1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB
1.2 Kĩ năng:
-HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
-Bước đầu tập suy luận dạng:“Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”.
- Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa hai điểm A và B để giải các bài toán đơn giản
1.3 Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
2. Trọng tâm
- Hiểu và vận dụng tính chất nếu AM + MB = AB thì điểm M Nằm giữa hai điểm A và B vào bài tập
3. Chuẩn bị:
3.1 GV: SGK, giáo án, thước thẳng, thước cuộn, thước chữ A, bảng phụ.
3.2 HS: SGK, VBT, thước thẳng.
4. Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A5: Lớp 6A6:
4.2 Kiểm tra miệng:
GV đưa yêu cầu kiểm tra:
a/ Vẽ ba điểm A; B; C với B nằm giữa A;C. Giải thích cách vẽ? (4đ)
b/ Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên? (3đ)
c/ Đo độ dài các đoạn thẳng trên hình vẽ?(3đ)
a/
Cách vẽ: Vẽ ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng.
b/ Trên hình có 3 đoạn thẳng: AB , BC ,AC
c/ AB = 2cm , BC = 4cm , AC = 6cm
GV : gọi 1 HS lên bảng trả bài
GV : gọi HS khác nhận xét . GV: đánh giá và cho điểm.
KHI NÀO THÌ AM + MB = AB? Bài 8 Tiết 9 ND: 14/10/2011 Tuần 9 1. Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB 1.2 Kĩ năng: -HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. -Bước đầu tập suy luận dạng:“Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba”. - Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa hai điểm A và B để giải các bài toán đơn giản 1.3 Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. 2. Trọng tâm - Hiểu và vận dụng tính chất nếu AM + MB = AB thì điểm M Nằm giữa hai điểm A và B vào bài tập 3. Chuẩn bị: 3.1 GV: SGK, giáo án, thước thẳng, thước cuộn, thước chữ A, bảng phụ. 3.2 HS: SGK, VBT, thước thẳng. 4. Tiến trình dạy học: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Lớp 6A5: Lớp 6A6: A B C ° ° ° 4.2 Kiểm tra miệng: GV đưa yêu cầu kiểm tra: a/ Vẽ ba điểm A; B; C với B nằm giữa A;C. Giải thích cách vẽ? (4đ) b/ Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên? (3đ) c/ Đo độ dài các đoạn thẳng trên hình vẽ?(3đ) a/ Cách vẽ: Vẽ ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng. b/ Trên hình có 3 đoạn thẳng: AB , BC ,AC c/ AB = 2cm , BC = 4cm , AC = 6cm GV : gọi 1 HS lên bảng trả bài GV : gọi HS khác nhận xét . GV: đánh giá và cho điểm. 4.3 Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng AB GV: dựa vào bài tập trên hãy so sánh AB + BC và AC ? HS: AB + BC = 2cm+4cm= 6cm AC = 6cm Vậy AB+ BC = AC GV: qua bt trên em nào cho cô biết khi nào ta có được AB + BC = AC ? HS: khi điểm B nằm giữa A và C GV: chỉ vào tựa bài và hỏi: Vậy khi nào ta có AM + MB = AB? HS: khi điểm M nằm giữa A và B GV : đó chính là nội dung phần nhận xét / SGK GV: gọi HS đọc phần nhận xét GV củng cố bằng VD / SGK ( ghi ở bảng phụ) GV cho HS làm Bài 47/ SGK 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào tập nháp để nhận xét. GV: cho ba điểm thẳng hàng ta chỉ cần đo độ dài mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng? HS : ta chỉ cần đo độ dài của hai đoạn thẳng thì biết độ dài ba đoạn thẳng. GV: nếu biết AN + NB = AB thì ta kết luận gì vềvị trí của N đối với A và B? HS: N nằm giữa A và B Hoạt động 2: Một vài dung cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất GV: để đo độ dài đoạn thẳng hay k/c giữa hai điểm trên mặt đất ta thường dùng dụng cụ gì? HS: Nêu một số dụng cụ GV: gọi HS đọc mục 2 / SGK Củng cố: BT1: cho hình vẽ giải thích vì sao AM + MN +NP + PB = AB A M N P B ° ° ° ° ° Một HS lên bảng là 1/ Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng AB Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB , ngược lại nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa A và B Ví dụ : / SGK Bài 47/SGK Vì M nằm giữa hai điểm E và F nên EM + MF = EF Thay EM = 4cm, EF = 8cm Ta có : 4+ MF = 8 MF =8-4=4 Vậy MF = 4(cm) Suy ra EM = MF = (4 cm) 2/ Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất Thước thẳng , thước cuộn , thước chữ A , thước gấp . BT1: Giải Theo hình vẽ ta có: N nằm giữa A và B nên AN + NB = AB (1) M nằm giữa A và N nên AM + MN =AN(2) P nằm giữa N và B nên NP + PB = NB (3) Từ (1), (2), và (3) suy ra AM + MN + NP + PB = AB 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố Bài tập 2: Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong ba điểm A, B, C a/ Biết AB=4cm, AC=5cm, BC=1cm b/ Biết AB= 1,8cm ; AC= 5,2 cm ; BC= 4cm HS: hoạt động nhóm làm và trình bày kết quả ở bảng nhóm. a/ ta cóAB + BC = AC (vì 4+1=5) suy ra điểm B nằm giữa A và C b/ BA + AC BC (vì 1,5+5,2 4) AB + BC AC (vì 1,8+4 5) AC + BC AB (vì 5,2+4 1,8) Suy ra không có điểm nào nằm giừa hai điểm còn lại trong ba điểm A, B , C GV: yêu cầu HS nhắc lại phần nhận xét/ SGK Hướng dẫn hs tự học ở nhà: * Đối với bài học ở tiết học này: Học thuộc phần nhận xét , nắm được một số dụng cụ đo k/c hai điểm trên mặt đất. Làm bài tập 46, 48, 49/ SGK * Đối với bài học ở tiết học sau: Chuẩn bị tiết sau luyện tập 5. Rút kinh nghiệm: Nội dung Phương pháp ĐDDH
Tài liệu đính kèm: