Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào AM + MB = AB ? - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào AM + MB = AB ? - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

Học sinh hiểu nếu điểm M nằm giừa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

2) Kỹ năng:

- Học sinh nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

- Bước đầu tập suy luận dạng “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số thì suy ra số thứ ba”.

3) Thái độ:

Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.

II. Chuẩn bị:

1) Giáo viên: Giáo án, SGK, các loại thước.

2) Học sinh: Soạn bài, thước thẳng.

III. Tiến trình dạy học:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

Hoạt động 1: Khi nào thì AM + MB = AB?

25’ - Hãy vẽ ba điểm A, M , B thẳng hàng sao cho M nằm giữa hai điểm A và B.

- Trên hình có những đoạn thẳng nào, kế tên?

- Hãy đo các đọan thẳng trên hình vẽ:

- Hãy so sánh độ dài AM + MB với AB?

- Từ đó rút ra nhận xét gì?

- Hãy vẽ ba điểm A, M, B thẳng hàng sao cho M không nằm giữa A và B.

- Đo AM, MB, AB.

- So sánh AM +MB với AB?

- Vậy khi nào AM + MB = AB?

- Khẳng định lại và cho Hs nhắc lại.

- Nêu ví dụ SGK trang 120.

Vì M nằm giữa A và B ta có điều gì?

Ta đã biết đoạn thẳng nào thì thay vào rồi tính đoạn thẳng còn lại? - 1 HS lên bảng vẽ hình

- Trên hình có các đoạn thẳng AM, MB, AB.

- HS đo được:

- So sánh được AM + MB = AB.

- Nhận xét: Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

- 1 HS lên bảng vẽ hình

- HS đo:

- So sánh AM + MB AB.

- Trả lời:

- 2 HS nhắc lại.

- 1 HS đọc ví dụ

Ta có: AM + MB = AB

HS thay vào rồi tính. 1/ Khi nào tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đọan thẳng AB?

AM = .

MB = .

AB = .

AM =

MB =

AB = .

Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB, ngược lại nếu AB + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 8: Khi nào AM + MB = AB ? - Năm học 2011-2012 - Hoàng Quốc Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 9	 	 Ngày soạn: 22/10/2011 - Ngày dạy: 25/10/2011
§8 	KHI NÀO AM + MB = AB ? 
AM + MB = AB
I. Mục tiêu: 
Kiến thức:
Học sinh hiểu nếu điểm M nằm giừa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 
Kỹ năng: 
- Học sinh nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. 
- Bước đầu tập suy luận dạng “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số thì suy ra số thứ ba”. 
Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. 
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, SGK, các loại thước.
Học sinh: Soạn bài, thước thẳng.
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1: Khi nào thì AM + MB = AB? 
25’
- Hãy vẽ ba điểm A, M , B thẳng hàng sao cho M nằm giữa hai điểm A và B. 
- Trên hình có những đoạn thẳng nào, kế tên? 
- Hãy đo các đọan thẳng trên hình vẽ: 
- Hãy so sánh độ dài AM + MB với AB? 
- Từ đó rút ra nhận xét gì? 
- Hãy vẽ ba điểm A, M, B thẳng hàng sao cho M không nằm giữa A và B. 
- Đo AM, MB, AB. 
- So sánh AM +MB với AB? 
- Vậy khi nào AM + MB = AB?
- Khẳng định lại và cho Hs nhắc lại.
- Nêu ví dụ SGK trang 120. 
Vì M nằm giữa A và B ta có điều gì? 
Ta đã biết đoạn thẳng nào thì thay vào rồi tính đoạn thẳng còn lại? 
- 1 HS lên bảng vẽ hình 
- Trên hình có các đoạn thẳng AM, MB, AB. 
- HS đo được: 
- So sánh được AM + MB = AB. 
- Nhận xét: Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. 
- 1 HS lên bảng vẽ hình 
- HS đo: 
- So sánh AM + MB AB. 
- Trả lời: 
- 2 HS nhắc lại. 
- 1 HS đọc ví dụ 
Ta có: AM + MB = AB 
HS thay vào rồi tính. 
1/ Khi nào tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đọan thẳng AB?
AM = ..
MB = ..
AB = ..
AM = 
MB = 
AB = .
Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB, ngược lại nếu AB + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. 
Hoạt động 2: Một số dụng cụ đo khoãng cách giữa hai điểm trên mặt đất 
5’
- Gọi HS đọc nội dung SGK trang 121. 
Phân tích cho HS rõ. 
- 1 HS đọc nội dung SGK. 
2/ Một vài dụng cụ đo khoãng cách giữa hai điểm trên mặt đất: 
Hoạt động 3: Củng cố 
14’
- Yêu cầu làm bài tập 46: 
Gọi 1 HS lên bảng. 
Yêu cầu nhận xét.
Nhận xét, đánh giá. 
- Cho biết ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại: 
Gọi 2 HS trả lời và giải thích. 
Yêu cầu nhận xét.
Nhận xét, đánh giá. 
- Yêu cầu làm bài tập 47: 
Gọi 1 HS lên bảng tính. 
Gợi ý: Điểm M nằm giữa hai điểm E và F ta có điều gì? 
Gv nhận xét, sửa chữa cách làm cho HS. 
- Yêu cầu làm bài tập 50: 
Hãy chỉ ra điều kiện nhận biết một điểm có nằm giữa hai điểm hay không? 
Yêu cầu nhận xét.
Nhận xét, đánh giá. 
- Cả lờp làm bài 46. 
1 HS lên bảng. 
Nhận xét.
- HS ghi bài. 
2 HS trả lời: 
a./ AB + BC = AC
 vì 4 + 1 = 5 nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C. 
b./ AB + AC BC
 AB + BC AC
 AC + BC AB 
Vậy không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. 
Nhận xét.
- HS tìm hiểu kỹ đề bài. 
1 HS lên bảng tính: 
Nhận xét.
- Hs đọc đề 
1 HS trả lời: Điểm V nằm giữa hai điểm A và T.
Nhận xét.
- Bài tập 46: 
Điểm N nằm giữa hai điểm I và K ta có 
IN + NK = IK 
3 + 6 = IK 
Vậy IK = 9cm 
- Cho biết ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại: 
 a/ AB = 4cm, AC = 5cm, BC = 1cm. 
b/ AB = 1,8 cm, AC = 5,2cm, BC = 4cm. 
- Bài tập 47: 
Do điểm M nằm giữa hai điẫm E và F ta có: 
 EM + MF = EF 
 4 + MF = 8 
 MF = 8 - 4 
 MF = 4
Vậy EM = MF 
- Bài tập 50: 
TV + VA = TA
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
1’
- Học kỹ bài. 
- Làm bài 48, 49 SGK trang 121.

Tài liệu đính kèm:

  • docHH6 T9 tiết 9.doc