Giáo án hội thao Ngữ văn 6 tiết 66: Ôn tập tiếng việt

Giáo án hội thao Ngữ văn 6 tiết 66: Ôn tập tiếng việt

TIẾT 66: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu:

Sau giờ học giúp học sinh:

* Ôn tập lại các kiến thức cơ bản về tiếng Việt trong chương trình học kì I:

- Cấu tạo từ Tiếng việt.

- Nghĩa của từ ( nghĩa gốc và nghĩa chuyển).

- Phân loại từ theo nguồn gốc.

+ Từ mượn ( chủ yếu là từ Hán Việt).

+ Từ thuần việt.

- Từ loại và cụm từ:

+ Danh từ và cụm danh từ.

+ Động từ và cụm động từ.

+ Tính từ và cụm tính từ.

+ Số từ.

+ Lượng từ.

+ Chỉ từ.

* Rèn kĩ năng:

- Nhận diện các đơn vị kiến thức đã học. (bài tập nhận diện).

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ( chữa lỗi tự đặt câu hoặc viết một đoạn văn theo định hướng của lí thuyết đã học).

* Giáo dục ý thức học tập giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hội thao Ngữ văn 6 tiết 66: Ôn tập tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66: Ôn tập tiếng Việt
I. Mục tiêu:
Sau giờ học giúp học sinh:
* Ôn tập lại các kiến thức cơ bản về tiếng Việt trong chương trình học kì I:
- Cấu tạo từ Tiếng việt.
- Nghĩa của từ ( nghĩa gốc và nghĩa chuyển).
- Phân loại từ theo nguồn gốc.
+ Từ mượn ( chủ yếu là từ Hán Việt).
+ Từ thuần việt.
- Từ loại và cụm từ:
+ Danh từ và cụm danh từ.
+ Động từ và cụm động từ.
+ Tính từ và cụm tính từ.
+ Số từ.
+ Lượng từ.
+ Chỉ từ.
* Rèn kĩ năng:
- Nhận diện các đơn vị kiến thức đã học. (bài tập nhận diện).
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ( chữa lỗi tự đặt câu hoặc viết một đoạn văn theo định hướng của lí thuyết đã học).
* Giáo dục ý thức học tập giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
( tiến hành trong giờ.)
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức mới
HS quan sát bảng 1
? Từ là gì?
? Căn cứ vào cấu tạo từ được chia thành mấy loại? Mỗi loại cho 1 ví dụ?
GV cho Hs làm bài tập:
? Xác định từ loại trong các câu văn sau ?
Trăng đã lên. Mặt biển lấp lánh ánh vàng. Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi.
GV đọc 2 khổ thơ: 
 Chú bé loắt choắt
 Cái sắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh. 
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng.
 ( Lượm - Tố Hữu)
GV các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. à Chú bé có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn, nhanh nhẹn, đáng yêu.
 Nhắc đến Lượm người đọc nhớ ngay đến 2 khổ thơ này, bởi đây là 2 khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn xinh xinh, nhanh nhẹn lại hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi. Những từ láy được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ 4 chữ và nhịp thơ nhanh tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Và bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến thân thương của tác giả đối với chú bé lượm.
 GV chốt: Trong văn chương nếu biết khéo léo sử dụng các từ láy và các biện pháp nghệ thuật khác giúp cho việc miêu tả sự vật thêm sinh động , gợi hình gợi cảm. Điều này sẽ rất có ích khi các em làm văn miêu tả.
Gv cho HS quan sát mô hình:
Nội dung
Hình thức
? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình?
? Em hiểu nghĩa của từ là gì?
 Nghĩa của từ là nội dung( sự việc , tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
? Giải thích nghĩa của từ xuân trong 2 câu thơ sau?
 Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
? Từ xuân trong câu 1 được dùng với nghĩa nào?
? Từ xuân trong câu 2 được dùng với nghĩa chuyển nhưng tại sao người ta vẫn hiểu được nghĩa của nó?
 HS: Nhờ vào nghĩa gốc.
? Vậy từ có những nghĩa nào?
-Nghĩa gốc. 
- Nghĩa chuyển.
GV cho Hs quan sát sơ đồ bảng 2
? Quan sát sơ đồ trình bày nghĩa của từ?
Nghĩa của từ gồm: -Nghĩa gốc. 
 - Nghĩa chuyển.
? Nghĩa gốc là gì?
-Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa chuyển.
? Nghĩa chuyển là nghĩa như thế nào?
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
GV: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa. Trong thực tế hiện tượng chuyển nghĩa của từ để từ được dùng với nghĩa chuyển làm cho sức biểu đạt, biểu cảm trong văn chương rất sâu sắc. 
GV cho Hs quan sát bảng 3
? Dựa vào bảng trình bày sự phân loại từ theo nguồn gốc?
- Từ thuần việt.
- Từ mượn.
? Trong câu văn sau từ nào là từ thuần việt , từ nào là từ mượn?
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng
 ( Thánh Gióng)
? Các từ trên ta đã vay mượn của ngôn ngữ nào?
? Ngoài Tiếng Hán ta còn vay mượn từ của các ngon ngữ nào ? cho ví dụ?
- Ngôn ngữ khác : + Xà phòng, gác đờ bu, gác đờ xen
 + Mít tinh, In-tơ-net, Ra-di -ô
? Vậy Tiếng Việt đã vay mượn của các ngôn ngữ nào?
- Tiếng Hán.
- Ngôn ngữ khác
GV cho hiện trên bảng 3.
GV chốt: Từ mượn của tiếng Hán chiếm số lượng lớn trên 70%.Trong giao tiếp hằng ngày chúng ta sử dụng khá nhiều từ vay mượn của tiếng Hán như:” Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.”
Chia làm 2 nhóm: Từ gốc Hán 
 Từ Hán Việt.
- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Hán. Từ Hán Việt là từ gốc hán nhưng không phải mọi từ gốc Hán đều là từ Hán Việt.
- Trong lớp từ gốc hán cần phân biệt 3 loại khác nhau: 
+ Từ gốc Hán mượn ở thời kì Bắc thuộc, qua quá trình phát triển của lịch sử đã được Việt hóa như: buồng , buồm,m bùa, búa, bay , mùa, mong, chè chém, múa, mùi, xeCó người gọi loại từ này là cổ từ Hán Việt hoặc tiền hán việt. + Từ hán Việt là từ gốc hán( mượn sau thời kì bắc thuộc cho đến ngày nay) phát âm theo cách đọc hán việt. Cách đọc hán Việt là cách đọc chữ hán của người việt nam dựa trên cơ sở hệ thống ngữ âm tiếng hán thời trung đại, chịu ảnh hưởng của hệ thống ngữ âm tiếng việt, dần dần ổn định và được bảo tồn cho đến ngày nay.
+ Từ gốc Hán mượn từ tiếng địa phương Trung Quốc qua con đường khẩu ngữ như: sủi cảo, vằn thắn, đậu phụ, mì chính
 Như vậy từ gốc hán rộng hơn từ Hán Việt.
? Theo em việc vay mượn ngôn ngữ có tác dụng gì?
Làm cho kho tàng ngôn ngữ thêm phong phú.
 Chuyển ý: Kho tàng Tiếng Việt rất phong phú. Trong quá trình giao tiếp nếu dùng từ đúng rõ ràng sẽ giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm nhưng không phải ai cũng dùng từ đúng.
GV chiếu các đoạn văn của học sinh.
 Phía sau trường em có một vườn hoa.Vườn hoa ở phía sau trường em trồng rất nhiều lòai hoa. Chúng em trồng hoa cúc. Chúng em trồng hoa thược dược. Chúng em trồng hoa đồng tiền. Chúng em trồng hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Vườn hoa làm cho trường em linh động hẳn lên.Không ai trong lớp em bàng quang với khu vườn.Ai cũng muốn góp phần chăm sóc cho khu vườn thêm đẹp.
a) Đọc và tìm các lỗi sai trong đoạn văn trên? 
b) Em hãy chữa lại đoạn văn cho tốt hơn? 
- Lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ đồng âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
