Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6

Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6

I/Mục tiêu:

1. Kiến thức:

* Đánh giá việc nắm kiến thức lịch sử DT của HS từ khi con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc:

- Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy trên đất nước ta.

- Những nét chính về kinh tế và xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc.

2. Thái độ:

- GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử.

3. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và hệ thống các sự kiện theo trình tự.

- Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt.

II/Chuẩn bị:

1. Thầy: Đề bài và đáp án.

2. Trò: Ôn tập kỹ kiến thức; chuẩn bị giấy, bút để làm bài.

III/Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Không.

3. Bài mới.

* Ma trận đề kiểm tra:

Chủ đề / Nội dung cần k.tra Các mức độ tư duy

 Tổng

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 55Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức:
* Đánh giá việc nắm kiến thức lịch sử DT của HS từ khi con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc:
- Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy trên đất nước ta. 
- Những nét chính về kinh tế và xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc.
2. Thái độ: 
- GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử.
3. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và hệ thống các sự kiện theo trình tự.
- Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt.
II/Chuẩn bị:
1. Thầy: Đề bài và đáp án.
2. Trò: Ôn tập kỹ kiến thức; chuẩn bị giấy, bút để làm bài.
III/Các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Không.
3. Bài mới.
* Ma trận đề kiểm tra:
Chủ đề / Nội dung cần k.tra
Các mức độ tư duy
 Tổng
 Nhận biết
Thông hiểu
TN
TL
 TN
TL
1. Thời nguyên thủy trên đất nước ta. 
- Tóm tắt được 3 giai đoạn phát triển của XH nguyên thủy Việt Nam (thời gian, địa điểm, công cụ lao động)
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
2. Nước Văn Lang và nước Âu Lạc ra đời.
- Vẽ được sơ đồ nhà nước Văn Lang và chú thích.
- Nêu được vài nhận xét khái quát về nhà nước Văn Lang (là nhà nước đơn giản, chưa có pháp luật, chưa có quân đội...)
- So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa 2 nhà nước Văn Lang và Âu Lạc (về tổ chức bộ máy nhà nước, về nơi đóng đô, về tính chất nhà nước, tên của nhà vua ...)
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm: 4
 Tổng
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 2
Số điểm: 7
Số câu: 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
* Đề bài:
Câu 1: Điền các thông tin còn thiếu để hoàn thành bảng tóm tắt ba giai đoạn phát triển của XH nguyên thủy Việt Nam? (3đ)
Các giai đoạn
Thời gian
Địa điểm
Công cụ lao động
Câu 2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? Em có nhận xét gì về nhà nước thời Hùng Vương? (3đ)
Câu 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (3đ)
* Đáp án và hướng dẫn chấm:
Câu 1: Liệt kê đầy đủ thông tin cho mỗi giai đoạn được 1 điểm.
Các giai đoạn
Thời gian
Địa điểm
Công cụ lao động
Người tối cổ
40 - 30 vạn năm trước đây
Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)
đá (ghè đẽo thô sơ).
Người tinh khôn (Giai đoạn đầu) 
3 – 2 vạn năm
trước đây
 Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm (Thái Nguyên)
đá (ghè đẽo, có hình thù rõ ràng).
Người tinh khôn (Giai đoạn phát triển)
12.000 – 4.000 năm trước đây
Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Hạ Long (Quảng Ninh) 
đá (được mài tinh sảo), đồ gốm, xương, sừng, đồng
Câu 2: - Vẽ đúng sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang được 2 điểm.
 - Nêu được vài nhận xét khái quát được 1 điểm.
* Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang:
	Hùng Vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(trung ương)
Lạc tướng
(bộ)
Lạc tướng
(bộ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
* Nhận xét: Nhà nước sơ khai, đơn giản, chỉ có vài chức quan, nhà nước có 3 cấp (trung ương - bộ - địa phương), chưa có pháp luật, chưa có quân đội, khi có chiến tranh mọi người cùng chiến đấu.
Câu 3: - Nêu được sự giống nhau cho 1 điểm.
 - Nêu được những nét khác nhau cho 2 điểm.
* So sánh 2 nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:
 + Giống nhau: - về tổ chức bộ máy nhà nước.
 + Khác nhau: - kinh đô: - Văn Lang: ở vùng trung du (Bạch Hạc – Phú Thọ)
 - Âu Lạc: ở vùng đồng bằng (Phong Khê – Cổ Loa, Hà Nội) 
 - tính chất nhà nước: - VL chưa có quân đội
 - ÂL có lực lượng quân đội mạnh, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, vừa là trung tâm chính trị, kinh tế, là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia => uy quyền của An Dương Vương cao hơn Hùng Vương.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra lich su 6.doc