Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1 đến 11 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1 đến 11 - Năm học 2006-2007

1. Ổn định tổ chức

2. Bài cũ: Nêu các sự kiện chính diẫn biến cuộc nội chiến ở Anh?

 Giải thích tại sao cách mạng tư sản Anh lại là cuộc cách mạng bảo thủ không triệt để?

3. Giới thiệu bài mới

Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu 2 cuộc cách mạng diễưn ra ở châu Âu (Nê-đéc-lan và Anh), tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mĩ, xem các cuộc c/m này có gì giống và khác nhau?

4. Bài mới

Hoạt động dạy học Kiến thức cần đạt

-Yêu cầu HS quan sát lược đồ 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ (GV treo trên bảng), xác định vị trí của 13 thuộc địa, tiềm năng thiên nhiên, quá trình xâm lược và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ?

H. Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh? Nêu những biểu hiện chứng tỏ mâu thuẫn đó?

H. Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển nền kinh tế thuộc địa? Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì?

 GV kết luận

H. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh?

GV: Việc đàn áp nhân dân Bôt-xtơn và không chấp nhận kiến nghị đại hội lục địa -> chiến tranh bùng nổ.

H. Nêu sự kiến diễn biến của cuộc chiến tranh?

 HS dựa vào sgk trả lời

HS đọc đoạn chữ in nhỏ nội dung tuyên ngôn độc lập

Cho HS thảo luận về tính chất tiến bộ và hạn chế của bản tuyên ngôn. Trên thực tế những quyền này có thực hiện được không?

(liên hệ trong bản tuyên ngôn độc lập của HCM)

H. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga có ý nghĩa gì?

(Coi Oa-dinh-tơn là nhân vật số một trong chiến tranh, trong hoà bình và trong trái tim của mọị người)

H. Hãy nhận xét vai trò của Oa-sinh-tơn đối với chiến tranh giành độc lập?

Vai trò to lớn là người chỉ huy quyết định trắng lợi của chiến tranh giành độc lập-> ông được chọn làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ

H.Kết quả to lớn nhất mà cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

H. Cuộc chiến tranh giành độc lập này có phải là cuộc cách mạng tư sản không?

 1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh

-13 thuộc địa nằm ven bờ đại Tây Dương, có tiềm năng thiên nhiên dồi dào (đất đai màu mở, khoáng sản phong phú ), thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ TK XVI đến TK XVIII thì chúng thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Nền kinh tế TBCN ở thuộc địa phát triển nhanh chóng bị thực dân Anh kìm hãm bằng các chính sách vô lí (đánh thuế nặng, độc quyền buôn bán.

-> nảy sinh mâu thuẫn

 HS trả lời

=> Nền kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng ở thuộc địa -> mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân anh càng gaygắt,cách mạng bùng nổ

2. Diễn biến cuộc chiến tranh

- 12/ 1773 nhân dân Bốt-xtơn nổi dậy

- 4/ 1775 chiến tranh bùng nổ

- 7/ 1776 bản Tuyên ngôn độc lập ra đời, quân lục địa thắng lợi liên tiếp

 - 17/10/1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga

- 7/ 1783 Anh kí hiệp ước Véc-xai công nhận nền độc lập cho các thuộc địa Mĩ

3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mĩ

+ Kết quả: -Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập

-Khai sinh ra nước cộng hoà tư sản Mĩ, được hiến pháp 1787 thừa nhận

+ Ý nghĩa: Là cuộc cách mang tư sản thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở đường cho CNTB phát triển

 

doc 21 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1 đến 11 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 5/9/2006
phần một: lịch sử thế giới
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
CHƯƠNG I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CNTB (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỮA SAU THẾ KỈ XIX)
TIẾT 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: giúp HS nắm được
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc MĨ và việc thành lập Hợp chúng quốc Mĩ (Hoa Kì).
- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm cách mạng tư sản.
2. Tư tưởng
- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho ché độ phong kiến.
3. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh
- Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong quá trình học tập, trước hết là các câu hỏi, bài tập trong SGK
B. Phương tiện dạy học
- Bản đồ thế giới
- Vẽ phóng to bản đồ sgk
- Tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ trong bài
C. Trọng tâm: Mục I2, II2
D. Các bước lên lớp
 1. Ổn định tổ chức
 2. Bãi cũ:
 3. Giới thiệu bài
GV nhắc lại kiến thức lich sử 7, chuyển sang bài mới
trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã bước đầu nảy sinh và phát triển nền sản xuất của CNTB, dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động. Một cuộc cách mạng sẽ nổ ra.
 4. Bài mới
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
GV: Trong xh Tây Âu thế kỉ XVI, XVII có sự biến đổi rất lớn trong nền kinh tế được biểu hiện cụ thể qua nền sản xuất mới.
H. Vậy nền sản xuất mới ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào?
-Ra đời ngay trong lòng chế độ phong kiến suy yếu, bị chính quyền phong kiến kìm hãm, song không ngăn cản được sự phát triển của nó.
(GV giải thích vì sao không ngăn cản được)
H. Những sự kiện nào chứng tỏt nền sản xuất mới TBCN phát triển? 
H. Sản xuất phát triển có làm cho tình hình xã hội thay đổi không? Vì sao?
H. Sự ra đời của các giai cấp đó nó sẽ dẫn tới hậu quả gì? (cách mạng tư sản sẽ nổ ra)
 GV giải thích rõ vấn đề này
GV: và cuộc CMTS đầu tiên nổ ra trên thế giới đó là cách mạng tư sản Hà Lan.
GV sử dụng bản đồ thế giới hướng dẫn HS phát hiện địa danh Hà Lan.
-Nê-đéc-lan (2 nước Bỉ - Hà Lan hiện nay) kinh tế phát triển, Tây Ban Nha ngăn cản , nhân dân Nê-đéc-lan chống trả. 1851: miền bắc Nê-đéc-lan thành lập lấy tên gọi là các tỉnh liên hiệp ( về sau gọi là Hà Lan).
H. Cách mạng tư sản Hà Lan diễn ra như thế nào?
H. Nêu kết quả và ý nghĩa?
GV: yêu cầu HS theo dõi phần chữ nhỏ trong sgk, chú ý các con số và cho biết các con số chứng tỏ điều gì?( CNTB phát triển ở Anh)
H. Nêu những biểu hiện của sự phát triển CNTB ở Anh ? và nó có gì khác so với Tây âu?
H. Vì sao CNTB phát triển mạnh mẽ mà nông dân vẫn phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống? 
- Sự bần cùng hoá của nông dân bị tước đoạt ruộng đất, đời sống khốn khổ.
-Sự giàu có của tầng lớp quí tộc mới
H. Sự phát triển trên nó tác động như thé nào đến tình hình xã hội nước Anh?
GV giải thích thuật ngữ quí tộc mới
GV để rõ hơn về sự phân chia xã hội Anh trước cách mạng, yêu cầu HS vẽ sơ đồ cấu tạo xã hội.
Từ sơ đồ đó chúng ta nhận thấy sự tất yếu của cách mạng.
GV sử dụng lược đồ H1, hướng dẫn HS tìm hiểu
H. Dựa vào lược đồ em hãy nêu cuộc nội chiến xẩy ra giữa quốc hội và nhà vua?
GV trước sức ép của quân đội và nhân dân Crôm oen đưa nhà vua ra xử tử.
GV hướng dân hS quan sát H2 –sgk và nhấn mạnh: câch mạng lên đến đỉnh cao. Ngày 30-1-1649 đông đảo nhân dân họp tại quảng trường trước lâu đài phòng trắng ở Luân Đôn để dự buổi hành hình nhà vua
H. Cuộc đảo chính này dẫn tới kết quả gì?
GV giải thích: Qclh là chế độ chính trị của 1 nước trong đó quyền lực của nhà vua bị hạn chế bằng 1 hiến pháp do quốc hội định ra
H. Cuộc cách mạng Anh đem lại quyền lợi cho ai?
Yêu cầu HS đọc kĩ câu nói của Mác (sgk)
H, Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh?
Cùng với cách mạng Nê-đéc-lan, cách mạng TS Anh tiếp tục khẳng định CNTB đã từng bước chiến thắng chế độ phong kiến
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVI. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
1. Một nền sản xuất mới ra đời
-Các công trường thủ công -> thuê mướn công nhân, thành thị trở thành trung tâm sản xuất buôn bán, ngân hàng thành lập.
- Tình hình xã hội thay đổi ngoài các giai cấp, tầng lớp cũ của XH phong kiến, các giai cấp mới TS và VS ra đời
 HS nghe
 HS theo dõi bản đồ, tìm địa danh
-8/1956 nhân dân Nêđéc lan nổi dậy.
-1648 nước cộng hoà Hà Lan được thành lập ->mở đầu thời kì lịch sử cận đại
 * Diễn biến : HS nêu
-Là cuộc cách mạng lập ra nước cộng hoà. Là cuộc cách mạng nổ ra đầu tiên trên thế giới, giành thắng lợi, mở ra thời kì mới CNTB thắng chế độ phong kiến
II. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
1. Sự phát triển của CNTB Anh
-Sự phát triển các công trường thủ công và thương nghiệp cùng với nền nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa -> chứng tỏ CNTB phát triển mạnh mẽ ở Anh
 HS trả lời
 HS dựa vào sgk trả lời
 HS vẽ sơ đồ
2. Tiến trình cách mạng
a. Giai đoạn 1 (1642 – 1648)
-8/1642 cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ
-Quân đội của quốc hội do Crôm-oen chỉ huy đánh bại nhà vua
b. Giai đoạn 2 (1649 – 1688)
-30/1/1649 vua Sác lơI bị xử tử. Cách mạng thắng lợi, nước Anh thiết lập chế độcộnghoà
-Tháng 12/1688 quốc hôi tiến hành cuộc đảo chính.
-> Chế độ quân chủ lập hiến ra đời
3. Ý nghĩa lich sử của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
- Cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để, chỉ đem lại quyền lợi cho tư sản và qúi tộc mới, quyền lợi nhân dân không được đápứng 
*Ý nghĩa
-Mở đường cho CNTB phát triển chiến thắng chế độ phong kiến
4. Cũng cố, làm bài tập về nhà
-Học thuộc bài cũ, xem trước mục III
 ------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 3/9/2008
Tiết 2: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
Ổn định tổ chức
Bài cũ: Nêu các sự kiện chính diẫn biến cuộc nội chiến ở Anh?
 Giải thích tại sao cách mạng tư sản Anh lại là cuộc cách mạng bảo thủ không triệt để?
Giới thiệu bài mới
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu 2 cuộc cách mạng diễưn ra ở châu Âu (Nê-đéc-lan và Anh), tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mĩ, xem các cuộc c/m này có gì giống và khác nhau?
4. Bài mới
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
-Yêu cầu HS quan sát lược đồ 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ (GV treo trên bảng), xác định vị trí của 13 thuộc địa, tiềm năng thiên nhiên, quá trình xâm lược và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ?
H. Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh? Nêu những biểu hiện chứng tỏ mâu thuẫn đó?
H. Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển nền kinh tế thuộc địa? Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì?
 GV kết luận
H. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh?
GV: Việc đàn áp nhân dân Bôt-xtơn và không chấp nhận kiến nghị đại hội lục địa -> chiến tranh bùng nổ.
H. Nêu sự kiến diễn biến của cuộc chiến tranh?
 HS dựa vào sgk trả lời
HS đọc đoạn chữ in nhỏ nội dung tuyên ngôn độc lập
Cho HS thảo luận về tính chất tiến bộ và hạn chế của bản tuyên ngôn. Trên thực tế những quyền này có thực hiện được không?
(liên hệ trong bản tuyên ngôn độc lập của HCM)
H. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga có ý nghĩa gì?
(Coi Oa-dinh-tơn là nhân vật số một trong chiến tranh, trong hoà bình và trong trái tim của mọị người)
H. Hãy nhận xét vai trò của Oa-sinh-tơn đối với chiến tranh giành độc lập?
Vai trò to lớn là người chỉ huy quyết định trắng lợi của chiến tranh giành độc lập-> ông được chọn làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ
H.Kết quả to lớn nhất mà cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?
H. Cuộc chiến tranh giành độc lập này có phải là cuộc cách mạng tư sản không?
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh
-13 thuộc địa nằm ven bờ đại Tây Dương, có tiềm năng thiên nhiên dồi dào (đất đai màu mở, khoáng sản phong phú), thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ TK XVI đến TK XVIII thì chúng thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Nền kinh tế TBCN ở thuộc địa phát triển nhanh chóng bị thực dân Anh kìm hãm bằng các chính sách vô lí (đánh thuế nặng, độc quyền buôn bán...
-> nảy sinh mâu thuẫn
 HS trả lời
=> Nền kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng ở thuộc địa -> mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân anh càng gaygắt,cách mạng bùng nổ
2. Diễn biến cuộc chiến tranh
12/ 1773 nhân dân Bốt-xtơn nổi dậy
