Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Chất (tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đạ Long

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Chất (tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đạ Long

I. MỤC TIÊU. Sau tiết này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.

 - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

2. Kĩ năng:

 - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.

 - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát).

3.Thái độ:

 - Học tập nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.

4. Trọng tâm:

 - Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên: - Hoá chất: nước khoáng, nước cất.

 - Dụng cụ: đèn cồn, bình cầu đáy tròn, nhiệt kế.

b. Học sinh: - Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp: - Trực quan, hỏi đáp, laøm việc với SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp (1’): 8A1: . . .

 8A2: .

2. Kiểm tra bài cũ(7’):

 HS1: Hãy nêu 3 ví dụ về vật thể tự nhiên, 3 ví dụ về vật thể nhân tạo?

 HS2: Làm bài tập 3 SGK/11.

3. Vào bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu về hỗn hợp(9’).

- GV: Yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng và chai nước cất và nhận xét về màu sắc của chúng.

-GV:Nước cất dùng pha chế thuốc, nước khoáng thì không.Vì sao?

- GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ một số nước có lẫn một số chất khác.

- GV: Nước khoáng và các loại nước các em vừa lấy ví dụ đều là hỗn hợp. Vậy, hỗn hợp là gì? - HS: Quan sát và nhận xét: cả nước khoáng và nước cất đều không màu.

- Vì nước khoáng có lẫn một số chất khác, nước cất thì không.

- HS lấy ví dụ: nước biển, nước sông, nước giếng .

- HS: Trả lời và ghi vở. III. CHẤT TINH KHIẾT:

1. Hỗn hợp:

- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.

- Ví dụ: nước biển, nước sông .

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Chất (tiếp theo) - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 25/08/2013
Tiết 3 Ngày dạy: 27/08/2013
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ 
Bài 2: CHẤT (TT)
I. MỤC TIÊU. Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.
 - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 
2. Kĩ năng:
 - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
 - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát). 
3.Thái độ: 
 - Học tập nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
4. Trọng tâm: 
 - Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: - Hoá chất: nước khoáng, nước cất.
 - Dụng cụ: đèn cồn, bình cầu đáy tròn, nhiệt kế.
b. Học sinh: - Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: - Trực quan, hỏi đáp, laøm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): 8A1:.......................
 8A2:........................... 
2. Kiểm tra bài cũ(7’):
 HS1: Hãy nêu 3 ví dụ về vật thể tự nhiên, 3 ví dụ về vật thể nhân tạo?
 HS2: Làm bài tập 3 SGK/11.
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hỗn hợp(9’).
- GV: Yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng và chai nước cất và nhận xét về màu sắc của chúng.
-GV:Nước cất dùng pha chế thuốc, nước khoáng thì không.Vì sao?
- GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ một số nước có lẫn một số chất khác. 
- GV: Nước khoáng và các loại nước các em vừa lấy ví dụ đều là hỗn hợp. Vậy, hỗn hợp là gì?
- HS: Quan sát và nhận xét: cả nước khoáng và nước cất đều không màu.
- Vì nước khoáng có lẫn một số chất khác, nước cất thì không.
- HS lấy ví dụ: nước biển, nước sông, nước giếng.
- HS: Trả lời và ghi vở.
III. CHẤT TINH KHIẾT:
1. Hỗn hợp:
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.
- Ví dụ: nước biển, nước sông.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về chất tinh khiết(8’).
- GV: Giới thiệu hình 1.4a: sơ đồ chưng cất nước tự nhiện.
- GV hỏi: Sản phẩm thu được sau khi chưng cất là gì?
- GV: Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết?Vì sao?
GV giảng giải:
Vì với nước tự nhiên các giá trị này đều sai ít nhiều tùy vào các chất khác có lẫn nhiều hay ít.
- GV hỏi: Theo em chất ntn mới có những tính chất nhất định?
- HS: Quan sát sơ đồ chưng cất nước tự nhiên.
- HS: Sản phẩm thu được là nước cất.
- HS: Tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy(00C), nhiệt độ sôi(1000C), khối lượng riêng(1g/cm3) của nước cất. 
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS: Chất tinh khiết thì có những tính chất nhất định.
2. Chất tinh khiết: Là những chất không có lẫn bất kì chất nào khác.
Ví dụ: nước cất.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách tách chất ra khỏi hỗn hợp(9’).
- GV: Tiến hành thí nghiệm cô cạn nước muối ( hình 1.4.b). Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng sảy ra.
- Vì sao khi cô cạn lại có hiện tương kết tinh? Chất kết tinh là gì?
- Vậy, làm sao ta có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp?
- GV: Giới thiệu các phương pháp tách chất khác.
- HS: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng: nước bay hơi hết, còn lại là chất rắn màu trắng.
- HS: Nước và các chất khác bay hơi hết, còn lại là muối ăn kết tinh.
- HS: Dựa vào ts khác nhau ta có thể tách riêng một chất khỏi hỗn hợp.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
Dựa vào tính chất vật lí khác nhau: nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan và bằng cách thích hợp ta đều có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp.
4. Củng cố:(10’) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của tiết học, làm bài tập 7, 8 SGK/11.
5. Nhận xét và Dặn dò: (1’) 
a. Nhận xét: - Nhận xét thái độ của học sinh.
 - Khả năng tiếp thu bài.
b. Dặn dò: - Làm bài tập SGK, Chuẩn bị mẫu bài thu hoạch cho tiết thực hành.
 BÀI THU HOẠCH SỐ:...................................
 TÊN BÀI: .
 TÊN HS(NHÓM): 
 LỚP:..................................................................
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất – dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa 8 tuan 2 tiet 3 chat t2.doc