Giáo án phụ đạo Ngữ văn 7 - Bài 1, 2, 3

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 7 - Bài 1, 2, 3

Bài 1. Khái quát những kiến thức cơ bản môn Ngữ văn 6

A, Mục tiêu cần đạt:

 - Củng cố hóa, khái quát hóa kiến thức cơ bản về phân môn Ngữ văn 6. Từ đó giúp các em biết định hướng học tập ở lớp 7 và đạt chuẩn kiến thức cơ bản về phân môn.

 - Luyện làm các bài tập.

IB, Nội dung cụ thể.

A, Phần văn:

I, Các thể loại truyện đã được học ở lớp 6:

 1, Truyện dân gian: Truyện truyền thuyết; truyện cổ tích; truyện ngụ ngôn; truyên cười.

 - Truyền thuyết: là loại truyện cổ dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.

NT: thường sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu, hoang đường.

 

doc 12 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 7 - Bài 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 15/09/2008
NG:
Bài 1. Khái quát những kiến thức cơ bản môn Ngữ văn 6
A, Mục tiêu cần đạt:
	- Củng cố hóa, khái quát hóa kiến thức cơ bản về phân môn Ngữ văn 6. Từ đó giúp các em biết định hướng học tập ở lớp 7 và đạt chuẩn kiến thức cơ bản về phân môn.
	- Luyện làm các bài tập.
IB, Nội dung cụ thể.
A, Phần văn:
I, Các thể loại truyện đã được học ở lớp 6:
	1, Truyện dân gian: Truyện truyền thuyết; truyện cổ tích; truyện ngụ ngôn; truyên cười.
	- Truyền thuyết: là loại truyện cổ dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.
NT: thường sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu, hoang đường.
Các truyện đã học: Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên; Sơn Tinh Thủy Tinh;.
	- Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật kì tài,Truyện thường mang yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác, cái tốt thay thế cái xấu, ước mơ về ấm no. hạnh phúc.
Truyện cổ tích thấm đượm triết lí ở hiền gặp lành.
Các truyện đã học: Thạch Sánh; Sọ Dừa; Mai An Tiêm; Cây khế;..
	- Truyện ngụ ngôn: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện loài vật, đò vật hoặc chính con ngưpời để nói bóng gió, kín đáo truyện con người nhằm khuyên nhủ người ta một việc gì đó.
Các truyện đã học: Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; ếch ngồi đáy giếng;....
	- Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong XH.
Các truyện đã học: Lợn cưới áo mới; Treo biển;....
	2, Truyện trung đại: Truyện pha tính chất kí, có nhân vật, có cốt truyện, thường sử dụng chi tiết chân thực lấy từ cuộc sống và có sử dụng những chi tiết kì lạ, hoang đường.
Các truyện đã học: Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;....
	3, Văn thơ hiện đại: Các tác phẩm ra đời từ năm 1900 ->nay:
Các t/p đã học: Dế Mèn phiêu lưu kí; Sông nước Cà Mau; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Lao xao; Lòng yêu nước; Lượm; Mưa; Đêm nay Bác không ngủ; ...
	4, Văn bản nhật dụng: Là các bài viết về các chủ đề: danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử, văn hóa giáo dục,....
Các t/p đã học: Động phong Nha; Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử; ....
	5, Lí luận văn học: không có bài học riêng.
Có các nội dung: Sơ lược về VB và VB văn học, sơ lược về một số loại truyện dân gian, truyên trung đại, truyện và kí hiên đại; khái niệm ngôi kể – cốt truyện – chi tiết – nhân vật.
II. Bài tập:
1. Bài 1: Làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 6.
2. Bài 2: Làm bài tập trong sách Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 6.
3. Bài 3: Làm bài tập trong sách giáo khoa.
4. Bài 4: Kể tên các VB VHGD đã học ở lớp 6? Đọc 1 truyện em thích nhất? Nêu nội dung, bài học rút ra từ VB đó?
5. Bài 5: Đọc viết chính tả đoạn thơ sau:
“Chú bé loắt choắt
.............................
Nhảy trên đường vàng”.
6. Bài 6: Nêu sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích, giữa ngụ ngôn và truyện cười?
=============================================================
NS: 20/09/2008
NG:
Bài 1. Khái quát những kiến thức cơ bản môn Ngữ văn 6
A, Mục tiêu cần đạt:
	- Củng cố hóa, khái quát hóa kiến thức cơ bản về phân môn Ngữ văn 6. Từ đó giúp các em biết định hướng học tập ở lớp 7 và đạt chuẩn kiến thức cơ bản về phân môn.
	- Luyện làm các bài tập.
B, Nội dung cụ thể.
B, Phần Tiếng Việt:
I, Từ vựng:
	1, Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt:
- KN: từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
vd: Em / đi/ học. (->3từ)
Phân loại từ: + từ đơn
 + Từ phức: - Từ ghép
 - Từ láy: + từ láy toàn bộ
 + từ láy bộ phận.
 ( lấy VD minh họa)
	+ từ có một tiếng là từ đơn.
	+ từ gồm 2 tiếng trở lên là từ phức.
	+ từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
	+ từ láy là những từ phức được tạo ra bằng cách ghépcác tiếng có quan hệ với nhau về âm.
(Lưu ý: cũng có những từ đơn nhiều âm tiết được gọi là từ đơn đa âm tiết: họa mi, bồ câu, mãn cầu, chôm chôm,....).
2, Từ mượn:
- KN: từ mượn là từ do nhân dân ta vay mượn từ các ngôn ngữ khác.
- Từ mượn tiếng Hán: tạo sắc thái và phong cách cổ điển, trang nghiêm, trang trọng, tao nhã, hùng biện,....
vd: Người phụ nữ ấy đã hi sinh rồi.
3, Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
	a, KN: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,....) mà từ biểu thị.
	Vd: hoa (do cây cỏ sinh ra có màu sắc hoặc mùi thơm)
 Thầy giáo ( người dạy chữ, dạy nghề).
	b, Cách giải nghĩa của từ:
	4, Cần phân biệt từ đồng âm vớu từ nhiều nghĩa.
- Từ đồng âm là những từ có vỏ âm thanh giống nhau, giữa các từ đồng âm không có mối liên hệ nào về nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa là các từ có liên hệ với nghĩa gốc (các nghĩa chuyển có nét chung với nghĩa gốc).
 II, Ngữ pháp:
Danh từ và cụm danh từ:
a, Danh từ: 
- KN: là những từ chỉ người, vật, khái niệm, hiện tượng,.......
Vd: mẹ, cô, bàn ghế, mưa, gió, ........
- Đặc điểm: .................
b, Cụm danh từ: Là tổ hợp nhiều từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Vd: Một con mèo mướp.
 DT
- Đặc điểm cấu tạo cụm danh từ: gồm 3 phần: + phụ trước (t1,t2)
 + phụ sau (T1, T2)
 + phụ sau (s1, s2).
Động từ và cụm động từ:
a, Động từ: 
- KN: là những từ chie hoạt động, trạng trái của sự vật.
- Đặc điểm của động từ: 
	+ Có khả năng kết hợp với:đã, sẽ, đang, .....->tạo cụm động từ.
	+ ĐT chỉ trạng thái tâm lí dễ kết hợp với: rất, hơi,.......
	+ ĐT ít có khả năng kết hợp với: này, nọ, kia, ấy,.......
	+ ĐT thường làm VN trong câu.
b, Cụm động từ: là tổ hợp mhững từ trong đó có ĐT là thành tố chính và những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Câu tạo: 3 phần: +phụ trước: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, không, chưa,......
 + phần trung tâm: ĐT
 + phụ sau: đối tượng, đặc điểm, nguyên nhân,....
Tính từ và cụm tính từ:
a, Tính từ: 
- KN: là những từ chỉ màu sắc, mức độ, ......
- Đặc điểm: + ý nghĩa khái quát.
 + khả năng kết hợp
 + chức vụ ngữ pháp: Làm CN; VN; trạng ngữ (định ngữ, bổ ngữ).
b, Cụm danh từ: là tổ hợp nhiều từ do tính từ làm thành tố chính và những từ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cấu tạo: + phụ trước: đã, sẽ, đang, cũng, càng, vẫn, rất, hơi, không, chưa,....
 + trung tâm: TT
 + phụ sau: ý nghĩa (vị trí, số lượng, ....)
III, Các phép tu từ về từ:
So sánh:
a, KN: là phương pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, câu thơ.
b, Cấu tạo:
c, Các kiểu so sánh: 
d, Tác dụng: tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người ta hiểu rõ sự việc được nói tới miêu tả gợi tính hàm xúc tưởng tượng.
	2. Nhân hoá:
a, KN: là cachs gọi hay tả con vật, cây cối, đồ vcật, thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới laòi vật, đồ vật ....trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b, Các kiểu nhân hoá: 
c, tác dụng: làm câu văn, thơ sinh động, gợi cmả, làm thế giới đồ vật, loài vật, cây cối gần gũi với con người.
	3. ẩn dụ:
a, KN: là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt (là so sánh ngầm).
b, Các kiểu ẩn dụ: 
	4, Hoán dụ:
a, KN: là cách gọi tên sự vật, hiên tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
b, Các kiểu hoán dụ: 
	- Lấy bộ phận chỉ toàn thể.
	- Lấy vật chứa đựng chỉ vật được chứa đựng.
	- Lấy vật chỉ ngườ dùng.
	- Lấy số cụ thể chỉ số nhiều, số tổng quát.
C. Bài tập:
1. Bài 1: Làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 6.
2. Bài 2: Làm bài tập trong sách Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 6.
3. Bài 3: Làm bài tập trong sách giáo khoa.
4. Bài 4: cho hai từ “xanh” , “trắng” hãy tạo ra các từ láy và từ ghép có chứa các đó.
5. Bài 5: Giải nghĩa các từ “cỏ non” trong các VD sau:
- Cỏ non xanh rợn chân trời. 
- Nhắn ai góc bể chân trời.
Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non
- Đất nước ta đang bước vào một vận hội mới như hừng đông bừng sáng. Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt thế hệ trẻ chúng ta.
.
6. Bài 6: tìm 5 DT, 5ĐT, 5TT và chuyển chúng thành các cụm DT, cụm ĐT, cụm TT.
7. Bài 7: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các DT, ĐT, TT.
8. Bài 8: Tìm ĐT trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các ĐT đó:
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thnàh con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao.
9. Bài 9: So sánh sự giống và khác nhau của DT - Đ - TT?
10. Bài 10: Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn sau:
Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng,
Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp,
Cao như núi, dài như sông
Trí ta lớn như biển đông trước mặt.
11. Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng một hoặc nhiều phép tu từ đã học.
=============================================================
NS: 2/10/2008
NG:
Bài 1. Khái quát những kiến thức cơ bản môn Ngữ văn 6
A, Mục tiêu cần đạt:
	- Củng cố hóa, khái quát hóa kiến thức cơ bản về phân môn Ngữ văn 6. Từ đó giúp các em biết định hướng học tập ở lớp 7 và đạt chuẩn kiến thức cơ bản về phân môn.
	- Luyện làm các bài tập.
B, Nội dung cụ thể.
C, Phần Tập làm văn:
I, Các dạng bài văn tự sự:
	1, Kể theo cốt truyện có sẵn.
a, Dạng bài nhập vai nhân vật: Người kể đóng vai một trong những nhân vật trong truyện -> kể lại nội dung câu chuyện bằng lời kể của nhân vật đó.
b, Dạng bài trần thuật sáng tạo (kể bằng lời văn của mình): Người đọc, kể phải cảm nhận văn bản và tự kể bằng lời văn, ý hiểu của mình về nội dung cốt chuyện, nhân vật trong truyện.
VD: Đóng vai nhân vật cô út kể lại truyện Sọ Dừa.
	2, Kể truyện đời thời (kể người, kể việc):
a, Kể việc:
b, Kể người:
	- Xây dựng tình huống truyện, nhân vật (tên, tuổi....) cần kể, kể đầy đủ theo một trình tự hợp lí.
II, Các dạng bài văn miêu tả:
1, Tả cảnh thiên nhiên:
2, Tả cảnh sinh hoạt:
3, Tả người: 
III, Bài tập:
1. Bài 1: Làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 6.
2. Bài 2: Làm bài tập trong sách Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 6.
3. Bài 3: Làm bài tập trong sách giáo khoa.
4. Bài 4: Hãy sắp xếp lại các lời văn sau theo một trình tự hợp lí:
- Tên tướng giác vô cùng hoảng sợ, phải cắt râu, thay áo để lẩn trốn.
- Nhưng tôi uống vào tới đâu mát rượi tới đó, nước ngọt lắm chỉ có chút vị bùn và phảng phất mùi cỏ.
5. Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả căn phòng của em?
6. Bài 6: Tả cảnh mùa hè ở quê hương em?
7. Bài 7: Tả một buổi chào cờ ở trường em?
8. Bài 8: Tả hình ảnh người em yêu quí nhất?
NS: 6/10/2008
NG: 
Bài 2. Ôn tập các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7.
A, Mục tiêu cần đạt:
	- Củng cố hóa, khái quát hóa kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng đã học.
	- Luyện làm các bài tập.
B, Nội dung cụ thể.
I, Ôn tập các văn bản nhật dụng:Nội dung các văn bản:
Tên văn bản
Nghệ thuật
Nội dung
Cổng trường mở ra
(Lí Lan)
- Như những dòng nhật kí, nhỏ nhẹ, sâu lắng, sdụng hình ảnh so sánh, liên tưởng.
-Tấm lòng yêu thương, t/cảm sâu nặng của người mẹ đố với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Mẹ tôi
(Et-môn-đô-đơ A-mi-xi).
- Giọng chân thành, tha thiết, dứt khoát, thuyết phục.
- Sử dụng h/a so sánh bộc lộ cảm xúc nhân vật.
- Bố viết thư tâm sự với con & chỉ rõ cho con thấy được vai trò, công lao to lớn của mẹ. Từ đó giúp con nhận ra và sửa chữa lỗi lầm. 
- H/a người mẹ hết mực thương yêu con, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con.
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
- Lời kể chân thành, tha thiết, giản dị, phù hợp tâm lí n/vật.
- NT miêu tả, so sánh độc đáo.
- Truyện kể về nỗi đau tuyệt vọng của hai anh em Thành – Thuỷ khi cha mẹ li hôn. tấm lònh yêu thương, nhân hậu của 2 em đặc biệt là Thuỷ. Qua đó t/giả bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với n/vật và nhắn nhủ mọi người: Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng, hãy gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc.
II, Bài tập:
1, Bài 1:Làm các bài tập trong sách: Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7.
2, Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn PBCN của em về h/a người mẹ trong hai VB “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi”?
3, Bài 3: Em có suy nghĩ gì về người mẹ của mình?
4. Bài 4: Đã bao giờ em mắc lỗi với mẹ chưa? Nếu có hãy kể và cho biết em có suy nghĩ gì sau lần mắc lỗi ấy?
5. Bài 5: Suy nghĩ của em về cuộc chia tay của Thành và Thuỷ? Vb để lại trong em ấn tượng gì?
==========================================================
NS: 12/10/2008
 NG:
Bài 3. ôn tập từ ghép, từ láy và đặc điểm của chúng
A, Mục tiêu cần đạt:
	- Củng cố hóa, khái quát hóa kiến thức cơ bản về từ ghép, từ láy và đặc điểm của chúng.
	- Luyện làm các bài tập.
B, Nội dung cụ thể.
I, Từ ghép:
1, KN: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan 
 với nhau về nghĩa.
	Vd: xe đạp, đi bộ, học bài, trắng lốp, xanh lè, vàng ối,.....
2, Các loại từ ghép:
a, Từ ghép chính phụ (còn gọi là từ ghép phân loại, phân nghĩa).
- Là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
	Vd: xe đạp: xe (tiếng chính), đạp (tiếng phụ).
- Trong từ ghép chính phụ thuần việt có tiếng chính đứng trước – tiếng phụ đứng sau: Vd: máy bay, xe bò, .....
b, Từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép hợp nghĩa).
- Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngưc pháp.
	Vd: quần áo, sách vở, nhà cử, đaats cát, .....
- Trật tự giữa các tiếng trong từ ghép đẳng lập có thể đổi chỗ cho nhau.
	Vd: âu lo -> lo âu, quần áo -> áo quần.
- Các tiếng trong từ ghép đẳng lập phải cùng phạm trù từ loại:
	Vd:+ cùng là danh từ: bàn ghế, trâu bò,.....
 + cùng là động từ: ăn uống, đi lại, tắm giặt,.....
3, Nghĩa của từ ghép:
a, Từ ghép chính phụ: 
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo nên nó.
	Vd: Cá thu –> chỉ một loại cá (hẹp hơn nghĩa của từ cá)
 Rau muống -> chỉ một loại rau hẹp hơn nghĩa của rau).
- Khi tiếng phụ có nghĩa thực thì từ ghép chính phụ có nghĩa cụ thể hoá.
	Vd: hoa hồng, cá thu, ..... 
- Khi tiếng phụ không rõ nghĩa thì từ ghép chính phụ có nghĩa sắc thái hoá.
	Vd: đỏ au, vàng ệch, đen ngòm,....
b, Nghĩa của từ ghép đẳng lập: 
- Do quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép đẳng lập là quan hệ bình đẳng nên nghĩa của từ ghép đẳng lập là nghĩa tập hợp, khái quát.
	Vd: nhà cửa (nghĩa khái quát hơn nhà và cửa).
II, Từ láy:
1, KN: từ láy là một loại từ phức đựơc cấu tạo do sự hoà phối âm thanh giữa 
 các tiếng.
	VD: xanh xanh, sắc sảo, vội vàng, đèm đẹp, nhẹ nhàng, lung linh, .....
2, Các loại từ láy:
a, Từ láy toàn bộ: từ láy toàn bộ được tạo thành bằng cách láy lại tiếng gốc hoặc biến đổi thanh điệu hoặc biến đổi phụ âm cuối:
	Vd: róc rách, đùng đùng, ầm ầm, xanh xanh,...
- Để có sự hài hoà về âm điệu, tiếng láy lại tiếng gốc có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối:
	Vd: Trắng trắng -> trăng trắng
 khẽ khẽ -> khe khẽ
 nượp nượp -> nườm nượp.
b, Từ láy bộ phận: là từ láy mà giữa các tiếng có sự lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần. Từ láy phần vần được phân thành hai kiểu:
- Kiểu không có tiếng gốc: là kiểu mà cả hai tiếng đều không tự nó có nghĩa riêng nhưng khi phối hợp với nhau về mặt ngữ âm lại tạo ra nghĩa cho cả từ láy: 
	Vd: bâng khuâng, vơ vần, vôi vàng, lẻ loi, vẽ vời,......
- Kiểu có tiếng gốc là kiểu mà tiếng có nghĩa là cái gốc của cả từ láy:
	Vd: lạnh lẽo, nhớ nhưng, vội vàng, lẻ loi, vẽ vời,.......
3, Nghĩa của từ láy: 
a, Nghĩa của từ láy toàn bộ có những sắc thái nghĩa sau so với nghĩa của tiếng gốc:
	- Nghĩa giảm nhẹ: đo đỏ, xanh xanh, khe khẽ,.....
	- Nghĩa nhấn mạnh: thăm thẳm, rào rào,....
	- Nghĩa liên tục: lắc lắc, gõ gõ, gật gật,.....
b, Nghĩa của từ láy bộ phận có sắc thái riêng so với nghĩa của tiếng gốc:
- Cụ thể hoá: cụ thể, gợi tả, xác định hơn so với tiếng gốc.
	Vd: khờ -> khác: khờ khạo (gợi tả hơn) xiêu -> khác: liêu xiêu.
 dễ -> khác: dễ dãi lặng -> khác: lặng lẽ.
 khom -> khác: lom khom. tối -> khác: tối tăm.
- Nghĩa thu hẹp: xanh -> khác: xanh xao
 Lạnh -> khác: lạnh lùng.
- Một số vần và âm đầu trong từ láy có giá trị ngữ nghĩa:
	+ Vần “um” thể hiện trạng thái thu hẹp: chúm chím, túm tụm,.....
	+ Vần “ấp” diễn tả trạng thái không ổn định: thập thò, mấp mô, .....
	+ Âm đầu “tr” diễn tả trạng thái hài hoà êm dịu: trằn trọc, trúc trắc,......
II. Bài tập:
1. Bài 1: Làm các bài tập trong SGK, sách bài tập Ngữ văn 7.
2. Bài 2: Làm các bài tập trong sách Bài tập trắc nghiệm N.Văn 7
3. Bài 3: Làm các bài tập trong sách Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 7.
4. Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có sử dụng từ ghép và thừ láy?
5. Bài 5: Đặt câu với mỗi từ láy sau: lạnh lùng; lạnh lẽo; nhanh nhẹn; nhanh nhảu.
============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docPHU DAO N.VAN7(cu the, hay).doc