4/ 1775 chiến tranh bùng nổ
7/ 1776 bản Tuyên ngôn độc lập ra đời, quân lục địa thắng lợi liên tiếp
 - 17/10/1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga
7/ 1783 Anh kí hiệp ước Véc-xai công nhận nền độc lập cho các thuộc địa Mĩ
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở bắc Mĩ
+ Kết quả: -Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập
-Khai sinh ra nước cộng hoà tư sản Mĩ, được hiến pháp 1787 thừa nhận
+ Ý nghĩa: Là cuộc cách mang tư sản thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở đường cho CNTB phát triển
4. Cũng cố bài học
Bài tập trắc nghiệm
Tìm những điểm chung giữa các cuộc cách mạng tư sản Nê-đéc-lan, Anh và chiến tranh giành độc lập ở Mĩ
Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến (trong nước hoặc nước ngoài) với sự phát triển sản xuất TBCN đã đưa tới các cuộc cách mạng tư sản.
Tư sản và nhân dân là động lực chính của cách mạng (tư sản nắm vai trò lãnh đạo, nhân dân đống vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng)
Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập.
Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đều mởi đưởng ch CNTB phát triển, mở ra thời kì lịch sử cận đại.
5. Dặn dò
Học kĩ bài cũ, làm bài tập 1, 2 trong sgk
Đọc trước bài 2
Ngày soạn 3/9/2008
Tiết 3: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794)
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: HS biết và hiểu
-Những sự kiện cơ bản về diễn biến của cách mạng qua các giai đoạn, vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng
-Ý nghĩa lịch sử của cách mạng
2. Tư tưởng
-Nhận thức tính chất hạn chế của cách mạng tư sản
-Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789
3. Kĩ năng
-Vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê
-Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đạng học với cuộc sống
B. Trọng tâm: mục II2
C. Phương tiện dạy học: Bảng phụ
-Bản đồ nước Pháp thế kỉ XVIII
-Tìm hiểu nội dung kênh hình SGK
-Tra cứu các thuật ngữ, khái niệm và thu thập một vài tài liệu cần thiết cho bài dạy
D. Các bước lên lớp
 1.  ... h một số sự kiện lịch sử.
-Sưu tầm các tài liệu tham khảo có liên quan, liên hệ kiến thức đã học với thực tế .
B. Trọng tâm: mục I2; II
C. Phương tiện dạy học
-Bản đồ Pa-ri và vùng ngoại ô-nơi xảy ra Công xã Pa-ri.
-Vẽ sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã
-Chuẩn bị các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài cũ: Nêu những nội dung chính của bản tuyên ngôn Đảng cộng sản. Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?
3. Giới thiệu bài mới
 Bị đàn áp đẫm máu trong cuộc cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng thành nhanh chóng và tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến sự ra đời của công xã Pa-ri 1871- nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản. Vậy công xã Pa-ri được thành lập như thế nào? Vì sao Công xã Pa-ri lại được coi là nhà nước kiểu mới dầu tiên của giai cấp vô sản?Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
GV thông báo về nền thống trị của đế chế II (1852 -1870) thực chất là nền chuyến chế tư sản, trong thì đàn áp ND, ngoài thì tiến hành chiến tranh xâm lược.
H. Chính sách đó dẫn tới kết quả gì?
H. Trước tình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì?
Khẳng định: Thành quả cuộc cách mạng 4/9 đã bị rơi vapò tay g/c tư sản. 
H. Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy” Chính phủ vệ quốc đã làm gì?
-Bất lực hèn nhát xin đình chiến với Đức.
H. Công xã Pa-ri ra đời trong hoàn cảnh nào?
H. Ngyên nhân nào đưa đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871?
-Sự phản bội của g/c TS trước đất nước (đầu hang Đức)-> g/c VS khởi nghĩa chống lại g/c TS , bảo vệ tổ quốc.
Yêu cầu HS tường thuật cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871.
GV sử dụng bản đồ vùng ngoại ô Pa-ri bổ sung bài tường thuật
H. Vì sao khởi nghĩa 18/3/1871 đưa tới sự thành lập Công xã? Tính chất cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 là gì?
H. Vì sao Hội đồng Công xã được nhân dân nhiệt liệt đón mừng?
Sử dụng sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã (treo trên bảng) hướng dẫn HS tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã.
H. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Công xã? Tổ chức chính quyền này có gì khác với tổ chức bộ máy chính quyền tư sản?
