Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 7, Bài 6: Đoạn thẳng (bản 3 cột)

Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 7, Bài 6: Đoạn thẳng (bản 3 cột)

1/ MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức: Nắm định nghĩa đoạn thẳng, biết vẽ đoạn thẳng.

b. Về kĩ năng: - Nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đường thẳng, tia.

 - Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.

c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.

2/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

a. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, giáo án. thước thẳng, bảng phụ: bài 33 Sgk, phấn màu.

b. Chuẩn bị của học sinh: Dụng cụ học hình, học và làm bài theo quy định.

3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định tổ chức:

6B: 6C:

a. Kiểm tra bài cũ: (4') (Không lấy điểm)

* Câu hỏi: Vẽ đường thẳng AB, tia AB và nêu sự khác nhau giữa chúng.

* Đáp án:

Đường thẳng không bị giới hạn bởi điểm nào, có thể kéo dài mãi về 2 phía.

Tia bị giới hạn bởi điểm gốc, có thể kéo dài mãi về 1 phía.

* Đặt vấn đề: Cho có hình vẽ sau:

? Hình vẽ đó cò gì khác so với đường thẳng AB, tia AB.

Hs: Hình vẽ đó bị giới hạn bởi 2 điểm A và B.

Gv: Đó là hình ảnh của đoạn thẳng AB. Vậy đoạn thẳng là gì ? Cách vẽ như thế nào và nó có gì khác với tia và đường thẳng. Để trả lời cho câu hỏi đó thầy cùng các em nghiên cứu bài hôm nay.

b. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 7, Bài 6: Đoạn thẳng (bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .....................
Ngày giảng: 
6B:
6C:
Tiết 7. § 6. ĐOẠN THẲNG
1/ MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức: Nắm định nghĩa đoạn thẳng, biết vẽ đoạn thẳng.
b. Về kĩ năng: - Nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đường thẳng, tia.
 - Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
2/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, giáo án. thước thẳng, bảng phụ: bài 33 Sgk, phấn màu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Dụng cụ học hình, học và làm bài theo quy định.
3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định tổ chức:
6B:
6C:
a. Kiểm tra bài cũ: (4') (Không lấy điểm)
* Câu hỏi: Vẽ đường thẳng AB, tia AB và nêu sự khác nhau giữa chúng.
* Đáp án: 
Đường thẳng không bị giới hạn bởi điểm nào, có thể kéo dài mãi về 2 phía.
Tia bị giới hạn bởi điểm gốc, có thể kéo dài mãi về 1 phía.
* Đặt vấn đề: Cho có hình vẽ sau: 
? Hình vẽ đó cò gì khác so với đường thẳng AB, tia AB.
Hs: Hình vẽ đó bị giới hạn bởi 2 điểm A và B.
Gv: Đó là hình ảnh của đoạn thẳng AB. Vậy đoạn thẳng là gì ? Cách vẽ như thế nào và nó có gì khác với tia và đường thẳng. Để trả lời cho câu hỏi đó thầy cùng các em nghiên cứu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Học sinh ghi
Gv
Ta xét phần 1: Đoạn thẳng AB là gì ? Trước hết ta tìm hiểu cách vẽ đoạn thẳng AB ?
1. Đoạn thẳng AB là gì ? (18’)
Gv
Các em hãy tự nghiên cứu phần đầu của mục 1 để biết cách vẽ đoạn thẳng AB.
* Cách vẽ: (sgk – 114)
K?
Sau khi nghiên cứu em hãy cho biết người ta đã vẽ đoạn thẳng AB ntn ?
Hs
Muốn vẽ đoạn thẳng AB ta làm như sau:
+ Đặt cạnh thước thẳng đi qua hai điểm A, B.
+ Lấy đầu chì vạch theo cạnh thước từ A đến B.
Gv
Chốt lại cách vẽ: Muốn vẽ đoạn thẳng AB ta qua hai bước:
+ Bước 1: Đặt cạnh thước thẳng đi qua hai điểm A, B.
+ Bước 2: Lấy đầu chì vạch theo cạnh thước từ A đến B.
Tb?
Cho hai điểm A và B một em lên bảng vẽ đoạn thẳng AB?
Hs
Lên bảng vẽ.
K?
Khi vẽ đoạn thẳng AB, ta thấy đầu C của bút chì trùng với những điểm nào ?
Hs
Đầu chì C hoặc trùng với A hoặc trùng B, hoặc nằm giữa 2 điểm A và B.
G?
Hình vẽ trên gồm bao nhiêu điểm? Đó là những điểm nào ?
Hs
Hình vừa vẽ có vô số điểm, gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B
Gv
Hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B gọi là đoạn thẳng AB.
Tb?
Vậy đoạn thẳng AB là gì ?
Hs
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Gv
Đó là nội dung định nghĩa (sgk – 115). Một em đọc lại nội dung định nghĩa.
* Định nghĩa: (sgk – 115)
Tb?
Ngược lại hình gồm những điều kiện gì được gọi là đoạn thẳng AB ?
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
- Hai điểm A, B là 2 mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
Hs
Hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Gv
Đó chính là tính chất hai chiều của định nghĩa các em cần nắm vững để nhận biết đoạn thẳng.
Gv
Nói và ghi bảng: 
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
- Hai điểm A, B là 2 mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
Gv
Bảng phụ bài tập sau: Trong các hình sau hình nào thể hiện cách vẽ đoạn thẳng MN ?
 Hình 1 Hình 2
 Hình 3 Hình 4
Hs
Đứng tại chỗ trả lời (H3).
Tb?
Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng MN ?
Hs
- Xác định hai điểm M và N rồi đặt cạnh thước thẳng đi qua 2 điểm M và N.
- Lấy đầu chì vạch theo cạnh thước từ M đến N.
Gv
Nét chì trên trang giấy là hình ảnh của đoạn thẳng MN.
Tb?
Đoạn thẳng MN gồm những điểm nào ?
Hs
Đoạn thẳng MN gồm điểm M, điểm N và tất cả những điểm nằm giữa M và N.
Tb?
Vậy đoạn thẳng MN là gì ?
Hs
Đoạn thẳng MN là hình gồm điểm M, điểm N và tất cả các điểm nằm giữa N và M.
K?
Em hãy xác định 2 mút của đoạn thẳng MN ?
Hs
Hai điểm M, N là 2 mút của đoạn thẳng MN.
K?
Hãy cho biết khi vẽ đoạn thẳng ta cần xác định điều gì?
Hs
Khi vẽ đoạn thẳng ta cần chỉ rõ 2 đầu (hoặc 2 mút) của đoạn thẳng đó.
Gv
Vận dụng định nghĩa vừa học các em hãy áp dụng làm bài 33 (sgk – 115).
Bài 33 (sgk – 115)
Gv
Bảng phụ ND bài 33 (sgk – 115). 
Tb?
Hãy cho biết bài 33 yêu cầu ta điều gì ?
Hs
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau ?
Gv
Gọi Hs lên bảng điền.
Hs
a) Hình gồm hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R và S được gọi là đoạn thẳng RS. Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hìn gồm hai điểm P, Q và tất cả những điểm nằm giữa P và Q.
Hs
Nhận xét bài của bạn. Một Hs đọc lại toàn bộ bài.
Gv
Chiếu nội dung bài tập 34 (sgk – 116).
Bài 34 (sgk – 116)
Tb?
Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì ?
 Giải:
Hs
Cho biết: Trên đường thẳng a lấy ba điểm A, B, C. 
Yêu cầu: Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả ? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.
Tb?
Lên bảng vẽ đường thẳng a, lấy điểm A, B, C thuộc a ?
Trên đường thẳng a có 3 đoạn thẳng: AB, AC, BC.
?Y
Trên đường thẳng a có tất cả mấy đoạn thẳng ? Đọc tên các đoạn thẳng đó ?
Gv
Bp ba hình vẽ sau:
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Gv
Hãy quan sát H1, H2, H3.
K?
Trên 3 hình vẽ này ta có đường thẳng AB, tia AB và đoạn thẳng AB làm thế nào đê phân biệt được các hình vẽ này ?
Hs
Căn cứ vào các kiến thức đã học ta thấy:
+ Tia AB là nửa đường thẳng bị giới hạn bởi điểm A.
+ Đoạn thẳng AB bị giới hạn bởi 2 đầu A và B. 
+ Đường thẳng AB không bị giới hạn về 2 phía, mà được kéo dài mãi về 2 phía.
Gv
Đó chính là cách để phân biệt và nhận biết được đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
Gv
Bp Hình 33.
K?
Em hãy quan sát và nhận xét xem đoạn thẳng AB như thế nào với đoạn thẳng CD ?
Hs
Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại I.
Hình 33
Gv
Vậy khi nào đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng ta xét tiếp phần 2.
Gv
Y/c cả lớp hãy n/c nội dung phần 2 (sgk – 115). Bp Hình 33, Hình 34, Hình 35.
 Hình 33 Hình 34
Hình 35
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng: (21’)
K?
Qua nghiên cứu em hãy cho biết các hình vẽ trên mô tả điều gì ?
Hs
H33: Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại I.
H34: Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại K.
H35: Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng xy tại H.
Gv
Cả lớp vẽ hình vào vở, 3 em lên bảng vẽ hình 3 trường hợp trên.
K?
Quan sát H33 cho biết điểm I có thuộc đoạn thẳng AB không ? Có thuộc đoạn thẳng CD không ?
Hs
Có.
Gv
Điểm I là điểm chung của 2 đoạn thẳng AB và CD cắt nhau ta nói I là giao điểm của 2 đoạn thẳng đó.
K?
Tương tự em hãy xác định giao điểm của đoạn thẳng AB với tia Ox ? Và giao điểm của đoạn thẳng AB với đường thẳng xy ?
Hs
Điểm K và điểm H.
K?
Khi đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng có bao nhiêu điểm chung ?
Hs
Có duy nhất một điểm chung.
Gv
Điểm chung đó được gọi là giao điểm.
Gv
Các trường hợp thường gặp đã được vẽ ở hình 33, 34, 35. Ngoài ra còn có các trường hợp khác: giao điểm có thể trùng với đầu mút của đoạn thẳng, hoặc trùng với gốc tia.
Gv
c. Củng cố, luyện tập: 
Bp bài tập sau: 
Trong các hình sau hình nào thể hiện đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng?
 Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
 Hình 5 Hình 6
 Hình 7 Hình 8
Gv
Y/c Hs thảo luận nhóm bàn.
Hs
Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng: H1, H7, H8.
Đoạn thẳng cắt tia: H2, H4, H5.
Đoạn thẳng cắt đường thẳng: H3, H6.
Gv
Y/c Hs làm bài tập 38 (sgk – 116).
Bài 38 (sgk – 116)
Hình 37
- Đoạn thẳng: MB, BT, MT
- Tia: MT
- Đường thẳng BT
Gv
Bp đề bài 38 (sgk – 116).
Hs
Lên bảng vẽ hình 37 rồi tô đoạn thẳng BM, tia MT, đường thẳng BT bằng 3 màu khác nhau.
K?
So sánh đoạn thẳng MB với tia MT, đường thẳng BT ?
Hs
Giống nhau: Đoạn thẳng MB với tia MT, đường thẳng BT đều là hình gồm vô số điểm thẳng hàng.
Khác nhau: 
+ Đoạn thẳng MB giới hạn bởi 2 điểm M và B.
+ Tia MT giới hạn tại gốc M, còn đầu kia dài vô hạn.
+ Đường thẳng BT không có giới hạn về 2 phía.
Tb?
Trên hình 37 đoạn thẳng MB cắt tia MT như thế nào ?
Hs
Đoạn thẳng MB cắt tia MT tại M là mút của đoạn thẳng MB và gốc của tia MT.
Tb?
Đoạn thẳng MB cắt đường thẳng BT như thế nào ?
Hs
Đoạn thẳng MB cắt đường thẳng BT tại B là 1 đầu mút của đoạn thẳng MB, B BT.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2')
- Học định nghĩa đoạn thẳng, biết vẽ đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
	- Bài tập: 35, 36, 37, 39 (sgk – 116); 31, 32, 33 (sbt – 100).
	- HD Bài 39: Để kiểm tra xem 3 điểm đó có thẳng hàng hay không ta vẽ 1 đường thẳng đi qua 2 trong 3 điểm rồi qua sát xem điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó không ?
	- Đọc trước bài: “Độ dài đoạn thẳng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 7.doc