh.
b. Khái niệm: Văn hóa phục hưng là khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. 
c. Nội dung .
- Lên án, đã phá XHPK và giáo hội.
- Đề cao giá trị con người và khoa hoc.
- Đòi tự do cá nhân.
d. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại chống chế độ phong kiến suy tàn.
2. Phong trào cải cách tôn giáo.
a. Nguyên nhân : Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân.
 + Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của GCTS.
b. Nội dung :
 + Phủ nhận vai trò của giáo hội.
 + Đòi bỏ những lễ nghi phiền toái.
 + Quay về với giáo lí Kitô nguyên thủy.
c. Hệ quả:
- Đạo Kitô bị phân chia thành hai phái : cựu giáo và tân giáo ( đạo tin lành ).
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
3. Chiến tranh nông dân Đức:
a. Nguyên nhân:
- Tầng lớp thị dân có thế lực kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- Ảnh hưởng của cải cách tôn giáo.
b. Diễn biến:
- Lãnh đạo là Tô-mat Muyn-xe, trong giai đoạn đầu phong trào nông dân chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức.
- Bọn phong kiến tập trung đàn áp, phong trào thất bại.
c. Ý nghĩa: 
- Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất ở châu Âu.
- Phản ánh lòng căm thù của nông dân bị áp bức.
- Góp phần vào trận chiến chống chế độ phong kiến.
4/ Củng cố:
 - Phong trào văn hóa phục hưng : lên án giáo hội và chế độ phong kiến, đề cao giá trị con người
 - Cải cách tôn giáo châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa của nhân dân dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản.
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài theo câu hỏi 1, 2 Sgk trang 10.
 - Chuẩn bị bài mới : bài 4 phần 1,2,3,
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................

Tài liệu đính kèm:

  • docLS7 tiet 3 bai 3 Cuoc dau tranh cua GCTS chong PKthoi hau ki trung dai chau Au.doc