Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng;

- Trình bày bày được sự hình thành cuả chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.

b) Về kỹ năng

- Bồi dưỡng kỉ năng quan sát bản đồ, chỉ các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí

- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử.

c) Về thái độ

- Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu âu.

- Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Bản đồ thế giới.

- Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí, tàu thuyền.

b) Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- XHPK châu âu hình thành như thế nào? đặc điểm kinh tế Lãnh địa?

- Vì sao Thành thị trung đại xuất hiện? nền kinh tế Lãnh địa có gì khác nền kinh tế Thành thị?

* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút)

Các Thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triễn, vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra, nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở châu âu.

 

doc 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14.8.2012
Ngày dạy: 20.8.2012 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:20.8.2012 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Phần một
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1 - Bài 1:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kì trung đại)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại (sự ra đời, các quan hệ kinh tế , sự hình thành tầng lớp thị dân).
b) Về kỹ năng
- Biết xác định vị trí các quốc gia Phong Kiến Châu âu trên bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội Chiếm hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến.
c) Về thái độ
-Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội Chiếm hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ Châu âu thời Phong Kiến
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong Lãnh Địa PK và Thành Thị Trung Đại.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút)
Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì Cổ Đại, chúng ta sẽ học nối tiếp một thới kì mới : Thời Trung Đại.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút)
1. Sự hình thành XHPK ở Châu âu.
HS: Đọc SGK
GV: Treo BĐ Châu Âu thời PK - Gthiệu (TCN các q. gia cổ đại P. Tây rất PT.Đất đai bao bọc Xquanh địa trung hải do ĐQ Rô Ma thống trị,Q/hệ CHNLphát triển - nhưng đến TKIII, ĐQ Rô Ma lâm vào K / hoảng suy vong, KT đình đốn)
? Giữa lúc đó Rô ma còn chịu T / động bên ngoài đó là gì?.
? Khi tràn vào lãnh thổ của Đế Quốc Rô -ma người Giec -man đã làm gì?
GV : Người Giec -Man là 1 Tộc người sống rải rác vùng Bắc châu Âu . Khi ĐQ Rô -Ma cường thịnh họ sống lệ thuộc chịu sự thống trị của chủ nô Rô -Ma .Khi ĐQ Rô -Ma suy yếu người Giec -Man xâm chiếm lãnh thổ Rô -Ma .Các vương quốc mới T /lập-> nhà nước CHNL của Rô -Ma sụp đổ .
? Nêu tên 1 vài vương quốc mới?.
? Sau đó ngừời Giec-Man còn làm gì?.
? Những việc làm đó có tác động ntn đến XH?.
HS đọc SGK - " Thế là...hình thành ".
? Lãnh chúa và nông nô được H/thành từ những tầng lớp nào của XH cổ đại?.
GV: Sự thay đổi về g /c XH dã dẫn đến sự thay đổi về QHSX -> QHSXPKH/Thành 
- Cuối thế kỉ V, người Giec-man xâm chiếm Rô -Ma ->tiêu diệt các quốc gia cổ đại, lập nên nhiều vương quốc mới. 
- Cướp RĐ, phong tước vị cho các quí tộc 
->XHPK châu Âu hình thành
- XH xuất hiện 2 tầng lớp mới: lãnh chúa và nông nô.
- QHSX phong kiến hình thành: Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa .
Hoạt động 2: (10 phút)
2. Lãnh địa Phong Kiến
HS Quan sát H /1
? Em hiểu thế nào là Lãnh địa? Hãy miêu tả và nhận xét về Lãnh địa Phong Kiến ở H /1?
? Trình bày đời sống, sinh hoạt trong Lãnh địa?
? Đặc điểm chính của nền kinh tế Lãnh địa là gì?
HS thảo luận: phân biệt sự khác nhau giữa xã hội Cổ Đại và xã hội Phong Kiến?
* Khái niệm
