Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 26, Bài 9: Tam giác - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Hồng Anh

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 26, Bài 9: Tam giác - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Hồng Anh

I - MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được định nghĩa tam giác ABC

- Học sinh nắm được các yếu tố trong tam giác:đỉnh, cạnh ,góc.

- Học sinh nhận biết được điểm nằm bên trong tam giác và nằm bên ngoài tam giác

- Học sinh biết vẽ tam giác bằng các dụng cụ vẽ hình thước thẳng và com pa

- Học sinh có kĩ năng đọc hình viết kĩ hiệu hình học đúng và chính xác.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

* GV: Thước thẳng, thước góc, compa,máy chiếu.

* HS: Thước thẳng,thước đo góc, compa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4)

Bài tập:Vẽ ba điểm phân biệt A,B,C .Vẽ đoạn thẳng AB,AC,BC.

GV:yêu cầu một học sinh lên bảng-lớp làm nháp .

GV:Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn

?Cho ba điểm A,B,C phân biệt có mấy trường hợp hình vẽ?

GV:Đưa ra đáp án

-Vẽ ba điểm A,B,C thẳng hàng(TH1)

- Vẽ ba điểm A,B,C không thẳng hàng(TH2)

?Có bao nhiêu đoạn thẳng trong mỗi trường hợp hình vẽ?

?Dựa vào vị trí của ba điểm cho biết sự khác nhau ở mỗi hình?

GV:Trường hợp hình 2 ta gọi là tam giác ABC

?Vậy thế nào là tam giác ABC.Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.

?Các mặt của kim tự tháp ai cập giúp em liên tưởng tới hình vẽ nào?

GV:Xét tiết 26 tam giác + HS1 lên bảng

HS:2 trường hợp:ba điểm thẳng hàng hoặc ba điểm không thẳng hàng.

HS:Có ba đoạn thẳng AB,BC,CA.

HS:-Ba đoạn thẳng AB,BC,CA vẽ từ 3 điểm A,B,C thẳng hàng.

-Ba đoạn thẳng AB,BC,CA vẽ từ ba điểm A,B,C không thẳng hàng.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 26, Bài 9: Tam giác - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Hồng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 – Tiết 26
Bài 9:Tam giác
I - Mục tiêu
- Học sinh nắm được định nghĩa tam giác ABC
- Học sinh nắm được các yếu tố trong tam giác:đỉnh, cạnh ,góc.
- Học sinh nhận biết được điểm nằm bên trong tam giác và nằm bên ngoài tam giác
- Học sinh biết vẽ tam giác bằng các dụng cụ vẽ hình thước thẳng và com pa
- Học sinh có kĩ năng đọc hình viết kĩ hiệu hình học đúng và chính xác.
II.Chuẩn bị của GV và HS 
* GV: Thước thẳng, thước góc, compa,máy chiếu.
* HS: Thước thẳng,thước đo góc, compa.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’)
Bài tập:Vẽ ba điểm phân biệt A,B,C .Vẽ đoạn thẳng AB,AC,BC.
GV:yêu cầu một học sinh lên bảng-lớp làm nháp .
GV:Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
?Cho ba điểm A,B,C phân biệt có mấy trường hợp hình vẽ?
GV:Đưa ra đáp án 
-Vẽ ba điểm A,B,C thẳng hàng(TH1)
- Vẽ ba điểm A,B,C không thẳng hàng(TH2)
?Có bao nhiêu đoạn thẳng trong mỗi trường hợp hình vẽ?
?Dựa vào vị trí của ba điểm cho biết sự khác nhau ở mỗi hình?
GV:Trường hợp hình 2 ta gọi là tam giác ABC
?Vậy thế nào là tam giác ABC.Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
?Các mặt của kim tự tháp ai cập giúp em liên tưởng tới hình vẽ nào?
GV:Xét tiết 26 tam giác
A
B
C
+ HS1 lên bảng 
A
B
C
HS:2 trường hợp:ba điểm thẳng hàng hoặc ba điểm không thẳng hàng.
HS:Có ba đoạn thẳng AB,BC,CA.
HS:-Ba đoạn thẳng AB,BC,CA vẽ từ 3 điểm A,B,C thẳng hàng.
-Ba đoạn thẳng AB,BC,CA vẽ từ ba điểm A,B,C không thẳng hàng.
* Hoạt động 2: Tam giác ABC là gì? (27’)
 GV:Cho hình vẽ tam giác ABC
? Căn cứ vào phần kiểm tra bài cũ em hiểu thế nào là tam giác ABC ?
Gv:Đó là nội dung định nghĩa
GV:Cho học sinh đọc dịnh nghĩa (SGK-93)
GV:áp dụng định nghĩa làm bài tập
?Đọc yêu cầu của bài tập
?1 Trong các hình vẽ sau hình nào có tam giác ABC chọn Đ/S
S
S
C
A
C
A
C
B
B
C
A
B
A
B
Đ
Đ
?những trường hợp hình vẽ nào đúng?
?Những trường hợp hình vẽ nào sai?
?Tại sao hình vẽ trường hợp 1 sai?
?Tương tự tại sao hình vẽ trường hợp 3 sai?
?Vậy để hình vẽ là một tam giác cần có điều kiện nào
GV:Chốt lại Để hình vẽ là một tam giác cần đủ 2 điều kiện vẽ 3 điểm không thẳng hàng và vẽ 3 đoạn thẳng khép kín từ ba điểm không thẳng hàng đó
 GV yêu cầu HS vẽ 1 tam giác ABC vào vở.
GV:Tam giác ABC được kí hiệu là: 
DABC
 GV:Tam gíac ABC có thể đọc là tam giác BCA
?Tương tự em hãy nêu những cách đọc khác nữa?.
(?) Có mấy cách đọc tên tam giác ABC.
GV:Tìm hiểu các yếu tố trong tam giác
-điểm B trên hình gọi là đỉnh B của tam giác
?Tương tự em hãy đọc tên những đỉnh còn lại?
?Tam giác ABC có mấy đỉnh?
GV: Trong 1 tam giác có tất cả 3 đỉnh
GV: Đoạn thẳng BC trên hình gọi là cạnh BC của tam giác
?đọc tên những cạnh còn lại trong tam giác ?
?tam giác ABC có tất cả mấy cạnh ?
GV:cạnh BC có thể đọc là cạnh CB
?Tương tự hãy đọc tên các cạnh còn lại theo khác ?
?Tam giác ABC có tất cả mấy góc?Đọc tên các góc trên hình?
GV:góc ABC có thể đọc là góc BCA
?Tương tự em hãy đọc tên các góc còn lại theo cách khác?
GV:chốt lại trong 1 tam giác chỉ có 3 đỉnh ,3 cạnh ,3 góc nhưng có thể có nhiều cách đọc tên khác nhau với cạnh và góc .
GV:Tìm hiểu điểm nằm trong điểm nằm ngoài tam giác
Cho điểm M trên hình 
?Nhận xét vị trí của M so với tam giác ABC?
GV:Điểm M nằm trong cả ba góc của tam giác ABC được gọi là điểm nằm trong của tam giác
-Miền bị giới hạn bởi 3 cạnh của tam giác và tất cả các điểm nằm trong tam giác gọi là miền trong của tam giác.
GV:cho điểm E trên hình
?Nhận xét vị trí của E so với tam giác ABC?
?E thuộc cạnh nào của tam giác?
GV:Cho điểm N trên hình
?vị trí của điểm N so với tam giác ABC thế nào?
GV:các em hãy lấy thêm 2 điểm nằm trong,2 điểm nằm ngoài tam giác ,1 điểm nằm trên tam giác vào vở 1 học sinh lên bảng.
