Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Bảo Châu

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Bảo Châu

I.MỤC TIÊU:

 Qua bài học HS cần đạt được các yêu cầu tối thiểu sau đây:

 1. Kiến thức: HS biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau; HS biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau

 2. Kĩ năng

 - HS vẽ được tia, biết viết tên và biết đọc tên một tia.

 - Biết phân loại 2 tia chung gốc

 3. Tư duy và thái độ: Phát biểu chính xác mệnh đề toán học, rèn luyện khả năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của HS .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. GV: Giáo án, thước thẳng.

 2. HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 - Thuyết trình,gợi mở, vấn đáp,thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút) Kiểm tra sĩ số

6A3: ./23

2. Kiểm tra bài cũ : Không

 3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tia ( 10 phút)

- GV chiếu slide 3: Yêu cầu HS lên bảng vẽ đường thẳng xy. Lấy O xy

- GV: Điểm O đã chia đường thẳng xy làm mấy phần?

- GV dùng phấn màu đỏ tô phần Ox và màu vàng tô phần Oy.

- GV giới thiệu: Hình gồm điểm O và phần đường thẳng bị chia bởi O gọi là tia gốc O.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa tia gốc O.

- GV: Giới thiệu cho HS phần phấn màu đỏ gọi là tia Ox.

- GV: Vậy trên hình bên còn tia gốc O nào nữa ? Có tên gọi là gì?

- GV: lưu ý cho HS khi đọc (hay viết) tên 1 tia, phải đọc (viết) tên gốc trước.

- GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ tia Ax.

- GV: Chiếu slide 4 : Nhấn mạnh cho HS : Tia Ax bị giới hạn ở điểm A, không bị giới hạn ở phía x.

- GV: Chiếu slide 5: Giới thiệu về hai cách viết tia.

- GV: chiếu slide 6: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để thực hiện bài tập.

- GV: Nhận xét và sửa sai. - HS lên bảng thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại định nghĩa.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lên bảng thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thảo luận để thực hiện. 1. Tia:

* Định nghĩa : Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O gọi là tia gốc O.

* Ví dụ : Vẽ tia Ax:

 

docx 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Bảo Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 5
§5: TIA .
I.MỤC TIÊU:
 Qua bài học HS cần đạt được các yêu cầu tối thiểu sau đây:
 1. Kiến thức: HS biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau; HS biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
 2. Kĩ năng
 - HS vẽ được tia, biết viết tên và biết đọc tên một tia. 
 - Biết phân loại 2 tia chung gốc
 3. Tư duy và thái độ: Phát biểu chính xác mệnh đề toán học, rèn luyện khả năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của HS .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. GV: Giáo án, thước thẳng.
 2. HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 - Thuyết trình,gợi mở, vấn đáp,thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Ổn định tổ chức: ( 1 phút) Kiểm tra sĩ số
6A3: ../23 
Kiểm tra bài cũ : Không
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tia ( 10 phút)
- GV chiếu slide 3: Yêu cầu HS lên bảng vẽ đường thẳng xy. Lấy O xy
- GV: Điểm O đã chia đường thẳng xy làm mấy phần?
- GV dùng phấn màu đỏ tô phần Ox và màu vàng tô phần Oy.
- GV giới thiệu: Hình gồm điểm O và phần đường thẳng bị chia bởi O gọi là tia gốc O.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa tia gốc O.
- GV: Giới thiệu cho HS phần phấn màu đỏ gọi là tia Ox.
- GV: Vậy trên hình bên còn tia gốc O nào nữa ? Có tên gọi là gì?
- GV: lưu ý cho HS khi đọc (hay viết) tên 1 tia, phải đọc (viết) tên gốc trước.
- GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ tia Ax.
- GV: Chiếu slide 4 : Nhấn mạnh cho HS : Tia Ax bị giới hạn ở điểm A, không bị giới hạn ở phía x.
- GV: Chiếu slide 5: Giới thiệu về hai cách viết tia.
- GV: chiếu slide 6: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn để thực hiện bài tập.
- GV: Nhận xét và sửa sai.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại định nghĩa.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thảo luận để thực hiện.
1. Tia:
* Định nghĩa : Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O gọi là tia gốc O.
* Ví dụ : Vẽ tia Ax:
Hoạt động 2: Hai tia đối nhau ( 10 phút)
- GV: Chiếu slide 7: 
+ Hai tia Ox và Oy có chung điểm nào?
+ Hai tia Ox và Oy nối với nhau tạo thành gì?
- GV: Giới thiệu cho HS tia Ox và tia Oy gọi là hai tia đối nhau.
- GV: Vậy theo các em, hai tia đối nhau khi nào?
- GV: Chốt lại.
- GV: Yêu cầu HS vẽ hai tia At và Au đối nhau. Nêu đặc điểm của hai tia này?
- GV: Yêu cầu HS đọc đề ?1 trang 112/SGK.
- GV: Chiếu slide 8.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn thực hiện.
- GV: Yêu cầu đại diện của các bàn trả lời.
- GV: Nhận xét và sửa sai.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS ghi bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thảo luận nhóm thực hiện.
- Đại diện các nhóm trả lời.
2. Hai tia đối nhau:
* Hai tia đối nhau khi:
+ Chung gốc.
+ Tạo thành một đường thẳng.
* Nhận xét: SGK trang 112
* Ví dụ : Vẽ hai tia đối nhau At và Au:
?1 trang 112/SGK:
Những tia đối nhau:
+ Tia Ax và tia AB
+ Tia Ax và tia Ay
+ Tia By và tia BA
+ Tia By và tia Bx
Hoạt động 3: Hai tia trùng nhau ( 10 phút)
- GV: Chiếu slide 9: 
+ Hai tia AB và Ax có chung điểm nào?
+ Hai tia AB và Ax có nằm cùng phía trên đường thẳng xy không?
- GV: Giới thiệu cho HS hai tia AB và Ax gọi là hai tia trùng nhau.
- GV: Vậy theo các em, hai tia trùng nhau khi nào?
- GV: Chốt lại.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 28 và cho biết có các tia nào trùng nhau nữa?
- GV: Giới thiệu cho HS về hai tia phân biệt.
- GV: Yêu cầu HS đọc đề ?2 trang 112/SGK.
- GV: Chiếu slide 10
- GV: Yêu cầu HS đứng tại chổ trả lời.
- GV: Nhận xét và sửa sai.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS ghi bài.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
3. Hai tia trùng nhau:
* Hai tia trùng nhau khi:
+ Chung gốc.
+ Hai tia nằm cùng phía với gốc chung trên một đường thẳng.
* Ví dụ:
Hai tia trùng nhau: 
+ Tia AB và tia Ay 
+ Tia BA và tia Bx.
* Chú ý: Hai tia không trùng nhau là hai tia phân biệt.
4. Củng cố toàn bài: ( 13 phút)
 - Làm bài 22 trang 112/SGK ( slide 11)
 - Làm bài tập ( slide 12)
- Củng cố: slide 13 và 14
5. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút)
 - Học bài và làm bài 23,24,25 trang 113/SGK.
 - Chuẩn bị bài tập cho tiết sau ‘Luyện tập’
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxTia.docx