- Là vùng đất rộng lớn do Lãnh Chúa làm chủ trong đó có lâu đài thành quách.
* Đời sống trong lãnh địa 
+ Lãnh chúa sống xa hoa đầy đủ, có quyền lực.
+ Nông nô: đói nghèo cực khồ, phụ thuộc vào lãnh chuá.
- Đặc điểm kinh tế tự cung tự cấp, không trao đổi với bên ngoài.
Hoạt động 3: (15 phút)
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
HS đọc SGK phần 3
GV : Cuối TK XI ở châu Âu xuất hiện thành thị trung đại.
? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện Thành thị trung đại châu âu?
? Theo em thành thị có vị trí địa lý ntn?. (Nơi thuận tiện đông người qua lại) .
? Cư dân trong thành thị gồm những ai? họ làm những nghề gì?
HSQSH 2 : N/X Hội chợ ở Đức .
? Các thị dân h /động KT ntn?.
? Bức tranh phản ánh điều gì?
(Thành thị k chỉ là trung tâm KT mà còn là trung tâm văn hoá T, thể hiện qua việc tự do trao đổi buôn bán ).
? Đặc điểm KT của Thành thị là gì? (Nền KT tự do trao đổi buôn bán nhưng có sự quản lý của các tổ chức).
Thảo Luận : So sánh đặc điểm KT giữa Lãnh địa và thành thị? 
? Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
* Nguyên nhân
- Cuối thế kỉ XI sản xuất phát triển hàng hóa thừa được đem đi bán trao đổi ở nơi đông người ->thị trấn ra đời –>Thành thị trung đại xuất hiện.
* Tổ chức của thành thị 
+ Bộ mặt thành thị: Phố xá nhà cửa ....là trung tâm trao đổi buôn bán .
+ Các tầng lớp sống trong thành thị gồm có Thợ thủ công và thương nhân sản xuất và buôn bán trao đổi hàng hóa.
- Đặc điểm KT: là nền KT hàng hoá 
* Vai trò của thành thị 
- Thúc đẩy XHPK phát triển
c) Củng cố, luyện tập. (3 phút)
- XHPK ở Châu âu được hình thành như thế nào?
- ý nghĩa sự ra đời của Thành thị? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút)
- Học bài làm bài tập 1, 2 và soạn bài 2.
- Tìm hiểu các cuộc phát kiến địa lý . 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:16.8.2012
Ngày dạy:24.8.2012 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy:25.8.2012 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 2 - Bài 2: 
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ
HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng;
- Trình bày bày được sự hình thành cuả chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
b) Về kỹ năng
- Bồi dưỡng kỉ năng quan sát bản đồ, chỉ các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lí 
- Biết khai thác tranh ảnh lịch sử..
c) Về thái độ
- Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu âu.
- Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ thế giới.
- Tranh ảnh về các nhà phát kiến địa lí, tàu thuyền.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- XHPK châu âu hình thành như thế nào? đặc điểm kinh tế Lãnh địa?
- Vì sao Thành thị trung đại xuất hiện? nền kinh tế Lãnh địa có gì khác nền kinh tế Thành thị?
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút)
Các Thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triễn, vì vậy yêu cầu về thị trường tiêu thụ được đặt ra, nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở châu âu.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút)
1.Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
HS đọc SGK phần 1
? Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí?
GV : TKXV nền KT hàng hoá PT ở châu Âu -> n/cầu về nguyên liệu, thị trường trở lên cấp thiết . trong khi đó con ường buôn bán qua Tây á và Địa trung hải bị người ả Rập chiếm đóng. 
? Các cuộc phát kiến địa lí được thực hiện nhờ vào những điều kiện nào?
? Em hãy kể tên 1 số các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu?
GV giới thiệu thêm về các nhà thám hiểm (sách tư liệu LS7). 
? Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại kết quả gì?
? Kết quả đó có ý nghĩa ntn ?
a, Nguyên nhân:
- TKXV sản xuất phát triển ->Cần nguyên liệu và thị trường mới .
- Khoa học kỹ thuật tiến bộ: Đóng được thuyền lớn vượt đại dương.
b, Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
