I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng
2. Kĩ năng: Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng. Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.
3. Thái độ: Làm quên với việc phủ định một khái niệm, chẳng hạn :
a) Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
b) Cách nhận biết tia nằm giữa Cách nhận biết tia không nằm giữa
II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng, phấn màu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ. (3ph)
Cho học sinh quan sát hình vẽ sgk rồi giới thiệu chương II
3. Bài mới.
ĐL HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
15 HĐ 1: Hình thành khái niệm nửa mặt phẳng :
GV: Giới thiệu trang giấy, mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng
Hỏi : Mặt phẳng có bị giới hạn về phía nào không ?
HS: Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía
GV: Cho HS quan sát hình 1 SGK
Hỏi : Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a ?
HS: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi à một nửa mặt phẳng bờ a
Hỏi : Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ?
HS: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
GV: Vẽ thêm một đường thẳng trên mặt phẳng và cho HS xác định hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chung là đường thẳng vừa vẽ
GV: Cho HS quan sát hình 2 SGK.
GV: Giới thiệu : Nửa mặt phẳng I là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, còn nửa mặt phẳng II có bờ a và chứa điểm P. Hoặc có thể nói nửa mặt phẳng bờ II có bờ a và không chứa điểm M hoặc II là nửa mặt phẳng đối của I
Hỏi : Trên hình vẽ những điểm nào nằm cùng phía đối với đường thẳng a ; những điểm nào nằm khác phía đối với đường thẳng a
HS: Hai điểm M, N nằm cùng phía đối với đường thẳng a ; hai điểm N, P (hoặc M, P) nằm khác phía đối với đường thẳng a.
GV: Cho HS làm ?1
GV: Cho HS nối điểm M và điểm N, nối điểm M và điểm P.
GV: Cho HS đọc câu b và trả lời
Hỏi : Vậy em có nhận xét gì về mỗi đường thẳng nằm trên mặt phẳng ?
HS: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
1. Nửa mặt phẳng bờ a :
Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi à một nửa mặt phẳng bờ a
Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
?1
a) Nửa mặt phẳng I là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm N, còn nửa mặt phẳng II có bờ a và không chứa điểm N. Nửa mặt phẳng I là nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm P. Nửa mặt phẳng II có bờ a không chứa điểm M và N.
b) Đoạn thẳng MN không cắt a, đoạn thẳng MP cắt a.
Tuần: 20 Ngày soạn:19/01/2007 Tiết: 16 Ngày dạy: 21/01/2007 §1. NỬA MẶT PHẲNG. I.MỤC TIÊU. Kiến thức: Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng Kĩ năng: Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng. Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ. Thái độ: Làm quên với việc phủ định một khái niệm, chẳng hạn : Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M - Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M. Cách nhận biết tia nằm giữa - Cách nhận biết tia không nằm giữa II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng, phấn màu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Ổn định lớp. (1ph) Kiểm tra bài cũ. (3ph) Cho học sinh quan sát hình vẽ sgk rồi giới thiệu chương II Bài mới. ĐL HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 15’ HĐ 1: Hình thành khái niệm nửa mặt phẳng : GV: Giới thiệu trang giấy, mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng - Hỏi : Mặt phẳng có bị giới hạn về phía nào không ? HS: Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía GV: Cho HS quan sát hình 1 SGK - Hỏi : Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a ? HS: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi à một nửa mặt phẳng bờ a - Hỏi : Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ? HS: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. GV: Vẽ thêm một đường thẳng trên mặt phẳng và cho HS xác định hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chung là đường thẳng vừa vẽ GV: Cho HS quan sát hình 2 SGK. GV: Giới thiệu : Nửa mặt phẳng I là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, còn nửa mặt phẳng II có bờ a và chứa điểm P. Hoặc có thể nói nửa mặt phẳng bờ II có bờ a và không chứa điểm M hoặc II là nửa mặt phẳng đối của I - Hỏi : Trên hình vẽ những điểm nào nằm cùng phía đối với đường thẳng a ; những điểm nào nằm khác phía đối với đường thẳng a HS: Hai điểm M, N nằm cùng phía đối với đường thẳng a ; hai điểm N, P (hoặc M, P) nằm khác phía đối với đường thẳng a. GV: Cho HS làm ?1 GV: Cho HS nối điểm M và điểm N, nối điểm M và điểm P. GV: Cho HS đọc câu b và trả lời - Hỏi : Vậy em có nhận xét gì về mỗi đường thẳng nằm trên mặt phẳng ? HS: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. a 1. Nửa mặt phẳng bờ a : Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi à một nửa mặt phẳng bờ a - Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. · M N · · P I II a ?1 a) Nửa mặt phẳng I là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm N, còn nửa mặt phẳng II có bờ a và không chứa điểm N. Nửa mặt phẳng I là nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm P. Nửa mặt phẳng II có bờ a không chứa điểm M và N. b) Đoạn thẳng MN không cắt a, đoạn thẳng MP cắt a. 10’ HĐ 2: Hình thành khái niệm tia nằm giữa hai tia : GV: Treo bảng phụ đã vẽ sẵn hình 3 và cho HS quan sát. GV: Khi nào thì Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy ? HS: Khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N ; ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy GV : Cho HS làm ?2 HS: HS đứng tại chỗ trả lời 2. Tia nằm giữa hai tia : M N O y z x (a) · M · N O z y x (b) M N O y z x (c) ?2 Hình (3b) : Tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy vì Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm O nằm giữa M và N. Hình (3c) : Tia Oz không cắt đoạn thẳng MN. Tia Oz không nằm giữa 2 tia Ox và Oy. Củng cố – luyện tập. (12ph) - Củng cố về khái niệm nửa mặt phẳng GV : Cho HS làm bài 2/73 HS: Cả lớp vẽ hình yêu cầu theo đề bài Nếp gấp là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. GV: Cho HS làm bài tập 4/73 : HS: lên bảng vẽ hình và học sinh khác trả lời. a B A C a) Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A. Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm B. b) B và A nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau (vì a cắt AB) C và A nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau vì (a cắt AC) B và C cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ a, do đó đoạn thẳng BC không cắt a. GV : Cho HS làm bài 3/73. GV : Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài a) Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. b) Cho ba điểm không thẳng hàng O ; A ; B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA ; OB khi tia Ox cắt : đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A ; B. Hướng dẫn về nhà. (3ph) - Học theo SGK - Làm bài tập 1; 4; 5: SGK / 73 - Vẽ hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ b. Đặt tên cho 2 nửa mặt phẳng đó. - Vẽ hai tia đối nhau Ox, Oy. Vẽ một tia Oz bất kỳ khác Ox, Oy. Tại sao tia Oz nằm giữa hai tia Ox ; Oy - HD: Bài 5/73 :Vẽ hình rồi kiểm tra tia OM có cắt AB không A M B 0
Tài liệu đính kèm: