Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB (bản 4 cột)

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB (bản 4 cột)

 A.YÊU CẦU TRỌNG TÂM

 1. Kiến thức : HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

 2. Kỹ năng : Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số thứ ba.

 3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.

B. DỤNG CỤ DẠY HỌC

 GV : SGK , Bảng phụ, phấn màu ,phiếu học tập ,máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa

 HS : SGK , bảng nhóm , máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 I. ỔN ĐỊNH LỚP (1ph)

 II. KIỂM TRA ( ph)

TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

 Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.

- Đo các đoạn thẳng AM, MB, AB. -Mỗi đoạn thẳng có độ dài xác định như thế nào ? Em hãy dùng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng AM, MB, AB.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB (bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Ngày dạy : 
Tuần : 
Tiết 9 : BÀI 8 : KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ? 
 A.YÊU CẦU TRỌNG TÂM 
	1. Kiến thức : HS hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
	2. Kỹ năng : Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. 	Bước đầu tập suy luận nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a; b; c thì suy ra số 	thứ ba.
	3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.
B. DỤNG CỤ DẠY HỌC 
 GV : SGK , Bảng phụ, phấn màu ,phiếu học tập ,máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa 
 HS : SGK , bảng nhóm , máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa. 
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 I. ỔN ĐỊNH LỚP (1ph)
	II. KIỂM TRA ( ph) 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
- Đo các đoạn thẳng AM, MB, AB.
-Mỗi đoạn thẳng có độ dài xác định như thế nào ? Em hãy dùng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng AM, MB, AB.
 III. DẠY BÀI MỚI
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
Nhận xét : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
-Thước cuộn bằng vải hoặc thước cuộn bằng kim loại.
-Thước chữ A, khoảng cách giữa hai chân 1 m hoặc 2 m.
-BT 46, SGK trang 121 :
 Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.
-BT 47, SGK trang 121 :
 Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và MF.
* HĐ 1 : Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
-Cho hs làm ?1 (kết quả kiểm tra bài cũ). Cho hs so sánh AM + MB và AB ?
-Khi nào thì ta có :
 AM + MB = AB ?
-Khắc sâu kiến thức cho hs : khi K nằm giữa hai điểm M, N ta có đẳng thức nào ?
-Để đo độ dài một đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa hai điểm ta thường dùng những dụng cụ gì ?
* HĐ 2 : Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
-Cho hs quan sát các dụng cụ đo như : thước cuộn, thước gấp, thước chữ A.
-Cho HS đọc SGK, trang 120; 121.
-
-AM + MB = AB 
- Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
- MK + KN = MN.
-Thước thẳng, thước cuộn,
-Quan sát các dụng cụ đo khoảng cách.
-HS đọc SGK, trang 120; 121.
IV. VẬN DỤNG – CŨNG CỐ ( PH)
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Vì điểm N nằm giữa hai điểm I, K nên ta có :
IK = IN + NK 
IK = 3 + 6 = 9cm.
-Đại diện nhóm trình bày :
Vì điểm M nằm giữa hai điểm E, F nên ta có :
 EM + MF = EF
 4 + MF = 8
 MF = 8 – 4 = 4cm
Vậy EM = MF
-Treo bảng phụ : BT 46, SGK trang 121 :
 Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn thẳng IK.
-Hướng dẫn hs giải, gọi hs lên bảng trình bày.
-Treo bảng phụ : BT 47, SGK trang 121 :
 Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và MF.
-Cho hs hoạt động nhóm. 
-Uốn nắm chỗ sai (nếu có).
-HS giải :
V. HƯỚNG DẨN VỀ NHÀ ( 1 ph)
	Học bài :
	Bài tập :

Tài liệu đính kèm:

  • doc9.doc