Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 13, Tiết 13: Ôn tập chương I - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 13, Tiết 13: Ôn tập chương I - Năm học 2010-2011

1. Mục tiêu

a) Kiến thức:

- Học sinh được củng cố các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

b) Kĩ năng:

- Học sinh được củng cố kĩ năng: sử dụng thước thẳng, thước có chia khoảng để vẽ và đo độ dài các đoạn thẳng.

c) Thái độ:

- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.

2. Trọng tâm

Củng cố các kiến thức điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.

3. Chuẩn bị:

GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ.

HS:Thước thẳng, bảng nhóm.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định:

- Kiểm diện học sinh; kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

4.2 Kiểm tra miệng:

GV: Nêu lần lượt câu hỏi Trả lời

1) Em hãy cho biết có mấy cách đặt tên cho đường thẳng, chỉ rõ từng cách? 1) Có ba cách đặt tên cho đường thẳng:

- Dùng chữ cái in thường.

- Dùng hai chữ cái in thường

- Dùng hai chữ cái in hoa.

2) Khi nào nói ba điểm A, B, C thẳng hàng? Vẽ hình minh họa? 2) Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi ba điểm đó cùng nằm trên một đường thẳng.

Học sinh tự vẽ hình.

3) Khi nào thì AM + MB = AB? 3) Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

4)Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?

HS: Bốn học sinh lần lượt trả lời. (mỗi em một câu 4) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A và B và cách đều hai đầu đoạn thẳng AB.

4.3 Bài tập

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 1

GV: Yêu cầu HS đọc đề bài BT6/ Bài 6/ SGK/127

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 13, Tiết 13: Ôn tập chương I - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG I 
Tiết:13 
Tuần 13 	
Ngày dạy:21/11/2010
1. Mục tiêu
a) Kiến thức:
- Học sinh được củng cố các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
b) Kĩ năng:
- Học sinh được củng cố kĩ năng: sử dụng thước thẳng, thước có chia khoảng để vẽ và đo độ dài các đoạn thẳng.
c) Thái độ:
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2. Trọng tâm
Củng cố các kiến thức điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
3. Chuẩn bị:
GV: Thướùc thẳng có chia khoảng, bảng phụ.
HS:Thướùc thẳng, bảng nhóm.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định:
- Kiểm diện học sinh; kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng:
GV: Nêu lần lượt câu hỏi
Trả lời
1) Em hãy cho biết có mấy cách đặt tên cho đường thẳng, chỉ rõ từng cách?
1) Có ba cách đặt tên cho đường thẳng:
- Dùng chữ cái in thường.
- Dùng hai chữ cái in thường
- Dùng hai chữ cái in hoa.
2) Khi nào nói ba điểm A, B, C thẳng hàng? Vẽ hình minh họa?
2) Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi ba điểm đó cùng nằm trên một đường thẳng.
Học sinh tự vẽ hình.
3) Khi nào thì AM + MB = AB?
3) Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
4)Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì?
HS: Bốn học sinh lần lượt trả lời. (mỗi em một câu
4) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A và B và cách đều hai đầu đoạn thẳng AB.
4.3 Bài tập 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài BT6/
Bài 6/ SGK/127
SGK/127.
HS: Một HS đọc to đề bài. vẽ hình
GV: Để kiểm tra xem một điểm có nằm giữa hai điểm không ta làm như thế nào?
HS: + So sánh độ dài đoạn thẳng
+ Xét: AM + MB = ABÞ điểm M nằm giữa hai điểm còn lại.
*Mộât HS lên bảng thực hiện.
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B. 
Vì AM < AB.
b) MB = AB – AM = 6 -3 = 3(cm)
Vậy AM = MB = 3(cm)
c) M là trung điểm của AB.
 Vì AM + MB = AB
 và AM = MB.
Hoạt động 2: 
Bài 7/SGK/127
GV: Em hãy nêu lại cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng thước thẳng?
HS: Để xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB, ta tính AM = AB:2, sau đó vẽ điểm M sao cho AM = AB:2.
+ Thực hiện theo nhóm (3 phút)
GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm.
HS: Đại diện các nhóm trình bày lên bảng.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm.
Ta có M là trung điểm AB
Nên AM + MB = AB
và AM = MB
Suy ra: 2AM = AB 
AM = =3,5 (cm)
Vẽ điểm M trên AB với AM = 3,5 (cm)
Hoạt động 3: 
Bài 8/SGK/127
GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện bài 8/ SGK/ 127.
HS: Cả lớp thực hiện (2 phút)
+ Một HS lên bảng trình bày.
GV: Kiểm tra tập vài HS.
OA = OC = 3(cm)
OB = 2(cm), OD = 2O
4.4 Bài học kinh nghiệm
- Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- M là trung điểm của đoạn thẳng AB Û 
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với tiết học này
+ Xem lại các câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập đã giải.
- Đối với tiết học tiếp theo
+ Làm bài tập: 51; 56; 58; 63; 64; 65/ SBT/105.
+ Ôn tập chương I và giấy kiểm tra một tiết.
5 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13.doc