I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu, hệ thống các kiến thức về góc và các kiến thức liên quan (số đo góc, vẽ góc cho trước số đo, tia phân giác của góc , đường tròn, tam giác).
2. Kĩ năng:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo, vẽ: Góc, đường tròn, tam giác.
- Rèn luyện kĩ năng suy luận đơn giản.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ hình.
II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
- Thước kẻ, thước đo góc, compa, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Thước kẻ, compa, thước đo góc.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 6A 6B
2. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HĐ 1: Ôn tập lí thuyết.
? Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a ?
Hai nửa mặt phẳng đối nhau là gì ?
? Góc là gì ? Thế nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ?
? Thế nào là hai góc kề nhau, bù nhau, hai góc phụ nhau, hai góc kề bù ?
? Tia phân giác của một góc là gì ? Mỗi góc có mấy tia phân giác (góc bẹt và góc không phải góc bẹt).
? Đường tròn tâm O, bán kính R là gì ?
? Tam giác ABC là gì ?
Đọc tên các đỉnh, cạnh, góc của tam giác ABC ?
- Chính xác hóa, hệ thống lại kiến thức. - Theo dõi, lần lượt trả lời các câu hỏi của GV:
+ Nửa mặt phẳng bờ a là hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a. Hai nửa mặt phẳng đối nhau là hai nửa mặt phẳng có chung bờ.
+ Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
Góc vuông là góc có số đo bằng 900
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau, số đo của góc bẹt bằng 1800
Góc nhọn: Góc nhỏ hơn góc vuông
Góc tù: Góc lớn hơn góc vuông, nhỏ hơn góc bẹt.
.
+ Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. Mỗi góc khác góc bẹt có duy nhất một tia phân giác, góc bẹt có hai tia phân giác.
+ Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Kí hiệu (O; R).
+ Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Kí hiệu ABC. Tam giác ABC có ba đỉnh là: A, B, C; ba cạnh là: AB, BC, AC; ba góc là: ABC , BAC , ACB
- Nhận xét bạn, bổ xung, củng cố lại kiến thức.
Ngày soạn: 23/03/2013. Ngày giảng: /04/2013. Tiết 26 ÔN TẬP CHƯƠNG II I/. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu, hệ thống các kiến thức về góc và các kiến thức liên quan (số đo góc, vẽ góc cho trước số đo, tia phân giác của góc , đường tròn, tam giác). 2. Kĩ năng: - Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo, vẽ: Góc, đường tròn, tam giác. - Rèn luyện kĩ năng suy luận đơn giản. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ hình. II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: - Thước kẻ, thước đo góc, compa, phấn màu, bảng phụ. 2. Học sinh: - Thước kẻ, compa, thước đo góc. III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số: 6A 6B 2. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Ôn tập lí thuyết. ? Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a ? Hai nửa mặt phẳng đối nhau là gì ? ? Góc là gì ? Thế nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ? ? Thế nào là hai góc kề nhau, bù nhau, hai góc phụ nhau, hai góc kề bù ? ? Tia phân giác của một góc là gì ? Mỗi góc có mấy tia phân giác (góc bẹt và góc không phải góc bẹt). ? Đường tròn tâm O, bán kính R là gì ? ? Tam giác ABC là gì ? Đọc tên các đỉnh, cạnh, góc của tam giác ABC ? - Chính xác hóa, hệ thống lại kiến thức. - Theo dõi, lần lượt trả lời các câu hỏi của GV: + Nửa mặt phẳng bờ a là hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a. Hai nửa mặt phẳng đối nhau là hai nửa mặt phẳng có chung bờ. + Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Góc vuông là góc có số đo bằng 900 Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau, số đo của góc bẹt bằng 1800 Góc nhọn: Góc nhỏ hơn góc vuông Góc tù: Góc lớn hơn góc vuông, nhỏ hơn góc bẹt. ... + Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. Mỗi góc khác góc bẹt có duy nhất một tia phân giác, góc bẹt có hai tia phân giác. + Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Kí hiệu (O; R). + Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Kí hiệu DABC. Tam giác ABC có ba đỉnh là: A, B, C; ba cạnh là: AB, BC, AC; ba góc là: , , - Nhận xét bạn, bổ xung, củng cố lại kiến thức. HĐ 2: Luyện tập kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo, vẽ hình. - Tổ chức cho HS làm các bài tập sau: * Bài tập 1: Cho góc xOy có số đo bằng 600. Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy ? - Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài. - Yêu cầu một HS khác lên đo các góc xOy, xOz để kiểm tra. - Chính xác hóa, củng cố lại cách vẽ tia phân giác của một góc. * Bài tập 2: Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5cm. Vẽ một điểm A sao cho AB = 3cm, AC = 2,5cm. Vẽ tam giác ABC. ? Từ các khoảng cách AB = 3cm, AC = 2,5cm suy ra cách xác định vị trí của điểm A ? ? Vẽ tam giác ABC ? - Chính xác hóa, củng cố lại cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh. - Nhận và thực hiện nhiệm vụ: * Bài tập 1: - Một HS lên bảng làm bài, các HS còn lại theo dõi, và nhận xét bài của bạn. + Vẽ = 600. + Tia Oz là phân giác của góc xOy nên Oz phải nằm giữa hai tia Ox, Oy và = = = 300. + Vẽ tia Oz phải nằm giữa hai tia Ox, Oy sao cho = 300. y z O x - Kiểm tra, nhận xét bài làm của bạn. * Bài tập 2: - Theo dõi, thực hiện các bước dưới sự hướng dẫn của GV: - Một HS lên bảng vẽ đoạn thẳng BC: + Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5cm. * AB = 3cm Þ A Î (B; 3cm) AC = 2,5cm Þ A Î (C; 2,5cm) Vậy A là giao của (B; 3cm) và (C; 2,5cm). - Một HS lên bảng thực hiện việc xác định điểm A. + Vẽ (B; 3cm) ; (C; 2,5cm). Xác định giao điểm A của chúng. + Nối A với B, A với C ta được DABC cần vẽ: A B C 4. Củng cố: - Hệ thống các kiến thức cơ bản đã học trong chương II: Góc, các dạng bài tập cơ bản. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập, nắm vững khái niệm, định nghĩa các hình, các tính chất của các hình đã học trong học kì II, - Xem lại các bài tập đã làm, hoàn thiện các phần còn lại. - Tiếp tục ôn tập các kiến thức cơ bản trong chương II, giờ sau: Ôn tập học kì II. ....................................................................... Tân Sơn, ngày: ...../03/2013. Đã soạn hết tiết 26. Duyệt của tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: