Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trương Thị Hải Vân

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trương Thị Hải Vân

A.Mục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

 - Nắm được mục đích của việc xác định thời gian.

 - Hiểu được cách tính thời gian của con người thời xưa.

 - Nhận thức được vì sao trên thế giới cần có một thứ lịch chung.

2. Tư tưởng:

 - Tôn trọng những giá trị văn hoá mà con người để lại.

 - Lòng biết ơn người xưa đã phát minh ra lịch để tính thời gian mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

3. Kĩ năng:

 - Tính thời gian các sự kiện đã diễn ra.

 - Bước đầu có kĩ năng đối chiếu so sánh giữa âm lịch và dương lịch.

B. Chuẩn bị của GV và HS.

 - Quyển lịch ( cả âm lịch và dương lịch)

C. Tiến trình dạy-học:

1. Giới thiệu bài mới:

 Lịch sử loài người với muôn vàn sự kiện đã diễn ra vào những khoảng thời gian khác nhau; theo dòng thời gian, xã hội loài người đã thay đổi không ngừng. Chúng ta muốn hiểu được và dựng lại lịch sử cần trả lời câu hỏi: “ tại sao cần phải xác định thời gian?”, “ Người xưa đã xác định thời gian như thế nào?”. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

 

doc 99 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trương Thị Hải Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / . / 201 Ngày soạn: . / . / 201 
Tiết 1: Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
A.Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
	- Bước đầu hiểu nội dung khái niệm lịch sử và nhận thức lịch sử diễn ra như thế nào?
	- Nắm được lịch sử là một môn khoa học; mục đích của việc học môn lịch sử.
	- Nắm được những căn cứ để biết và khôi phục lại lịch sử.
2. Tư tưởng:
	- Lòng quý trọng những giá trị lịch sử, sự cần thiết phải học lịch sử.
	- Tinh thần thái độ, trách nhiệm đối vơi việc học tập môn liccvhj sử.
3. Kĩ năng:
	- Bước đầu hình thành kĩ năng nhận biết, đối chiếu so sánh , rút ra kết luận.
	- Kĩ năng quan sát và sử dụng tranh ảnh lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
	- Tranh ảnh LS, sơ đồ minh hoạ.
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
	Học tập lịch sử nhằm tìm hiểu sự hình thành, phát triển của con người và xã hội loài người. Vì vậy, cần phải hiểu rõ lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Căn cứ vào đâu để biết và khôi phục lại hình ảnh quá khứ trong lịch sử thế giới vầ dân tộc? Đây là nội dung bài học ngày hôm nay.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Trước hết, GV nêu vấn đề cho HS suy nghĩ: Con người , cây cỏ, mọi vật đều sinh ra, lớn lên và thay đổi không ngừng theo thời gian. GV lấy một VD chứng minh điều đó.
?: Thế thì xã hội xã hội loài người có diễn ra như vậy không?
HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mìnhđể trả lời, HS khác bổ sung,GV KL và nhấn mạnh: xã hội loài người cũng như vậy, luôn thay đổi theo thời gian từ lúc sinh ra cho đến nay.
GV giải thích rõ hơn: những gì mà các em trải qua những biến đổi của thời gian thì đều có lịch sử.
Hoạt động 2:
GV trình bày và khẳng định: Lịch sử là một khoa học nhằm tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Hoạt động 3:
Trước hết, GV tổ chức cho HS quan sát hình 1: “một lớp học ở trường làng thời xưa” trong SGK.
?: Em hãy cho biết lớp học trong hình 1 với lớp học ở trường em đang học có gì khác nhau không?
Trước khi HS trả lời, GV gợi ý:
- Có sự khác nhau giữa lớp học thời xưa với trường học của em hiện nay ở những điểm nào? ( cách bố trí lớp học, thầy giáo, HS ngồi ở đâu< như thế nàoso với lớp học ngày nay.)
- Sự thay đổi về tổ chức lớp học xưa và nay do đâu? ( chủ yếu do con người tạo nên)
HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung và KL:
GV cho HS thảo luận nhóm:
?: Em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?
HS thảo luận và trinh bày kết quả, đại diện nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và KL:
GV có thể cho HS lấy một số VD trong cuộc sốngđể thấy rõ sự cần thiết phải học lịch sử.
Hoạt động 4:
?: Hãy cho biết những dấu tích mà loài người để lại đến ngày nay?
Trước khi HS trả lời, GV gợi ý: chẳng hạn như sách vở, những câu chuyện kể, di tích còn tồn tại
HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. 
GV nhận xét và KL:
GV giới thiệu hình 2 “ Bia tiến sĩ” – SGK , là một trong những di tích mà con người để kại và yêu cầu HS xác định thuộc loại tư liệu nào.
GV gợi ý cho HS nêu VD về các loại tài liệu được dùng khi học lịch sử.
?: Những tư liệu này có giúp gì để chúng ta học lịch sử không?
HS trả lời, GV nhận xét, đồng thời nhấn mạnh: Những tư liệu chính là cơ sở chính xác để giúp con người hiểu và dựng lại lịch sử quá khứ của xã hội loài người.
GV giải thích câu danh ngôn trong SGK “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” để HS thấy được vì sao chúng ta cần phải học lịch sử.
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
- Lịch sử là khoa học nhằm tìm hiểu quá khứ của xã hội loài người.
2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm; biết được tổ tiên ông cha đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng đất nước ngày nay.
- GD sự quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó, cũng như thấy được trchs nhiệm mình phải làm gì cho đất nước.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Những câu chuyện, những lời mô tả chuyển từ đời này sang đời khác- gọi là tư liệu truyền miệng.
- Những di tích, đồ vật xưa còn tồn tại đến ngày nay – tư liệu hiện vật.
- Những bản ghi, sách vở chép tay, được in, khắc bằng chữ viết – tư liệu chữ viết.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
	- Kiểm tra HĐNT:
	?: Lịch sử là gì? dựa vào đâu để biết lịch sử? Vì sao ta phải học lịch sử?
	- Bài tập:
	?: Em hiểu gì về cuốn lịch của gia đình em dùng để tính thời gian trong năm?
Ngày soạn: . / . / 201 Ngày soạn: . / . / 201 
Tiết 2: Bài 2	CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
A.Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
	- Nắm được mục đích của việc xác định thời gian.
	- Hiểu được cách tính thời gian của con người thời xưa.
	- Nhận thức được vì sao trên thế giới cần có một thứ lịch chung.
2. Tư tưởng:
	- Tôn trọng những giá trị văn hoá mà con người để lại.
	- Lòng biết ơn người xưa đã phát minh ra lịch để tính thời gian mà ngày nay chúng ta 	đang sử dụng.
3. Kĩ năng:
	- Tính thời gian các sự kiện đã diễn ra.
	- Bước đầu có kĩ năng đối chiếu so sánh giữa âm lịch và dương lịch.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
	- Quyển lịch ( cả âm lịch và dương lịch)
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
	Lịch sử loài người với muôn vàn sự kiện đã diễn ra vào những khoảng thời gian khác nhau; theo dòng thời gian, xã hội loài người đã thay đổi không ngừng. Chúng ta muốn hiểu được và dựng lại lịch sử cần trả lời câu hỏi: “ tại sao cần phải xác định thời gian?”, “ Người xưa đã xác định thời gian như thế nào?”. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Trước hết, GV nêu vấn đề cho HS thấy rõ: Lịch sử loài người với muôn vàn các sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người , nhà cửa, làng mạcđều ra đời, thay đổi, xã hội loài người cũng như vậy.
?: Làm thế nào để hiểu và dựng lại lịch sử?
HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mìnhđể trả lời, HS khác bổ sung,GV KL: 
GV lấy VD khi quan sát tìm hiểu một công trình kiến trúc, hay một di tích lịch sử nào đó người ta có thể biết được nó cách ngày nay bao nhiêu năm.
?: Việc xác định thời gian có cần thiết không?
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV KL: Việc xác định thời gian diễn ra các sự kiện là cần thiết, quan trọng để tìm hiểu và học tập lịch sử, nhằm hiểu rõ quá trình diễn ra các sự kiện.
Hoạt động 2:
GV cho HS đọc đoạn cuối mục 1-SGK.
?: Hãy cho biết con ngươì dựa vào đâu và bằng cách nào để tính thời gian?
HS trả lời , GV nhận xét , bổ sung và KL:
Hoạt động 3:
Trước hết, GV tổ chức cho HS đọc đoạn đầu mục 2-SGK .
?: Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời, HS khác bổ sung cho bạn.
GV nhận xét và KL:
?:Người xưa đã chia thời gian như thế nào?
Sau khi HS trả lời, GV bổ sung và KL. Đồng thời nhấn mạnh: Mỗi dân tộc , mỗi quốc gia, khu vực lại có cách tính lịch riêng; có hai cách tính: theo sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất gọi là âm lịch và sự di chuyển xung quanh mặt trời của trái đất gọi là dương lịch.
GV cho HS đọc bảng trong SGK “những ngày lịch sử và kỉ niệm”.
?: Bảng ghi những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào? 
GV gợi ý:
+ Đơn vị thời gian: ngày, tháng, năm.
+ Các loại lịch: âm lịch, dương lịch.
HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét, bổ sung và KL
 Hoạt động 4:
GV cho HS đ ọc SGK.
?:Thế giới cần có một loại lịch không? Vì sao?
HS trả lời, HS khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và KL:
GV trình bày: dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là công lịch.
GV giải thích thêm: Trong Công lịch năm tương truyền chúa Giê su ra đời, được lấy làm năm của công nguyên, trước năm đó là trước công nguyên(TCN), công lịch 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày ( năm nhuận có thêm 1 ngày); 100 năm là 1 thế kỉ, 1000 là một thiên niên kỉ.
Gv cho HS quan sát và hướng dẫn cách tính thời gian theo hình vẽ trong SGK.
1. Tại sao phải xác định thời gian?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp sự kiện theo thời gian.
- Việc tính thời gian là cần thiết.
- Con người đã ghi lại những việc làm của mình, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian.
- Dựa vào các hiện tượng tự nhiên, được lặp đi, lặp lại thường xuyên: hét sáng đến tối, hết mùa đông đến mùa lạnh.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Dưạ vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng và làm ra lịch.
- Chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút
3. Thế giới có cần một loại lịch chung hay không?
- Thế giới cần thiết có một loại lịch chung thống nhất.
- Do sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng nên đặt ra nhu cầu thống nhất cách tính thời gian.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
	- Kiểm tra HĐNT:
	?:Muốn dưng lại và hiểu lịch sử ta cần phải làm gì?
	?: Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Thế giới cần có một loại lịch không?
	- Bài tập:
	?:Con người đã xuất hiện như thế nào?
Ngày soạn: . / . / 201 Ngày soạn: . / . / 201 
Tiết 3: Bài 3	XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
A.Mục tiêu bài học:
	Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
	- Nắm được nguồn gốc con người và quá trình phát triển từ người tối cổ thành người hiện đại, sự khác biệt giữa người tối cổ và người tinh khôn.
	- Hiểu được đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ cũng như nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
	- Nắm được các khái niệm lịch sử trong bài.
2. Tư tưởng:
	- Tôn trọng những giá trị của lao động sản xuất trong quá trình chuyển biến của loài vượn và sự phát triển của xã hội laòi người.
	- Giáo dục tinh thzàn yêu lao động, tinh thần lao động.
3. Kĩ năng:
	- Bước đầu có kĩ năng quan sát hình ảnh và tập rút ra nhận xét của cá nhân.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
	- Tranh ảnh SGK, tài liệu liên quan đến bài học.
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
	Các loại tài liệu khoa học cho chúng ta biết con người không phải sinh ra cùng một lúc với trái đất và các động vật khác, cũng như không phải sinh ra con người đã coá hình dạng, sự hiểu biết và lao động sáng tạo như ngày nay..Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sơ lược về sự xuất hiện loài người và tổ chức xã hội loài người đầu tiên.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Trước hết, GV treo tranh ảnh Người tối cổ lên bảng.
GV cho HS thảo luận nhóm:
?:Em hãy quan sát hình người tối c ... ịnh nền độc lập của TQ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
 - Bản đồ treo tường “ NQô Quyền và938”. Sử dụng tranh ảnh.
 - Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Vẽ lược đồ, xem tranh 56, 57.
C .Tiến trình dạy học .
1 .Giới thiệu bài : Công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã kết thúc, ách đô hộ nghìn năm của các thế lực phong kiến TQ đối với nước ta về mặt danh chính. Việc dựng nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn và Ngô Quyền đã hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy bằng 1 trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
2. Dạy và học bài mới .
Hoạt động 1: HS đọc phần 1sgk 
- GV giảng theo SGK -> giới thiệu về Ngô Quyền (đoạn in nghiêng).
- Giảng tiếp bối cảnh lịch sử: “ Năm 937.ra Bắc”.
( chỉ bản đồ).
? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì.?
(Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ vừa được xây dựng của đất nước).
- GV giảng theo SGK.
? Vì sao Kiều CôngTiễn cầu cứu nhà Nam Hán? Hành động đó cho thấy điều gì.?
( Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền đoạt được chức Tiết độ sứ. Đây là 1 hành động phản phúc “Cõng rắn cắn gà nhà”.
- GV giảng theo SGK “Năm 938.Hoằng Tháo”....
