Hoạt động của giáo viên
KIỂM TRA BÀI CŨ: /
GIẢNG BÀI MỚI:
1. Đường cao của tam giác :
- Hãy vẽ 1 đường cao của ABC
- GVgiới thiệu : Trong một tam giác , đoạn thẳng vuông góc kẻ từ 1 đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó .
Đoạn thẳng AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A của ABC
- Gv kéo dài đoạn thẳng AI về 2 phía và nói : đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của ABC .
- Một tam giác có mấy đường cao ?
- GV xác nhận : Một tam giác có ba đường cao xuất phát từ ba đỉnh của tam giác và vuông góc với đường thẳng chứa cạnh đối diện .
2. Tính chất ba đường cao của tam giác
- Làm BT ?1 tr. 81 SGK .
Chia lớp làm ba nhóm :
* Nhóm 1 vẽ tam giác nhọn .
* Nhóm 2 vẽ tam giác vuông .
* Nhóm 3 vẽ tam giác tù.
- Gọi đại diện ba nhóm lên bảng vẽ hình .
- GV kiểm tra và hướng dẫn HS dùng êke để vẽ hình .
- Ta thừa nhận định lý sau về tính chất ba đường cao của tam giác : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua 1 điểm .
Điểm chung của ba đường cao gọi là trực tâm của tam giác ( điểm H )
- Làm BT 58 tr. 82 SGK .
3. Về các đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân :
- Cho tam giác cân ABC ( AB = AC ) . Vẽ trung trực của cạnh đáy BC
- Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A ?
- Vậy đường trung trực của BC đồng thời là những đường gì của tam giác cân ABC ?
- GV giới thiệu tính chất của tam giác cân .
- Đảo lại , ta đã biết một số cách chứng minh tam giác cân theo các đường đồng qui trong tam giác như thế nào ?
- Ta còn có : Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường cao hoặc có một đường trung trực đồng thời là phân giác , hoặc có một phân giác đồng thời là đường cao , . . . thì tam giác đó là tam giác cân .
- Gọi HS đọc nhận xét tr. 82 SGK .
- Áp dụng tính chất trên của tam giác cân vào tam giác đều ta có điều gì ?
- Vậy trong tam giác đều , trọng tâm , trực tâm , điểm cách đều ba đỉnh , điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau .
TÍNH CHẤT CỦA 2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG :
CỦNG CỐ:
- Làm BT 59 tr. 83 SGK .
Gọi HS đọc đề , GV vẽ hình lên bảng .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn , GV nhận xét .
- Các câu sau đúng hay sai ? Nếu sai thì sửa lại cho đúng .
a/ Giao điểm của ba đường trung trực gọi là trực tâm của tam giác .
b/ Trong tam giác cân , trực tâm , trọng tâm , giao điểm của ba phân giác trong , giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên một đường thẳng .
c/ Trong tam giác đều , trực tâm của tam giác cách đều ba đỉnh , cách đều ba cạnh của tam giác .
d/ Trong tam giác cân , đường trung tuyến nào cũng là đường cao , đường phân giác .
Ngày soạn: 25.4.2004 Ngày dạy: Tiết 64 : TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC . ---ÐĐ--- A.MỤC TIÊU: Kiến thức cơ bản: HS biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao , nhận biết được đường cao của tam giác vuông , tam giác tù . Kỹ năng cơ bản : Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác Tư duy: * Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua 1 điểm . Từ đó công nhận định lý về tính chất đồng qui của ba đường cao của tam giác và khái niệm trực tâm . * Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng qui xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy của tam giác cân . B.CHUẨN BỊ: - GV: Thước thẳng , compa , êke . - HS : * Ôn tập các loại đường đồng qui đã học của tam giác , tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân , về đường trung trực , trung tuyến , phân giác . * Thước thẳng , compa , êke . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi KIỂM TRA BÀI CŨ: / GIẢNG BÀI MỚI: 1. Đường cao của tam giác : - Hãy vẽ 1 đường cao của DABC - GVgiới thiệu : Trong một tam giác , đoạn thẳng vuông góc kẻ từ 1 đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó . Đoạn thẳng AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A của DABC - Gv kéo dài đoạn thẳng AI về 2 phía và nói : đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của DABC . - Một tam giác có mấy đường cao ? - GV xác nhận : Một tam giác có ba đường cao xuất phát từ ba đỉnh của tam giác và vuông góc với đường thẳng chứa cạnh đối diện . 2. Tính chất ba đường cao của tam giác - Làm BT ?1 tr. 81 SGK . Chia lớp làm ba nhóm : * Nhóm 1 vẽ tam giác nhọn . * Nhóm 2 vẽ tam giác vuông . * Nhóm 3 vẽ tam giác tù. - Gọi đại diện ba nhóm lên bảng vẽ hình . - GV kiểm tra và hướng dẫn HS dùng êke để vẽ hình . - Ta thừa nhận định lý sau về tính chất ba đường cao của tam giác : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua 1 điểm . Điểm chung của ba đường cao gọi là trực tâm của tam giác ( điểm H ) - Làm BT 58 tr. 82 SGK . 3. Về các đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân : - Cho tam giác cân ABC ( AB = AC ) . Vẽ trung trực của cạnh đáy BC - Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A ? - Vậy đường trung trực của BC đồng thời là những đường gì của tam giác cân ABC ? - GV giới thiệu tính chất của tam giác cân . - Đảo lại , ta đã biết một số cách chứng minh tam giác cân theo các đường đồng qui trong tam giác như thế nào ? - Ta còn có : Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường cao hoặc có một đường trung trực đồng thời là phân giác , hoặc có một phân giác đồng thời là đường cao , . . . thì tam giác đó là tam giác cân . - Gọi HS đọc nhận xét tr. 82 SGK . - Áp dụng tính chất trên của tam giác cân vào tam giác đều ta có điều gì ? - Vậy trong tam giác đều , trọng tâm , trực tâm , điểm cách đều ba đỉnh , điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau . TÍNH CHẤT CỦA 2 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG : CỦNG CỐ: - Làm BT 59 tr. 83 SGK . Gọi HS đọc đề , GV vẽ hình lên bảng . - Gọi HS nhận xét bài của bạn , GV nhận xét . - Các câu sau đúng hay sai ? Nếu sai thì sửa lại cho đúng . a/ Giao điểm của ba đường trung trực gọi là trực tâm của tam giác . b/ Trong tam giác cân , trực tâm , trọng tâm , giao điểm của ba phân giác trong , giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên một đường thẳng . c/ Trong tam giác đều , trực tâm của tam giác cách đều ba đỉnh , cách đều ba cạnh của tam giác . d/ Trong tam giác cân , đường trung tuyến nào cũng là đường cao , đường phân giác . - Một HS lên bảng vẽ . AI : đường cao của DABC HS vẽ hình vào tập . - Vì một tam giác có ba đỉnh nên xuất phát từ ba đỉnh này có ba đường cao . - HS vẽ hình vào tập ( 1 loại tam giác ) - Ba HS lên bảng vẽ . - HS nêu nhận xét : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua 1 điểm - Trong tam giác vuông ABC , hai cạnh góc vuông AB , AC là những đường cao của tam giác nên trực tâm H A . Trong tam giác tù có hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm nằm bên ngoài tam giác - HS vẽ hình vào tập . - Đường trung trực của BC đi qua A vì AB = AC ( theo t/c trung trực của một đoạn thẳng ). - Vì IB = IC nên AI là đường trung tuyến của tam giác . Vì AI ^ BC nên AI là đường cao của tam giác . AI còn là phân giác của vì trong tam giác cân đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh . - HS đọc tính chất của tam giác cân ( tr. 82 SGK ) - BT 42 tr. 73 SGK : Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là phân giác thì tam giác đó là tam giác cân . BT 52 tr. 79 SGK : Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam giác đó là tam giác cân . - HS đọc nhận xét tr. 82 SGK . - Vì tam giác đều là tam giác cân ở cả ba đỉnh nên trong tam giác đều bất kỳ đường trung trực của cạnh nào cũng đồng thời là đường phân giác , đường trung tuyến và đường cao . - Gọi HS đọc tính chất của tam giác đều tr. 82 SGK . - Gọi HS lên bảng sửa . a/ DLMN có hai đường cao LP , MQ gặp nhau tại S . S là trực tâm của tam giác . NS thuộc đường cao thứ ba . NS ^ LM . b/ = 50 = 40( vì trong tam giác vuông , hai góc nhọn phụ nhau ) = 50 ( nt ) = 180 - 50 = 130 ( vì kề bù với ) a/ Sai Giao điểm của ba đường cao gọi là trực tâm của tam giác . b/ Đúng . Trong tam giác cân , trực tâm , trọng tâm , giao điểm của ba phân giác trong , giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên đường trung trực của cạnh đáy . c/ Đúng ( Theo tính chất tam giác đều ) d/ Sai . Trong tam giác cân , chỉ có trung tuyến thuộc cạnh đáy mới đồng thời là đường cao , đường phân giác . TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC . 1. Đường cao của tam giác : Trong một tam giác , đoạn thẳng vuông góc kẻ từ 1 đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó . Đường thẳng AI cũng được gọi là một đường cao của DABC . Mỗi tam giác có ba đường cao . 2. Tính chất ba đường cao của tam giác : Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm . Điểm H gọi là trực tâm của DABC . 3. Về các đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân : Tính chất của tam giác cân : Trong một tam giác cân , đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác , đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó . D.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học bài : * Học thuộc các định lý , tính chất , nhận xét trong bài . * Ôn lại ĐN , tính chất các đường đồng qui trong tam giác , phân biệt bốn loại đường . Làm BT ?2 ; 60 ; 61 ; 62 tr. 82 ; 83 SGK . HS lớp chọn làm thêm BT : / E.RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: