Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11 đến 15 (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11 đến 15 (Bản 2 cột)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì ?

- Kĩ năng : + HS biết vẽ trung điểm của 1 đoạn thẳng.

 + HS nhận biết được 1 điểm là trung điểm của 1 đoạn thẳng.

- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên : Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, bút, phấn màu, com pa, sợi dây, thanh gỗ.

- Học sinh : Thước thẳng có chia khoảng, sợi dây dài khoảng 50 cm, 1 thanh gỗ, 1 mảnh giấy, bút chì.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.

- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động I

KIỂM TRA BÀI HS, DẪN DẮT TỚI KHÁI NIỆM

TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG ( phút)

Cho hình vẽ:

- GV vẽ (AM = 2 cm, MB = 2cm ).

 A M B

1) Đo độ dài : AM = . cm ?

 MB = . cm.

So sánh MA ; MB.

2) Tính AB.

3) Nhận xét gì về vị trí của M đối với A; B ?

- Một HS lên bảng đo :

1) AM = 2 cm.

 MB = 2 cm

 AM = MB.

2) M nằm giữa A và B.

 MA + MB = AB.

 AB = 2 + 2 = 4 (cm).

3) M nằm giữa hai điểm A ; B và M cách đều A ; B M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11 đến 15 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: + HS nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho 
OM = m (đơn vị đo độ dài ) (m > 0).
 + Trên tia Ox, nếu OM = a , ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N.
- Kĩ năng : Biết áp dụng các kiến thức trên để giải bài tập.
- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , đo, đặt điểm chính xác.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Thước thẳng , phấn màu, com pa.
- Học sinh : Thước thẳng , com pa.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động I 
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
1) Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì ta có đẳng thức nào ?
2) Chữa bài tập :
 Trên 1 đường thẳng, hãy vẽ 3 điểm V ; A ; T sao cho AT = 10 cm ; 
VA = 20 cm ; VT = 30 cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
- 1 HS lên bảng.
- GV : Nhận xét và nêu : Để vẽ đoạn thẳng OM = a cm trên tia Ox ta làm như thế nào ? (Nêu rõ từng bước).
Hoạt động 2
Thực hiện ví dụ vẽ 1 đoạn thẳng trên tia (23 ph)
- VD1: Để vẽ đoạn thẳng cần xác định 2 mút của nó. ở VD1 mút nào đã biết, cần xác định mút nào ?
- Sau khi thực hiện 2 cách xác định điểm M trên tia Ox, em có nhận xét 
gì ?
- Yêu cầu HS đọc nhận xét SGK .
- GV: Đầu bài cho gì ? Yêu cầu gì ?
- Hai HS lên bảng thao tác vẽ.
- Cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS làm bài tập : Trên tia Ox vẽ đoạn thẳng OM = 2,5 cm (vở) (bảng OM = 25 cm) ; ON = 3 cm (vở) (bảng ON = 30 cm).
- GV: Trong thực hành : Nếu cần vẽ một đoạn thẳng có độ dài lớn hơn thước thì ta làm thế nào ?
1) Vẽ đoạn thẳng trên tia :
 VD1:
Trên tia Ox , vẽ đoạn thẳng OM = 2 cm
 - Mút O đã biết.
 - Cần xác định mút M.
* Cách 1: (dùng thước có chia khoảng)
- Đặt cạnh của thước trùng tia Ox, sao cho vạch số 0 trùng gốc O.
- Vạch 2 cm của thước ứng với một điểm trên tia, điểm ấy chính là điểm M.
 O M x
* Cách 2: (có thể dùng com pa và thước thẳng).
VD2: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.
Hoạt động 3
2. vẽ hai đoạn thẳng trên tia
- Yêu cầu 1 HS đọc VD SGK.
- Yêu cầu 1 HS lên thực hiện VD trên bảng.
- Cả lớp vẽ vào vở.
- GV: Nếu trên tia Ox có OM = a ; 
ON = b ; 0 < a < b thì kết luận gì về vị trí các điểm O ; N ; M ?
* Với 3 điểm A ; B ; C thẳng hàng :
AB = m ; AC = n ; và m < n ta có kết luận gì ?
 VD: Trên tia Ox vẽ OM = 2 cm.
 ON = 3 cm.
 O M N x
 M nằm giữa O và N.
 x
 O M N
0 < a < b ị M nằm giữa O và N.
* Nhận xét : SGK.
Trên tia Ox ; OM = a ; ON = b nếu 
0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
Hoạt động 4
Củng cố (8 ph)
- Yêu cầu HS làm bài tập 54 SGK.
- Bài 55.
- Hôm nay cho ta thêm một dấu hiệu nhận biết điểm nằm giữa 2 điểm đó là gì ?
- HS: Nếu O ; M ; N ẻ tia Ox và 
OM < ON ị M nằm giữa O và N.
 Bài 55:
OA = 8 cm ; AB = 2 cm. Tính OB.
- Nếu A nằm giữa O và B có:
 OB = OA + AB = 8 + 2 = 10 (cm).
- Nếu B nằm giữa O và A có :
 OB = OA - AB = 8 - 2 = 6 (cm).
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Ôn tập và thực hành vẽ đoạn thẳng biết độ dài (cả dùng thước, dùng com pa).
- Làm bài tập : 53 ; 57 ; 58 ; 59 SGK. Và 52 ; 53 SBT.
Tiết 12 : trung điểm của đoạn thẳng
 Soạn: 16/11/06
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: HS hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì ?
- Kĩ năng : + HS biết vẽ trung điểm của 1 đoạn thẳng.
 + HS nhận biết được 1 điểm là trung điểm của 1 đoạn thẳng.
- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, bút, phấn màu, com pa, sợi dây, thanh gỗ.
- Học sinh : Thước thẳng có chia khoảng, sợi dây dài khoảng 50 cm, 1 thanh gỗ, 1 mảnh giấy, bút chì.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động I 
Kiểm tra bài hs, dẫn dắt tới khái niệm
Trung điểm đoạn thẳng ( phút)
Cho hình vẽ:
- GV vẽ (AM = 2 cm, MB = 2cm ).
 A M B 
1) Đo độ dài : AM = ... cm ?
 MB = ... cm.
So sánh MA ; MB.
2) Tính AB.
3) Nhận xét gì về vị trí của M đối với A; B ?
- Một HS lên bảng đo :
1) AM = 2 cm.
 MB = 2 cm
ị AM = MB.
2) M nằm giữa A và B.
ị MA + MB = AB.
 AB = 2 + 2 = 4 (cm).
3) M nằm giữa hai điểm A ; B và M cách đều A ; B ị M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Hoạt động 2
1. trung điểm đoạn thẳng (17 ph)
- M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì ?
- Có điều kiện M nằm giữa A và B thì tương ứng ta có đẳng thức nào ? 
Tương tự M cách đều A ; B thì .... ?
- GV yêu cầu: 1 HS vẽ trên bảng "
 + Vẽ đoạn thẳng AB = 35 cm.
 + Vẽ trung điểm M của AB. Có giải thích cách vẽ ?
* GV chốt lại: Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì :
 MA = MB = .
- Yêu cầu HS làm bài tập 60 .
- GV quy ước đoạn thẳng biểu diễn 2cm trên bảng.
 2 cm
- Yêu cầu 1 HS vẽ hình.
- GV ghi mẫu lên bảng.
- GV lấy A' ẻ đoạn thẳng OB ; A' có là trung điểm của AB không ?
 Một đoạn thẳng có mấy trung điểm ?
GV: Cho HS 1 đoạn thẳng, yêu cầu HS xác định trung điểm của nó.
- HS nhắc lại định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng.
- Cả lớp ghi bài : định nghĩa trung điểm đoạn thẳng SGK.
 M nằm giữa A và B
 M cách đều A và B
ị MA + MB = AB.
 MA = MB.
- Một HS lên bảng thực hiện :
 + Vẽ AB = 35 cm.
 + M là trung điểm của AB.
 ị AM = = 17,5 cm.
Vẽ M ẻ tia AB sao cho AM = 17,5 cm.
- HS còn lại vẽ vào vở.
- HS tóm tắt bài 60.
 Cho: A, B ẻ tia Ox : OA = 2 cm.
 OB = 4 cm.
 Hỏi : a) A có nằm giữa 2 điểm O ; 
 B không ?
 b) So sánh OA và OB.
 c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ?
 O A B
 2 cm
 4 cm
HS trả lời miệng:
a) Điểm A nằm giữa 2 điểm O và B (OA < OB).
b) Theo câu a:
 A nằm giữa O và B.
ị OA + AB = OB.
 2 + AB = 4
 AB = 4 - 2 = 2 (cm).
ị OA = OB ( = 2 cm).
c) Theo câu a và câu b có : A là trung điểm của đoạn OB.
Hoạt động 3
2. cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Co những cách nào để vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB ?
- Yêu cầu HS chỉ rõ cách vẽ.
- GV hướng dẫn cách gấp dây.
- VD: Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB.
C1: Dùng thước thẳng chia khoảng.
 b1: Đo đoạn thẳng.
 b2: Tính MA = MB = 
 b3 : Vẽ M trên AB với đội dài MA (hoặc MB).
C2 : Gấp dây.
C3: Dùng gấp dây.
- HS đọc SGK.
- Dùng sọi dây xác định chiều dài thanh gỗ (chọn mép thẳng đo).
Hoạt động 4
Hướng dẫn về nhà (3 ph)
- Cần thuộc hiểu các kiến thức quan trọng trong bài trước khi làm bài tập.
- Làm các bài tập : 61 ; 62 ; 65 .
 60 ; 61 ; 62 .
- Ôn tập , trả lời các câu hỏi.
Tiết 13 : ôn tập chương i
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia đoạn thẳng, trung điểm (khái niệm, tính chất, cách nhận biết).
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com pa, vẽ đoạn thẳng.
- Thái độ : Bước đầu tập suy luận đơn giản.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Thước thẳng , com pa , bảng phụ , thước thẳng có chia khoảng.
- Học sinh : Thước thẳng , com pa.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động I 
Kiểm tra việc lĩnh hội một số kiến thức
Trong chương của HS (10 phút)
- GV nêu câu hỏi :
 + Cho biết khi đặt tên 1 đường thẳng có mấy cách, chỉ rõ từng cách, vẽ minh hoạ.
+ Khi nào nói 3 điểm A ; B ; C thẳng hàng ?
+ Vẽ 3 điểm A ; B ; C thẳng hàng.
- Trong ba điểm đó điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
+ Cho 2 điểm M , N :
 - Vẽ đường thẳng aa' qua 2 điểm đó.
 - Vẽ đường thẳng xy cắt a tại trung điểm I của đoạn thẳng MN.
 Trên hình vẽ có những đoạn thẳng nào ? Kể tên 1 số tia, tia đối nhau ?
- Ba HS lần lượt trả lời thực hiện trên bảng.
- HS1: Khi đặt tên đường thẳng có 3 cách :
 C1: Dùng một chữ cái in thường.
 a
C2 : Dùng 2 chữ cái in thường :
 a b 
C3 : Dùng 2 chữ cái in hoa :
 A B
- HS2: Ba điểm A ; B ; C thẳng hàng khi 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng.
 A B C
 Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
 AB + BC = AC.
 x
 a M I N a'
 y
 Trên hình vẽ có :
 - Những đoạn thẳng : MI; IN; MN.
 - Những tia: Ma ; IM (hay Ia).
 Na' ; Ia' (hay IN).
 Cặp tia đối nhau : Ia và Ia'
 Ix và Iy. 
Hoạt động 2
Củng cố kiến thức qua việc dùng ngôn ngữ (12 ph)
Bài tập 1:
 Điền vào ô trống các phát biểu sau để được đúng :
 a) Trong 3 điểm thẳng hàng ... nằm giữa hai điểm còn lại.
 b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua ....
 c) Mỗi điểm trên 1 đt là ... của hai tia đối nhau.
 d) Nếu .... thì AM + MB = AB.
 e) Nếu MA = MB = thì ....
Bài tập 2:
 Đúng hay sai:
 a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm A và B (S).
 b) Nếu M là trung điểm của đt AB thì M cách đều 2 điểm A và B. (Đ).
 c) Trung điểm của đt AB là điểm cách đều A và B. (S).
 d) Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung. (S).
 e) Hai tia đối nhau cùng nằm trên 1 đường thẳng. (Đ).
 f) Hai tia cùng nằm trên 1 đường thẳng thì đối nhau. (S).
 h) Hay đt phân biệt thì cắt nhau hoặc song song . (Đ).
 x
 Hoạt động 3	a
Luyện kĩ năng vẽ hình
 A
Bài 3: 
 Cho hai tia phân biệt chung gốc Ox và N O 
Oy (Không đối nhau). M
- Vẽ đt aa' cắt hai tia đó tại A; B khác 0.
- Vẽ điểm M nằm giữa hai điểm A; B, vẽ tia OM.
- Vẽ tia ON là tia đối của tia OM.	B
a) Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình ?
b) Chỉ ra 3 điểm thẳng hàng trên hình ? a'
c) Trên hình có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không ?	y
hoạt động 4
hướng dẫn về nhà (3 ph)
- Về nhà hiểu, thuộc, nắm vững lý thuyết trong chương.
- Tập vẽ hình, kí hiệu hình cho đúng.
- Làm các bài tập trong SBT: 51 ; 56 ; 58 ; 63.
Tiết 14 : kiểm tra một tiết
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, trung điểm và các kĩ năng về các dạng bài tập này.
B. đề bài : 
Câu 1: 
 a) Thế nào là hai tia đối nhau ? Vẽ hình minh hoạ.
 b) Cho 3 điểm M ; A ; B thẳng hàng có MA = MB nói rằng "M là trung điểm của đoạn thẳng AB" đúng hay sai ?
Câu 2:
 - Vẽ 3 điểm thẳng hàng, đặt tên, nêu cách vẽ.
 - Vẽ 3 điểm không thẳng hàng, đặt tên, nêu cách vẽ ?
Câu 3:
 - Vẽ tia Ox.
 - Vẽ ba điểm A ; B ; C trên tia Ox với OA = 4 cm ; OB = 6 cm ; OC = 8 cm.
 - Tính các độ dài AB ; BC ?
 - Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC không ? Vì sao ?
Câu 4: 
 Vẽ hai đường thẳng a ; b trong các trường hợp :
 a) Cắt nhau.
 b) Song song.
c. đáp án - biểu điểm :
Câu 1 (2 điểm) :
 a) Định nghĩa hai tia đối:
 - Vẽ hình :
 y O x (1 điểm).
 b) Sai. (1 điểm).
Câu 2 (2 điểm) :
 - Vẽ ba điểm thẳng hàng.
 A B C (1 điểm).
 - Nêu cách vẽ.
 - Vẽ 3 điểm không thẳng hàng.
 C
 A B 
 - Nêu được cách vẽ . (1 điểm).
Câu 3 (4 điểm) :
 - Vẽ tia Ox
 O A B C (1 điểm).
 - Tính AB:
 Trên tioa Ox có OB < OA nên A nằm giữa O và B :
 OA + AB = OB.
 AB = OB - OA = 6 - 4 = 2 (cm). (1 điểm).
 Tương tự : BC = 2 cm.
 - Theo trên ta có : B nằm giữa A và C.
 BA = BC.
 Nên B là trung điểm của AC. (1 điểm).
Câu 4 (2 điểm) :
 a 
 	b
 	(1 điểm).
	a
	 b (1 điểm).
Tiết 15 : trả bài kiểm tra học kỳ i
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: + HS nắm được kết quả chung của cả lớp về % điểm giỏi, khá, trung bình, chưa đạt và kết quả của từng cá nhân.
 + Nắm được những ưu điểm đã đạt được, những sai lầm mắc phải, rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau.
- Kĩ năng : + Được củng cố lại các kiến thức trong bài đã làm.
 + Rèn luyện cách trùnh bày lời giải các bài tập.
- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , chính xác .
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : 
- Học sinh : 
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động I 
- GV nhận xét bài kiểm tra : Phần hình học :
 + Ưu điểm :
 + Nhược điểm .
 + Cách trình bày.
 - HS khá lên chữa bài kiểm tra, mỗi một HS một phần.
- Các HS khác theo dõi, nhận xét bài làm trên bảng.
Hoạt động 2
- Yêu cầu HS khá lên bảng chữa từng phần. 
 (Đề bài trên bảng phụ).
- GV nhận xét từng bài, chốt lại cách giải, cách trình bày.
- HS đối chiếu lại bài kiểm tra của mình với bài chữa trên bảng.
- Chữa vào vở bài tập.
Hoạt động 3
Hướng dẫn về nhà
- Xem trước bài nửa mặt phẳng.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 11 - 15.doc