H. Can cứ vào đâu để khẳng định Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?
 HS dựa vào đoạn in nhỏ trả lời
H. Vì sao giai cấp tư sản quyết tâm tiêu diệt Công xã? Vì sao Chính phủ Đức ủng hộ chính phủ Véc-xai?
H. Nêu những sự kiện tiêưu biểu về cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ Công xã và Véc-xai?
GV sử dụng H31, tường thuật cuộc chiến đấu anh hùng của các chiến sĩ Công xã.
Trích nhận xét của C.Mác: Công xã là điểm báo trước vẻ vang của xã hội mới và là kì công của những người dám tấn công trời.
H. Công xã Pa-ri thất bại, nhưng sự hi sanh của các chiến sĩ Công xã có vô ích không? Sự ra đời và tồn tại của công xã có ý nghĩa gì? 
H. Vì sao Công xã thất bại?
H. Bài học của Công xã?
I. Sự thành lập Công xã
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã
+Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hào giữa g/c tư sản và vô sản (vì chónh sách áp bức bóc lột nặng nề).
+ Quân Đức xâm lược Pháp.
->Ngày 4/9/1870 ND Pa-ri lật đổ nền thống trị đế chế III-> chính phủ vệ quốc của giai cấp TS được thành lập.
-Sự tồn tại của đế chế III và việc TB Pgáp đầu hàng Đức -> nhân dân căm phẫn.
-Giai cấp VS Pa-ri đã giác ngộ, trưởng thành tiếp tục cuộc đấu tranh.
2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập Công xã 
 HS trả lời
 HS tường thuật
-Ngày 18/3/1871 quần chúng Pa-ri tiến hành khởi nghĩa.
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản -> đưa g/c vô sản lên nắm quyền.
-Ngày 26/3/1871, tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã.
-Ngày 18/3/1871 Hội đồng Công xã thành lập.
 HS trả lời
II. Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri
 HS theo dõi, tìm hiểu sơ đồ
-Tổ chức bộ máy Công xã (với nhiều uỷ ban) đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân, vìnhândân
-Chính quyền TS chỉ phục vụ lợi ích cho chúng chứ không phục vụ quyền lợi cho nhân dân.
+Hội đồng Công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân:
 -Chính trị
 -Kinh tế HS trả lời
 -Giáo dục
III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghiã lịch sử của Công xã Pa-ri
-Bảo về lợi ích g/c., tư sản không ngần ngại bán rẻ tổ quốc, kí hào ước với những điều khoản có lợi cho quân Đức đàn áp dã man cách mạng.
-5/1871 quân Véc-xai tổng tấn công Pa-ri. Các chiến sĩ công xã chiến đấu vô cùng quyết liệt. “Tuần lễ đẫm máu” đã đưa đến sự thất bại của Công xã Pa-ri.
 HS nghe
*Ý nghĩa: - công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của g/c VS.
-Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dan lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.
*Bài học: Phải có Đảng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông. trấn áp kẻ thù
5. Cũng cố và bài tập
HS nắm vững các kiến thức và làm bài tập
Lập niên biểu các sự kiện chính của Công xã Pa-ri.
Tại sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản?
Phân tích ý nghĩa bài học của Công xã Pa-ri
 --------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 8/10/2006
Tiết 10 -11: CÁC NƯỚC ANH PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước TB chủ yếu ở châu Âu, Mĩ chuyển sang giai đoạn ĐQCN. HS cần nắm được:
-Các nước tư bản lớn Anh, Pháp, Đức, Mĩ chuyển lên giai đoạn ĐQCN.
-Tình hình và đặc điểm cụ thể của từng nước đế quốc.
-Những điểm nổi bật của CNĐQ.
2. Tư tưởng
-Nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ.
-Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.
3. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng phan tích sự kiện đẻ hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ.
-Sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
B. Trọng tâm: mục I
C. Phương tiện dạy học
-Tranh ảnh về tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc.
-Lược dồ các nước đế quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỉ XX
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Tại sao nói “Công xã Pa-ri là nhà nước tư sản kiểu mới”?
3. Giới thiêu bài mới: Bài học trong 2 tiết
 Nêu vấn đề: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước tư bản Anh, Pháp, Đức ,Mĩ phát triển chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn ĐQCN. Trong quá trình đó sự phát triển của các nước đế quốc có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học.
4. Bài mới
Hoạt động dạy học
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi sgk
H. So với đầu thế kỉ XIX, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình kinh tế Anh có gì nổi bật? Vì sao?
Nn: do công nghiệp Anh phát triển sớm, máy móc lạc hậu, g/c TS Anh ít chú trọng đầu tư trong nước, chỉ đầu tư sang thuộc địa kiếm lời.
H. Sự phát triển công nghiệp Anh được biểu hiện như thế nào?Vì sao giai cấp tư sản chỉ chú trọng đầu tư sang thuôc địa?
H. Thực chất chế độ 2 Đảng ở Anh là gì?
GT: hai đảng thay nhau cầm quyền thông qua bầu cử chỉ là một thủ đoạn của g/c tư sản nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân. Tuy tồn tại chế độ 2 đảng khác nhau, thậm chí có những chính sách mâu thuẫn nhau song đều phục vụ quyền lợi cho g/c tư sản chống lại nhân dân.
-> Với chế độ 2 đảng thay nhau cầm quyền nước Anh thi hành chính sách đối nội đối ngoại hết sức bảo thủ: trong thì đàn áp ND, ngoài thì tăng cường xâm lược thuộc địa (GV sử dụng bản đồ thế giới chỉ các thuộc địa của Anh).
H. Vì sao CNĐQ Anh được mệnh danh là “CNĐQ thực dân”?
-Đế quốc Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới (1890 S thuộc đia là 9,2 tr km2, dâ số thuộc địa là 309 tr người, chiếm ¼ s và ¼ dân số thế giới) , gọi là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn, đế quốc thực dân”.
H. Tình hình kinh tế Pháp sau 1871 có gì nổi bật? Vì sao?
NN: Bị chiến tranh tàn phá, phải bồi thường chiến phí cho Đức.
H. Để giải quyết khó khăn trên, giai cấp tư sản Pháp đẫ làm gì?
H. Chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Pháp?
GV: với các biện pháp trên kinh tế của Pháp đã phục hồi: các công ty độc quyền ra đời tạo điều kiện để Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN.
H. Chính sách xuất cảng tư bản của Pháp có gì khác Anh?
-Anh đầu tư vào khai thác một số nghành kinh tế ở thuộc địa để thu lơi nhuận.
-Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận.
H. Tại sao CNĐQ Pháp được mệnh danh là “CNĐQ cho vay lãi”?
-CNĐQ Pháp tồn tại trên cơ sở lợi nhuận thu được từ chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài bằng cho vay lãi. -Thống trị bóc lột thuộc địa.
H. Tình hình chính trị Pháp có gì nổi bật?
GV sử dụng bản đồ thế giới chỉ các thuộc địa Pháp
H. Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
H. Công nghiệp phát triển nhanh chóng đưa đến sự phát triển của CNĐQ Đức có gì khác Anh, Pháp?
H. Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt như vậy?
-Nước Đức hoàn thành cách mạng tư sản, thống nhất thị trường dân tộc.
-Được Pháp bồi thường chiến tranh,tài nguyêndồidào
-Áp dụng thành tựu KHKT.
H. Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?
H. Cho biết tình hình phát triển kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Sự phát triển kinh tế của các nước có gì giống nhau hay không?
-Kinh tế Mĩ phát triển mạnh nhất (công nghiệp đứng đầu thế giới).
fhht
I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức,Mĩ
1. Anh
-Kinh tế phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, tụt xuống đứng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức).
-Cuối thế kỉ XIX đầu thế XX công nghiệp Anh phát triển đứng thứ 3 thế giới.
-Sự phát triển sang CNĐQ đươc biểu hiện bằng vai trò nổi bậ tcủa các công ty độc quyền.
-Nước Anh tồn tại chế độ Quân chủ lập hiến , với 2 đảng Tự do và Bào thủ thay nhau cầm quyền.
 HS nghe
 HS trả lời
-Chính sách đối ngoại xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa -> nước Anh được mệnh danh là “CNĐQ thực dân”.
2. Pháp
_
Kinh tế công nghiệp phát triển chậm, tụt xuống dứng thứ 4 sau Mĩ, Đức ,Anh. 
-Phát triển một số ngành công nghiệp mới: điện khí, hoá chất, chế tạo ô tô
-Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi.
-CNĐQ Pháp phát triển với sự ra đời của các công ty độc quyền và vai trò chi phói của ngân hàng.
 HS trả lời
 HS trả lời
3. Đức
Kinh tế Đức (công nghiệp) phát triển nhanh chóng.
 HS thống kê các con số
 HS trả lời
-Cuối thế kỉ XIX kinh tế công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt -> hình thành các tổ chức độc quyền, tạo điều kiện cho nước Đức chuyển sang giai đoạn CNĐQ .
-Chính trị nhà nước Liên bang quý tộc liên minh với tư bản độc quyền lãnh đạo thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến -> CNĐQ Đức được mệnh danh là CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến.
 TIẾT 2 (tiếp mục I)
4. Mĩ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LICH SU(1).doc