- GV: Biết tin quân Nam Hán sắp vào nước ta Ngô Quyền vạch kế hoạch chuẩn bị k/c..
- GV giới thiệu về sông Bạch Đằng theo SGK.
? Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng?
( Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược rất quan trọng, địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù. Hai bên bờ, rừng rậm thuỷ triều)
- GV giảng theo SGK.
? Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động độc đáo ở điểm nào?
(- Chủ động đón đánh quân xâm lược.
- Độc đáo:bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông.)
- GVKL: Biết được quân Nam Hán sẽ quay lại xâm lược nước ta lần 2. Ngô Quyền đã chủ động đón đánh quân xâm lược, ông chọn địa hình là cửa sông Bạch Đằng bố trí trận địa bài cọc ngầm. Đây là 1 kế hoạch chủ động và rất độc đáo.
Hoạt động 2: Học sinh đọc phần 2SGK.
- GV sử dụng bản đồ treo tường chỉ diễn biến- ghi tóm tắt.
- GV cho HS xem tranh 56.
? Kết quả cuộc chiến như thế nào ?.
- GV: Cho đến nay trận Bạch Đằng diễn ra vào ngay nào cụ thể chưa xác định rõ, chỉ biết trận đó diễn ra vào cuối năm 938.
? Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
( Sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại 1 thời gian dài nữa nhg ko dám đem quân xâm lược nước ta lần thứ 3. Với chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến Trung Quốc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.)
? Ngô Quyền đã có công ntn trong cuộc k/c chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?
( Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của DT.)
? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
- GV cho HS quan sát H 57.Đọc lời đánh giá của Lê Văn Hưu về công lao của Ngô Quyền.
- GVKL: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốcnhân dân ta đời đời biết ơn công lao của vị anh hùng DT Ngô Quyền.
- GVCC bài: KCTiễn 1 tên phản phúc “cõng rắn cắn gà nhà” đã mở đường cho quân nam Hán xâm lược nước ta lần 2. NQ và nhân dân chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động. Đây là cuộc thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của DT, cuối cùng đã chiến thắng. Chiến thắng này có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của DT ta.
1.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xân lược Nam Hán ntn.
- Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để làm Tiết độ sứ.
- Ngô Quyền từ Thanh.Hoá kéo quân ra Bắc trị tội tên Kiều Công Tiễn.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền.
 Kế hoạch của Ngô Quyền:
- Năm 938 được tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La ( Tống Bình- HN) giết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.
- Dự định kế hoạch tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
- Ông dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
a. Diễn biến:
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta. 
- Nquyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại.
b. Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
c. ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
3. Kiểm tra HĐNT – bài tập :
- Phiếu bài tập:
 1. Tên tướng của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.
 2. Nơi chọn làm trận địa cọc ngầm.
 3. Quê của Ngô Quyền.
 4. Tên bán nước cầu cứu quân Nam Hán.
 5. Quân Nam Hán tiến vào nước ta theo đường nào.
- Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững nội dung bài
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập.
*Rót kinh nghiÖm :
 Ngµy ....th¸ng...n¨m 2011
..........................................................................
Ngày soạn: 24/4/2011 
Ngµy d¹y:27/4 (6b,c) 28/4( 6c) 
 Tiết 33 
Bài 28
ÔN TẬP
A.Mục tiêu bài học :
Kiến thức :
- Hệ thống những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
- Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập dân tộc
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá những kiến thức cơ bản , đánh giá các nhân vật lịch sử
Tư tưởng , tình cảm : Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc . Yêu mến và biết ơn các vị anh hùng dân tộc
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
 - Nội dung ôn tập
 -Kiến thức đã học
C. Tiến trình dạy học : 
1.Giới thiệu bài : Chúng ta đã học qua lịch sử nước nhà từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỷ X . Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau ôn lại qua các câu hỏi sau
2. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1:
? Lịch sử thời kỳ này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? 
 Hoạt động 2:
? Diễn ra vào thời gian nào, tên nước là gì ? Vị vua đầu tiên là ai ?
Hoạt động 3:
? Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ? ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ? 
\
Hoạt động 4:
? Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta ?
 Hoạt động 5:
?Hãy miêu tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời Cổ đại ?
1. Thời nguyên Thuỷ :
- 3 giai đoạn : Tối cổ ( đồ đá cũ ) đồ đá mới và sơ kỳ kim khí
2. Thời dựng nước.
-Diễn ra từ thế kỷ VII TCN
-Tên nước đầu tiên : Văn Lang
-Vị vua đầu tiên : Hùng Vương
3. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40 : Là sự báo hiệu các thế lực phong kiến không thể vĩnh viễn cai trị nước ta
- Khởi nghĩa Bà Triệu ( 248 ).Tiếp tục phong trào đấu tranh giảI phóng dân tộc
- Khởi nghĩa Lý Bí( 542 ) . Dựng nước Vạn Xuân là người Việt Nam đầu tiên xưng đế
-Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) . Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc 
-Khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776-791 ) .
-KHúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ(905 ). Dương đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ nhất 
-Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng( 938 ) . Mở đầu thời kỳ độc lập lâu dài
4. Sự kiện lịch sử khẳng định thắng lợi hoàn toàn của dân tộc ta trong sự nghiệp giành độc lập.
-Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền ( 938 )đè bẹp ý đồ xâm lược của kể thù, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc
5. Công trình nghệ thuật.
-Trống đồng Đông Sơn.
-Thành Cổ Loa. 
 3. Kiểm tra HĐNT : 
GV hệ thống hoá những kiến thức cơ bản
- Hướng dẫn về nhà
 + Làm bài tập theo mẫu SGK
 + Ôn tập những nội dung cơ bản tiết sau kiểm tra học kỳ
 Ngµy ....th¸ng...n¨m 2011
Ngày soạn: 30/4/2011
Ngày D¹þ: 4/5 (6b,c) ,5/5(6a) 
Tiết 34. 
KIỂM TRA HäC K×
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đánh giá khả năng nhận thức của HS về kiến thức lịch sử từ bài 10 đến bài 20.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, hiên vật lịch sử.
3. Thái độ: GD HS yêu thích môn lich sử, tìm hiểu lịch sử, đặc biệt nghiêm túc làm bài kiểm tra.
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
- Ra đề, đáp án, phô tô đề.
- Ôn tập tốt.
C. Tiến trình dạy học : 
Đề bài.
Câu 1(4đ): Trình bày , diễn biến, kết qu¶ ,ý nghÜa lÞch sö chiÕn th¾ng BÆch §»ng cña Ng« QuyÒn (N¨m 938)Ng« QuyÒn cã c«ng lao g× trong cuéc k/c chèng qu©n Nam H¸n x©m l­îc n­íc ta lÇn thø hai?
Câu 2(4đ): Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I-VI . Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Câu 3(2đ): H¬n mét ngh×n n¨m ®Êu tranh giµnh ®éc lËp gióp em hiÓu nh÷ng g× vÒ tæ tiªn ta? 
Đáp án.
Câu1: (4đ) 
. Diễn biến:
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta. 
- Nquyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại.
 . Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
. ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 2: (4đ)
* Về xã hội: Từ thế kỷ I-VI nhà Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp năm quyền đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn.
* Về văn hoá: - ở các quận nhà Hán mở trường học dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, phong tục tập quán Hán vào nước ta.
- Nhân dân vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống phong tục của mình (nhuộm răng , ăn trầu, làm bánh trưng bánh dày.)
- Nhân dân học chữ Hán theo cách học của riêng mình.
* Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tổ tiên mình vì: Trường học do chình quyền đô hộ mở dạy chữ Hán, xong chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con ăn học, còn đại đa số nhân dân nghèo không có tiền cho con ăn học.
- Phong tục tập quán tiếng nói là đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc của người Việt, có sức sống mãnh liệt.
C©u3 (2®) :
 D©n téc ta cã truyÒn thèng yªu n­íc .
 Tinh thÇn ®Êu tranh bÒn bØ v× ®éc lËp cña ®Êt n­íc .
 ý thøc v­¬n lªn b¶o vÖ nÒn v¨n ho¸ cña d©n téc.
 Mçi chóng ta cÇn cã ý thøc gi÷ g×n .ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc 
*Cñng cè :NhËn xÐt giê kiÓm tra .
*H­íng dÉn : T×m hiÓu l/s ®Þa ph­¬ng
 Ngµy...th¸ng ...n¨m 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 6 chuan ca nam 20122013.doc