GV:chốt lại phần 1 các em cần hiểu định nghĩa của tam giác .1 tam giác chỉ có 3 đỉnh ,3 cạnh ,3 góc nhưng sẽ có các cách đọc tên khác với cạnh và góc căn cứ vào vị trí của điểm so với tam giác để xác định điểm nằm trên nằm ngoài tam giác
Bài tập củng cố:
?2:Hãy chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau 
1.hình gồm .............. được gọi là tam giác MNP.
2.cho tam giác MNP ba điểm M,N,P được gọi là....
3.Cho tam giác MNP ba đoạn thẳng MN,NP,PM gọi là.....
4.Tam giác TUV là hình.....
GV:cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập
?cho từng học sinh đứng tại chỗ điền
Bài 44 (SGK-95):
A
I
B
C
Hình 55
Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau:
Tên tam giác
Tên 3 đỉnh
Tên 3 góc
Tên 3 cạnh
Tg ABI
A,B,I
IAC;ACI; CIA. 
AB,BC,CA
 GV:Cho học sinh điền vào phiếu nhóm 
 GV: cho 1 nhóm đứng tại chỗ điền 
GV: Thu phiếu học tập của HS và đánh giá kết quả của các nhóm bằng cách cho HS các nhóm kiểm tra lẫn nhau.
?Tìm những tam giác có một cạnh chung là AI?
?Tìm những tam giác có một cạnh chung là AC?
GV:vẽ một tam giác khi biết ba cạnh thế nào?
A
B
C
- HS :Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB; BC; CA khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
HS:Đọc bài tập
HS:Trường hợp hình 2,4
HS:Trường hợp hình 1,3
 HS :(H1) không là tam giác.
Vì 3 điểm A,B,C thẳng hàng.
 HS:(H3) không phải là tam giác vì 3 điểmA,B,C không thẳng hàng nhưng BC không phải là đoạn thẳng.
HS: tam giác BCA, tam giác ACB có 6 cách đọc tên tam giác 
HS đọc: Đỉnh A, đỉnh C
HS: có 3 đỉnh
HS:Cạnh AB; cạnh CA
HS:3 cạnh 
HS:Cạnh BA,cạnh AC,Cạnh CB
HS:Có 3 góc :góc BAC,góc CBA,góc
BCA.
 HS:M nằm trong tam giác ABC
HS:điểm E nằm trên tam giác
HS:E thuộc cạnh BC
HS:lấy thêm các điểm vào vở
HS: điểm N nằm ngoài tam giác
HS:Ba đoạn thẳng MN,NP,PM khi 3 điểm M,N,P không thẳng hàng
HS:Ba đỉnh của tam giác
HS: Ba cạnh của tam giác
HS:Tam giác TUV là hình gồm 3 đoạn thẳng TU,UV,VT khi 3 điểm T,U,V không thẳng hàng.
- HS hoạt động nhóm làm bài 44(SGK/95) trong 5 phút.
HS:Tam giác ABI và tam giác ACI
HS:Tam giác ABC và tam giác AIC
* Hoạt động 3: Vẽ tam giác (12’)
GV :cho ví dụ
Vẽ tam giác ABC biết 3 cạnh BC = 4cm; AB = 2cm; AC = 3cm
GV:Yêu cầu học sinh quan sát và cùng làm vào vở
GV: Chọn một đoạn thẳng để vẽ.Chọn vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
-Vẽ cung tròn tâm B bán kính 2cm
- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 3 cm
?Hai cung tròn cắt nhau ở mấy giao điểm?
Gv: đó chính là giao điểm A
-Nối các đoạn thẳng AB ,AC ta được tam giác ABC cần vẽ.
?giải thích tại sao vẽ được đoạn thẳng AB = 2cm?
? tại sao đoạn thẳng AC =3cm ?
?Tam giác ABC có thoả mãn những điều kiện của bài toán không?
GV: Bài toán này yêu cầu vẽ một tam giác nếu vẽ cả đường tròn chúng sẽ cắt nhau ở hai giao điểm ta sẽ vẽ được hai tam giác thoả mãn điều kiện đề bài.
GV:Cho học sinh hai nửa lớp thi vẽ nhanh
Thi vẽ nhanh:
-Vẽ Tam giác MNP biết:MN= 5cm,NP= 5cm,PM=5cm.
-Vẽ tam giác MNP biết:MN=6cm,MP=
6cm,NP=5cm.
?Yêu cầu đọc nội dung?
GV:cho hai học sinh lên bảng thực hành.
GV:Nhận xét và cho điểm hai bạn.
GV:các tam giác này được gọi là tam giác cân và tam giác đều lên lớp 7 sẽ được học .giới thiệu các tam giác đặc biệt.
Bài Tập:
A
B
C
D
E
? Trên hình có tất cả bao nhiêu tam giác?chọn đáp án đúng.
?qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những nội dung gì?
GV:trong thực tế có rất nhiều những đồ vật có hình ảnh tam giác em hãy tìm ví dụ?
 HS :cùng vẽ vào vở.
HS: ở một giao điểm
HS:vì điểm A nằm trên đường tròn tâm B bán kính 2cm.
HS:Vì điểm B nằm trên đường tròn tâm B bán kính 3cm.
HS:có đảm bảo về kích thước
C
B
A
4 cm
3 cm
2 cm
HS:đọc
HS:có 8 tam giác
HS: trả lời
HS:tự tìm.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài theo SGK và vở ghi
- Làm bài 45, 46,47 (SGK/95)
- Ôn lại các định nghĩa về các hình và 3 tính chất (SGK/96).
- Làm các câu hỏi 1->4 (SGK/96)
-Bài tập thêm:Cho 2010 điểm phân biệt trong đó có đúng 2009 điểm thẳng hàng hỏi có thể vẽ được bao nhiêu tam giác từ 2010 điểm đã cho.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai day giao vien gioi.doc