? Vậy khi dùng từ Tiếng Việt ta thường mắc phải lỗi gì?
GV chiếu bảng 4.
? Trong chương trình Tiếng Việt học kì I em đã học các từ loại nào , các cụm từ nào?
HS tự kể
GV chiếu bảng 5.
GV chiếu bài tập trên bảng cho HS làm. Mỗi em làm 2 câu. Gv chiếu kết quả trên máy chiếu
Hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
1... . là những từ chỉ ngời, vật , hiện tợng, khái niệm.
2  là những từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
3   là những từ chỉ hành động trạng thái của sự vật.
4.Số từ là những từ chỉ và..của sự vật.
5.lợng từ là những từ chỉ ít hay nhiều của sự vật.
6 Chỉ từ là những từ dùng để  vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
7. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do . .. .. với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
8. Cụm ..là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
9. Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do . .. ..với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
GV chia lớp thành 2 nhóm chơi trò chơi.
? Hãy dán các từ loại và cụm từ vào ô trống thích hợp:
HS dán các băng giấy vào sơ đồ.
Nhóm 1: màu xanh.
Nhóm 2: màu đỏ.
- Bàn, ghế, học sinh
- Đọc , viết, nghe
- Chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễ phép
- Một ,năm, bảy
- Các , những , từng,
- Nọ , ấy, kia
- một học sinh lớp 6a
- đã đọc bài thơ này
- rất hay
HS dán trong2 phút.
HS dán kết quả lên bảng.
Gv chiếu kết quả nhóm 1.
Gọi Hs nhận xét. 1 là thư kí ghi điểm.
 1 là hs đọc bảng chuẩn kiến thức.
Gv chiếu kết quả nhóm 2.
Gọi Hs nhận xét. 1 là thư kí ghi điểm.
 1 là hs đọc bảng chuẩn kiến thức.
? So sánh nghĩa của các từ loại và cụm từ?
Nghĩa của cụm từ có giá trị biểu đạt chi tiết hơn.
GV chuẩn kiến thức.
Gv cho Hs quan sát mô hình các cụm từ
? Chỉ ra điểm giống và khác biệt trong các cụm từ trên?
- Giống : có 3 phần
- khác nhau: ở phần trung tâm.
? Như vậy muốn tìm cụm từ trong câu em phải tìm thành phần nào trước?
Tìm thành phần trung tâm.
? Tìm các cụm từ theo mô hình trong bảng trên?
? Đặt câu với một cụm từ trong bảng trên?
Hoạt đông 2: Luyện tập.
? Hãy điền các từ, cụm từ sau vào mô hình 1, 3, 5?
GV cho từ trên máy chiếu
- Nhóm 1:Các từ: Bảng, nghe, đẹp, một, 
tất cả, này, long lanh, Ra-đi-ô, 
hiệu trưởng, đậu phụ.
- Nhóm 2: Các từ: Sách vở, nhìn, vằng 
vặc, vài, nọ, bốn, xà phòng, thiên nhiên,
 mì chính
HS điền vào mô hình trên giấy .
 ? Viết một đoạn văn khoảng 4 - 5 câu kể lại một kỉ niệm thời thơ ấu có sử dụng các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học ? 
Hs viết vào giấy kiểm tra 15’ .
Gv cho 2 Hs viết vào tờ rô ki để chữa.
Đoạn văn 1: Hồi học lớp năm, tôi là một chân sút xuất sắc trong đội bóng của trường. Trong trận đấu giao hữu với trường bạn, do tranh chấp bóng nên tôi bị trẹo chân. Thế mà tôi vẫn cố gắng chịu đau và ghi được một bàn thắng đẹp mang lại chiến thắng cho đội nhà.
Đoạn văn 2: Em còn nhớ mãi ngày đầu tiên đi học . Hôm ấy mẹ dắt em đến trường. Hôm ấy em rất lo lắng và hồi hộp. Hôm ấy chắc là nhiều bạn có tâm sự như em, nên ai cũng rụt rè, bẽn lẽn.
 GV chữa.Lặp từ.
 Tâm sự = tâm trạng .
I. Lí thuyết:
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1
1. Bài tập 2
4. Củng cố: 
? Khái quát lại các nội dung em vừa ôn tập?
5. Dặn dò:
Ôn tập lí thuyết.
Làm lại các bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAn hoi thao V6.doc