+ 1487: Đi-a-xơ vòng quanh cực nam châu Phi.
+ 1498:Va-xcô-đơ-Ga-ma đến ấn Độ.
+ 1492: Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
+ 1519-1522:Ma-gien-lan vòng quanh trái đất.
c, Kết quả: 
- Tìm ra các con đường mới nối liền các châu lục, các vùng đất mới, dân tộc mới - Đem về nguồn lợi cho giai cấp tư sản.
d, ý nghĩa:
+ LàcuộcCM về giao thông và tri thức.
+ Thúc đẩy công thương nghiệp phát triển.
Hoạt động 2: (20 phút)
2. Sự hình thành CNTB ở châu âu.
HS đọc SGK phần 2
? Sau khi tìm ra vùng đất mới qúy tộc và tư sản châu âu đã làm gì dể phục vụ lợi ích của mình?
? Qúy tộc và tư sản châu âu đã làm cách nào để có vốn và đội ngũ công nhân làm thuê? (-Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa, buôn bán nô lệ - Đuổi nông nô -> nông nô k có RĐ trở thành lực lượng làm thuê).
GV : Tất cả các thủ đoạn bóc lột ND thuộc địa và trong nước của quý tộc PK gọi là quá trình tích luỹ ban đầu .
? Với nguồn vốn và nhân công làm thuê qúy tộc và tư sản châu âu đã làm gì ?
? Những việc làm đó có tác động gì đến xã hội? ? Các giai cấp này được hình thành từ những tầng lớp nào?
- HS thảo luận : Quan hệ sản xuất TBCN ở châu âu được hình thành như thế nào?
(QHSX TBCN được hình thành: TS bóc lột kiệt quệ VS) .
- Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy hình thành: Tạo vốn và người làm thuê.
- Về kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời. Lập các công trường thủ công, các công ty thương mại, đồn điền trang trại... thuê nhân công làm .
- Về xã hội : Các giai cấp mới hình thành: Tư sản và vô sản.
- Về chính trị: Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Kể tên các nhà phát kiến và tác động của các cuộc phát kiến đó đối với xã hội?
- Quan hệ xản xuất TBCN ở châu âu được hình thành như thế nào?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
- Học bài -bài tập 1,2
- Tìm hiểu bài 3 SGK
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn:20.8.2012
Ngày dạy:27.8.2012 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy:31.8.2012 Dạy lớp:7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 3 - Bài 3 : 
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân, trình bày được khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục Hưng.
- Trình bày được phong trào Cải cách tôn giáo.
- Nêu đươc nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức.
b) Về kỹ năng
- Phân tích những mâu thuẫn xã hội  ... BT 1, 2. Soạn bài 6,Tìm hiểu bài 6.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: 07.9.2012.
Ngày dạy: 14.9.2012 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 7 - Bài 6 : 
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Trình bày được sự hình thành các quốc gia ở Đông Nam Á.
b) Về kỹ năng
- Biết xác định được vị trí các vương quốc cổ và phong kiến Đông Nam á trên bản đồ
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử khu vực ĐNá.
c) Về thái độ
- Nhận thức được quá trình lịch sử, sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc ở Đông Nam á.
- Trong lịch sử, các quốc gia Đông Nam á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Bản đồ Đông Nam Á.
- Tranh ảnh tư liệu về các công trình kiến trúc, văn hoá, đất nước của khu vực Đông Nam Á.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Sự phát triển của ấn Độ dưới vương triều Gup-ta được biểu hiện như thế nào?
- Trình bày những thành tựu về mặt văn hoá mà Ấn Độ đã đạt được ở thời Trung đại?
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút)
Đông Nam á từ lâu đã được coi là một khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử. Ngay từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam á đã bắt đầu xuất hiện. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các quốc gia đó đã có nhiều biến chuyển. Trong bài 6 chúng ta sẽ nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khu vực Đông Nam á thời phong kiến.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút)
