Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2011-2012

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

2) Kỹ năng

- Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.

- Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận và chính xác khi vẽ hình.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, bảng phụ ghi cách đặt tên cho đường thẳng.

- HS : Ôn tập các kiến thức cũ, thước thẳng.

- PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức: (1’)

2) Kiểm tra bài cũ: (5’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng ?

- Cho điểm A, vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A ?

2) Cho hai điểm M, N (M N) vẽ đường thẳng đi qua M và N.

Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua M và N ?

- GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm. HS1: Nếu ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng thì chúng thẳng hàng. Nếu ba điểm A, B, C không cùng nằm trên một đường thẳng thì chúng không thẳng hàng.

- Có thể vẽ vô số đường thẳng đi qua A.

HS2:

- Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm M và N.

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 3 - Tiết 3
	 Ngày soạn : 06/09/2011 
	 Ngày dạy : 07/09/2011
§3. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
2) Kỹ năng
- Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.
- Biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận và chính xác khi vẽ hình.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Thước thẳng, bảng phụ ghi cách đặt tên cho đường thẳng. 
HS : 	Ôn tập các kiến thức cũ, thước thẳng.
PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng, không thẳng hàng ?
- Cho điểm A, vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A ?
2) Cho hai điểm M, N (M N) vẽ đường thẳng đi qua M và N.
Vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua M và N ?
- GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm.
HS1: Nếu ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng thì chúng thẳng hàng. Nếu ba điểm A, B, C không cùng nằm trên một đường thẳng thì chúng không thẳng hàng.
- Có thể vẽ vô số đường thẳng đi qua A.
HS2:
- Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm M và N.
- HS nhận xét, bổ sung. 
3) Bài mới
a) Đặt vấn đề: (1’)
- Chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước.Vậy cách vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước như thế nào ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
b) Triển khai bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Vẽ đường thẳng. (10’)
- Em hãy mô tả lại cách vẽđường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước ?
- Yêu cầu 1HS lên vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
- Có thể vẽ được mấy đường thẳng đi qua hai điểm A, B ?
- Yêu cầu HS đọc lại phần nhận xét.
Bài tập 15 (SGK) 
HS suy nghĩ và đứng tại chỗ trả lời.
- 1HS trả lời.
- 1HS lên bảng vẽ hình.
- Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
- 1HS đọc nhận xét, cả lớp ghi bài.
- HS đọc đề, suy nghĩ và trả lời.
a) Đúng
b) Đúng.
Kết luận 1) Vẽ đường thẳng
Nhận xét : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
- Ở tiết trước chúng ta đã biết một cách đặt tên cho đường thẳng, ngoài ra còn một số cách đặt tên khác. Ta sẽ tìm hiểu thêm ở mục 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2 : Tên đường thẳng. (10’)
- Các em đã biết cách đặt tên cho đường thẳng như thế nào ?
- Ngoài ra chúng ta còn những cách đặt tên cho đường thẳng như thế nào ?
- Cho HS thực hiện ?
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Dùng các chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời.
- Có sáu cách gọi : đường thẳng AB, đường thẳng AC, đường thẳng BC, đường thẳng BA, đường thẳngÂC, đường thẳng CB. 
- HS nhận xét, bổ sung. 
Kết luận	 2) Tên đường thẳng 
 Đường thẳng AB Đường thẳng a Đường thẳng xy
- Quan sát hình 18, ta thấy hai đường thẳng AB và đường thẳng CB cùng là một đường thẳng. Hai đường thẳng đó có quan hệ với nhau như thế nào ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 3 : 	Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. (10’)
GV vẽ hình 18, 19, 20 lên bảng và thông báo.
Hình 18 : Hai đường thẳng AB và BC trùng nhau. Hai đường thẳng trùng nhau có mấy điểm chung ?
Hình 19 : Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau. Hai đường thẳng cắt nhau có mấy điểm chung ?
Hình 20 : Hai đường thẳng xy và zt song song. Hai đường thẳng song song có mấy điểm chung ?
- Quan sát các hình vẽ và cho biết trên mỗi hình hai đường thẳng có mấy điểm chung ?
- Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là hai đường thẳng phân biệt. Hai đường thẳng phân biệt thì có thể có mấy điểm chung ?
- Yêu cầu HS đọc chú ý SGK.
- HS vẽ hình vào vở và theo dõi.
- Hai đường thẳng trùng nhau có vô số điểm chung.
- Hai đường thẳng cắt nhau có một điểm chung
- Hai đường thẳng song song không có điểm chung.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và trả lời : Hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung hoặc không có điểm chung.
- HS đọc chú ý SGK.
Kết luận 3) Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.
Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau Hai đường thẳng xy và xt song song
Chú ý : 
- Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là hai đường thẳng phân biệt
- Hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung hoặc không có điểm chung.
4 Củng cố : (7’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tại sao hai điểm phân biệt luôn thẳng hàng ?
- Tại sao hai đường thẳng có hai điểm chung phân biệt thì trùng nhau ?
Bài tập 17 (SGK). GV hướng dẫn HS vẽ hình và trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bài tập 19 (SGK) Yêu cầu HS vẽ hình theo yêu cầu của đề bài.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời
- HS vẽ hình và trả lời.
 + Có 4 đường thẳng : AB, BC, CD và DA.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS lên bảng vẽ hình.
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ.
- Làm bài tập 16, 20, 21 (SGK tr. 109) và 15, 16, 17, 18 (SBT tr.97-98)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3.doc