Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2008-2009

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu :

- Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ?Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.

-Sử dụng thành thạo compa. Biết vẽ đường tròn, cung tròn.Biết giữ nguyên độ mở của compa

 -Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa vẽ hình.

 II. Chuẩn bị :

 GV : Thước kẻ, compa dùng cho GV, thước đo góc, phấn màu

 Bảng phụ ghi khái niệm đường tròn. Bài tập 39. 41, 43 - SGK

 HS : Thước kẻ có chia khoảng, compa, thước đo độ.

 III. Tiến trình dạy học :

HĐ của GV HĐ của HS

HĐ 1 : Đường tròn và hình tròn

? Để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì

Cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm.

Lấy các điểm A, B, C . bất kỳ trên đường tròn ? Các điểm này cách tâm O một khoảng là bao nhiêu ?

? Đường tròn tâm O bán kính R là một hình các điểm như thế nào ?

GV giới thiệu ký hiệu (0; 2cm) (0; R)

HS vẽ đường tròn tâm B, bán kính 2cm vào vở.

 B

 A C

 M

HS : Các điểm A, B, C . đều cách tâm O một khoảng = 2cm.

HS đọc đ/n đường tròn Sgk - 89

Giới thiệu điểm nằm trên đường tròn M, A, B, C (0; R)

Điểm nằm bên trong đường tròn : N

Điểm nằm bên ngoài đường tròn : P

GV nhấn mạnh lại sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn.

HS đọc khái niệm hình tròn Sgk.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25, Bài 8: Đường tròn - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 : x 8 - Đường tròn
I. Mục tiêu : 
- Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ?Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. 
-Sử dụng thành thạo compa. Biết vẽ đường tròn, cung tròn.Biết giữ nguyên độ mở của compa
 -Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa vẽ hình.
 II. Chuẩn bị : 
 GV : Thước kẻ, compa dùng cho GV, thước đo góc, phấn màu
	Bảng phụ ghi khái niệm đường tròn. Bài tập 39. 41, 43 - SGK
 HS : Thước kẻ có chia khoảng, compa, thước đo độ.
 III. Tiến trình dạy học :
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ 1 : Đường tròn và hình tròn
O
? Để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì 
Cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm.
Lấy các điểm A, B, C ... bất kỳ trên đường tròn ? Các điểm này cách tâm O một khoảng là bao nhiêu ?
? Đường tròn tâm O bán kính R là một hình các điểm như thế nào ?
GV giới thiệu ký hiệu (0; 2cm) (0; R)
HS vẽ đường tròn tâm B, bán kính 2cm vào vở.
 B 
 A C
 M
HS : Các điểm A, B, C ... đều cách tâm O một khoảng = 2cm.
HS đọc đ/n đường tròn Sgk - 89
Giới thiệu điểm nằm trên đường tròn M, A, B, C ẻ (0; R)
Điểm nằm bên trong đường tròn : N
Điểm nằm bên ngoài đường tròn : P
GV nhấn mạnh lại sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn.
HS đọc khái niệm hình tròn Sgk.
HĐ 2 : Cung và dây cung
 O
GV yêu cầu HS lên bảng XĐ 2 điểm A', B' ẻ (0; 2,5cm) mà GV đã vẽ.
GV vẽ đoạn thẳng A'B' yêu cầu học sinh đọc Sgk, quan sát hình 44, 45 và trả lời câu hỏi :
? Cung tròn là gì ? Dây cung là gì ?
? Thế nào là đường kính của đường tròn ? Vẽ dây cung C'P' đi qua tâm
 B’
 A'
 C' D'
GV : Dây cung CD là dây cung lớn nhất của đường tròn trên và nó được gọi là đường kính.
? Vậy đường kính so với bán kính như thế nào ?
GV cho HS làm bài 38 (Sgk - 91) 
GV treo bảng phụ có ghi đề bài.
HS : CD= CO + OD =2,5 + 2,5 = 5cm
HS : Đường kính dài gấp đôi bán kính
HS lên bảng làm lần lượt câu a, b và vẽ đường tròn ( C, 2cm)
HS trả lời : (C; 2cm) đi qua O và A vì CO = CA = 2cm.
HĐ 3 : Một số công dụng khác của compa
GV : Compa dùng để vẽ đường tròn, em hãy cho biết compa còn có công dụng nào nữa ?
GV : ở trên ta đã dùng compa để so sánh các đoạn thẳng ON, OM, OP.
? GV vẽ 2 đoạn thằng MN và PQ yêu cầu không dùng thước hãy dùng compa để so sánh độ dài 2 đoạn thẳng đó.
HS : Compa còn dùng để so sánh 2 đoạn thẳng.
HS : Dùng compa mở khẩu độ compa = độ dài đoạn thẳng MN rồi đặt một đầu compa vào điểm P đầu nhọn kia đặt trên tia PQ.
- Nếu đầu này trùng với Q thì MN= PQ
-Nếu đầu này nằm giữa P,Q thì MN< PQ.
- Nếu đầu nhọn này nằm ngoài PQ thì MN > PQ.
HĐ 4 : Luyện tập củng cố
GV treo bảng phụ bài 39 (Sgk - 92) yêu cầu HS trả lời miệng
(Hình vẽ có nối CA, CB, OA, OB)
HS :
a. CA = 3cm; CB - 2cm
 DA = 3cm; DB = 2cm
b. Có I nằm giữa A và B nên:
 AI + IB = AB
=> AI = AB - IB
AI = 4 - 2
AI = 2cm
=> AI = IB = = 2cm
=> I là trung điểm của AB
c. IK = 1cm
IV. Hướng dẫn học ở nhà
	- Đọc sgk, nắm vững k/n đường tròn, hình tròn, cung tròn, dây cung.
	- Làm BT : 40; 41; 42 (Sgk - 92, 93) Bài 35; 37 - SBT
	- Tiết sau mang mỗi em có 1 vật dạng hình tam giác.
V-Điều chỉnh tiết dạy: ....................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
VI-Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiÕt 25.doc