1. Sự hình thành của vương quốc cổ Đông Nam Á
GV: Treo bản đồ ĐNA
HS đọc phần 1 SGK
? Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam á hiện nay và xác định vị trí các nước đó trên bản đồ?.(VN,CPC, Thái Lan,Mi an ma, InĐônê xia,Phi lip pin,Sin ga po, Bru nây, Đông ti mo ).
Học sinh xác định trên bản đồ.
? Các nước ĐNA có đặc điểm chung về tự nhiên ntn?. (Chịu ảnh hưởng của gió mùa tạo nên 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.) ? Điều kiện tự nhiên ấy tác động như thế nào đến phát triển nông nghiệp? 
(+Thuận lợi: Cung cấp đủ nước tưới, khí hậu nóng ẩm à thích hợp cho cây cối sinh trưởng và phát triển. 
+ Khó khăn: Gió mùa cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp
? Các quốc gia cổ ở Đông Nam á xuất hiện từ bao giờ?
?. Hãy kể tên một số quốc gia cổ và xác định vị trí trên lược đồ? ( -Vương quốc Chăm Pa thuộc vùng trung bộ VN, Vương quốc Phù Nam thuộc vùng hạ lưu S.Mê Công ....).
* Điều kiện tự nhiên: 
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa 
+ Thuận lợi: Có đ /k nông nghiệp phát triển.
+ Khó khăn: Nhiều thiên tai .
* Sự hình thành các vương quốc cổ:
- Từ những thế kỉ đầu sau Công nguyên (trừ Việt Nam đã có nhà nước từ TCN) các vương quốc cổ được thành lập .
Hoạt động 2: (20 phút)
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Học sinh đọc phần 2 SGK.
GV : giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII là thời kì thịnh vượng nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam á.
? Trình bày sự hình thành của quốc gia phong kiến Iđônêxia? (Cuối TKIII dòng Vua Gia Va mạnh lên chinh phục tất các vương quốc ở 2 đảo Xumatơ ra và Giava lập nên vương triều Mô giô pa hit hùng mạnh suốt 3 TK).
?. Kể tên một số quốc gia Đông Nam á khác và thời điểm hình thành các quốc gia đó?
?. Kể tên một số thành tựu thời phong kiến của các quốc gia Đông Nam á?
HS: QSH12 và 13
? Em có nhận xét gì về kiến trúc của Đông Nam A Ù qua hình 12 và 13?.( - Hình vòm, kiểu bát úp, có tháp nhịn, đồ sộ, khắc hoạ nhiều hình ảnh sinh đông (chịu ảnh hưởng của kiến trúc ấn Độc).
-Liên hệ : Kiến trúc của VN thời PK
- Từ thế kỉ X – XVIII, à thời kì thịnh vượng. 
* Các giai đoạn phát triển của các nước Đông Nam á
+ Inđônêxia: Vương triều Mô -giô-pa-hit (1213 – 1527)
+ Campuchia: Thời kì Aờngco ( IX – XV)
+ Mianma: Vương triều Pa -gan (XI)
+ Thái Lan: Vương quốc Su -khô-thay (XIII) 
+ Lào: Vương quốc Lạn Xạng (XV – VIII)
+ Đại Việt.
+ Champa
*Thành tựu : 
- Nổi bật cư dân Đông Nam á thời phong kiến là kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng: Đền ăng -co, đền Bô -rô- bu-đua, chùa tháp Pa -gan, Tháp Chàm
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Trình bày điều kiện tự nhiên và những yếy tố hình thành nên các vương quốc cổ ở Đông Nam á.
- Kể tên một số vương quốc phong kiến Đông Nam á tiêu biểu và một số công trình kiến trúc đặc sắc.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài - bài tập 1, 2 và soạn bài 6(TT).
- Tìm hiểu P3, 4 bài 6 SGK
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:08.9.2012
Ngày dạy:15.9.2012 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 8 - Bài 6: 
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Trình bày được những nét chính về vương quốc Cam-Pu-Chia và Vương quốc Lào.
b) Về kỹ năng
- Lập được biểu đồ các giai đoạn lịch sử của Lào và Cam -pu-chia.
c) Về thái độ
- Bồi dưỡng cho họcsinh tình cảm yêu quý, trân trọng truyền thống lịch sử của Lào và Cam -pu-chia, thấy được mối quan hệ mật thiết của 3 nước Đông Dương.
3.Kĩ năng:
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ các nước Đông Nam á (hình 16 phóng to).
- Bản đồ Đông Nam á.
- Tư liệu lịch sử về Lào,Cam-pu-chia.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam á hiện nay và xác định vị trí của các nước trên bản đồ.
- Các nước trong khu vực Đông Nam á có điểm gì chung về điều kiện tự nhiên? Điều kiện đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển nông nghiệp?
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút)
Cam-pu-chia và Lào là hai nước anh em cùng ở trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam. Hiểu được lịch sử của hai nước bạn cũng góp phần hiểu thêm lịch sử nước mình.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
3.Vương quốc Campuchia
GV: Treo LĐ ĐNA - Giơi thiệu CPC
Học sinh đọc phần 3 SGKH
? Từ khi thành lập đến năm 1863. lịch sử Campuchia có thể chia thành mấy giai đoạn?
? Cư dân ở Cam-pu-chia do tộc người nào hình thành? 
? Tại sao thời kì phát triển của Campuchia lại được gọi là thời kì Ăngco? (Vì thời kỳ này kinh đô đươc đặt tên là Ăngco và thời kỳ này đền tháp XD với các tên ĂngCoThom, ĂngCoVát).
HSQSH 14 - GV gthiệu: Đền Ăngcovát XD thờ thần Visnu Đường vào là đại lộ 2km lát bằng tả đá lớn, cổng rộng 200m, Qua cổng là đoạn đường lát đá rộng 10m ; 2 bên hành lang bằng đá chạm hình rắn thần 7 đầu , trước đền chính có 2 hồ nước hình vuông chính diện, cạch có 1 sân rộng nơi t /hiện nghi lễ tôn giáo, 4 tháp đá nhỏ chầu quanh tháp lơỏn cao > 60m, cạnh có lầu chứa kinh, lầu chứa 1000 vị phật - Toàn công trình được bao bọc Bằng hành lang bằng đá tảng điêu khắc với những phù điêu khổng lồ dài hàng nghìn m)
? Em có nhận xét gì về khu ĂngcoVat qua hình 14? (Quy mô: đồ sộ, kiến trúc: độc đáo thể hiện óc thẩm mĩ và trình độ kiến trúc rất cao của người Cam -pu-chia).
? Sự phát triển của Cam pu chia thời kì ăng co bộc lộ ở những điểm nào?
? Thời kì suy yếu của Cam-pu-chia là thời kì nào? (P đô hộ).
a, Từ TK I – VI: Nước Phù Nam
b, Từ TK VI – IX: Nước Chân Lạp (tiếp xúc với văn hóa ấn Độ, biết khắc chữ Phạn)
c, Từ TK IX – XV: Thời kì Ăngco
- Ăngco là kinh đô, có nhiều đền tháp: ĂngVát, ĂngcoThom được xây dựng trong thời kì này.
- Nông nghiệp rất phát triển.
- Có nhiều công trình kiến trúc độc đáo.
- Quân đội hùng mạnh.
- Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
d,Từ TK XV – 1863: Thời kì suy yếu
Hoạt động 2:
4. Vương quốc Lào
HS đọc phần 4 SGK
? Lịch sử Lào có những mốc quan trọng nào?
GV: Kể thêm cho học sinh về Pha Ngừm theo SGV
? Trình bày những nét chính trong đối nội và đối ngoại củaVương quốc Lạn Xạng?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của Vương quốc Lạn Xạng?
GV: Do có sự tranh chấp quyền lực trong hoàng tộc, đất ước suy yếu, vương quốc Xiêm xâm chiếm.
HS: QSH5
GVGT: Thạt luổng (tháp lớn) XD 1566 dưới triều Vua Xệt tha thi lạt gồm 1 tháp lớn hình nậm rượu đặt trên đế hoahình sen có 12 cánh dưới là 1 bệ hình bán cầu tạo thành 4 múi có đáy vuông - mỗi cạnh có 323 phiến đá có 4 cổng dưới dạng miếu thờ, XQ tháp chính có 30 tháp nhỏ . Mỗi tháp khắc 1 lời dạy của phật , tháp chính cao 40m). 
? N/ xét Kiến trúc Thạt Luổng của Lào . (uy nghi đồ sộ)
-Thảo Luận Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với các công trình của các nước trong khu vực? 
HS:Uy nghi, đồ sộ, có kiến trúc nhiều tầng lớp, có 1 tháp chính và nhiều tháp phụ nhỏ hơn ở xung quanh, nhưng có phần không cầu kì, phức tạp bằng các công trình của Cam -pu-chia.
+ Trước TK XIII: Chỉ có người Đông Nam Á cổ và người Lào Thom
+ Sau TK XIII: người Thái di cư Lào Lùm, bộ tộc chính của Lào.
+ XV – XVII: thời kì thịnh vượng.
- Đối nội: Chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội vững mạnh.
- Đối ngoại: Luôn giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước nhưng cương quyết chống xâm lược.
-TK XVIII -> XIX: suy yếu.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào và Cam -pu-chia đến giữa TK XIX.
- Trình bày sự thịnh vượng của Cam -pu-chia thời kì Aờng -co
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài, bài tập 4, 5 bài 7 SBT
- Tìm hiểu bài 7- SGK
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1-8.doc