Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2010-2011 - Nguyền Hoàng Nam

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2010-2011 - Nguyền Hoàng Nam

1. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Học sinh được đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.

b) Kỹ năng:

- Học sinh biết sử dụng compa để vẽ hình tròn, cung tròn.

c) Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, thẩm mỹ khi vẽ hình.

2. Trọng tâm

Đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung

3. Chuẩn bị :

GV: thước thẳng, compa.

HS:Thước thẳng, bút chì, bảng nhóm, compa.

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định:

- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

4.2. Kiểm tra miệng:

GV: Nêu yêu cầu.

HS1: Em hãy mô tả giác kế? Cách đo góc trên mặt đất (10 điểm) HS1:

Cấu tạo giác kế và cách đo góc trên mặt đất: như SGK.

4.3. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 1: I. Đường tròn, hình tròn

GV: Để vẽ hình tròn người ta dùng dụng cụ gi?

HS: Compa

GV: Cho điểm O vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.

HS: Vẽ vào tập

GV: Lấy các điểm A, B, C, bất kỳ trên hình tròn. Hỏi điểm này cách điểm O một khoảng cách bằng bao nhiêu?

HS: Cách tâm O một khoảng cách 2cm. a. Đường tròn:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2010-2011 - Nguyền Hoàng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§8 ĐƯỜNG TRÒN
Bài 8; Tiết: 25
Tuần 29
Ngày dạy: 26/3/2011 	
1. Mục tiêu: 
a) Kiến thức: 
- Học sinh được đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
b) Kỹ năng:
- Học sinh biết sử dụng compa để vẽ hình tròn, cung tròn.
c) Thái độ: 
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, thẩm mỹ khi vẽ hình. 
2. Trọng tâm
Đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung
3. Chuẩn bị :
GV: thước thẳng, compa.
HS:Thước thẳng, bút chì, bảng nhóm, compa.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định: 
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
4.2. Kiểm tra miệng:
GV: Nêu yêu cầu.
HS1: Em hãy mô tả giác kế? Cách đo góc trên mặt đất (10 điểm)
HS1: 
Cấu tạo giác kế và cách đo góc trên mặt đất: như SGK.
4.3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: 
I. Đường tròn, hình tròn
GV: Để vẽ hình tròn người ta dùng dụng cụ giø?
HS: Compa
GV: Cho điểm O vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.
HS: Vẽ vào tập 
GV: Lấy các điểm A, B, C,  bất kỳ trên hình tròn. Hỏi điểm này cách điểm O một khoảng cách bằng bao nhiêu?
HS: Cách tâm O một khoảng cách 2cm.
a. Đường tròn:
GV: Em hãy cho biết đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm như thế nào?
HS: Phát biểu
GV: Giới thiệu điểm nằm trên, nằm trong, nằm ngoài đường tròn.
* Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng cách bằng R. Kí hiệu: (O, R)
GV: Em hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng ON, OP với R.
HS: ON R.
Vậy các điểm nằm trên, nằm trong, nằm ngoài đường tròn cách tâm một khoảng cách như thế nào so với bán kính?
HS: ON R; OM = R.
GV: ta đã biết đường tròn là đường bao quanh hình tròn (tiểu học). Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào?
GV:Em hãy cho biết sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn?
HS: Phát biểu
b. Hình tròn:
Hoạt động 2:
II. Cung và dây cung
GV: Cho HS đọc SGK, quan sát hình 44; 45 và trả lời các câu hỏi:
- Cung tròn là gì?
- Dây cung là gì?
- Thế nào là đường kính của đường tròn? 
HS: Đọc SGK và lần lượt trả lời câu hỏi.
Ví dụ 3: SGK/84
+ Đường kính AB.
+ Dây cung CD.
Nhận xét: Đường kính dài gấp đôi bán kính.
Hoạt động 3:
III. Một công dụngï khác của compa
GV: Cho hai đoạn thẳng AB và CD. Không dùng thước chỉ dùng compa em hãy so sánh độ dài AB và CD.
HS: AB < CD.
GV: Compa dùng để vẽ đường tròn, ngoài ra compa còn có công dụng nào khác?
HS:+ Dùng để so sánh hai đoạn thẳng.
+ Tính tổng độ dài hai đoạn thẳng.
(SGK/ 90)
4.4. Cũng cố và luyện tập:
GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện BT 39/ SGK/ 92 
HS: Hoạt động theo nhóm. (3 phút)
GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm.
HS: Đại diện các nhóm trình bày lên bảng.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm.
BT 39/ SGK/ 92
a) CA = 3cm; CB = 2cm; DA = 3cm; DB = 2cm.
b) I nằm giữa A và B nên:
AI + IB = AB
Þ AI = AB – IB = 4 – 2 = 2 (cm).
Þ AI = IB = = 2(cm).
Vậy I là trung điểm của AB.
c) IK = AK – BI = 3 – 2 = 1 (cm)
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
* Đối với tiết học này
- Học bài theo tập ghi kết hợp sách giáo khoa
- Tập vẽ đường tròn bằng compa.
- BTVN: 40; 41; 42/ SGK/ 92; 93
* Đối với tiết học tiếp theo
- Chuẩn bị một dụng cụ có hình dạng tam giác.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet25.doc