Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 10: Luyện tập - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 10: Luyện tập - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh

1.Mục tiêu

a) Kiến thức:

 Học sinh hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB.

b) Kĩ năng:

 Rèn cho HS kĩ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

c) Thái độ:

 Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi đo và cộng các độ dài.

2. Trọng tâm

Vận dụng điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB làm bài tập

3. Chuẩn bị:

GV: Thước thẳng, bảng phụ

HS:Thước thẳng, bảng nhóm.

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định:

 Kiểm diện HS

 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

4.2 Kiểm tra miệng:

GV: Nêu yêu cầu:

HS1:

1) Khi nào thì độ dài AM cộng MB bằng AB? (4 điểm)

2) Sửa bài 48/ SGK/ 121. (6 điểm)

HS2: Sửa bài 49/ SGK/ 121. (10 điểm) HS1:

1) Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì độ dài AM cộng MB bằng AB.

2) Sửa bài 48/SGK/121.

Ta có độ dài sợi dây là:

 1,25.= 0,25 (m)

Chiều rộng của lớp học đó là:

4. 1,25 + 0,25=5,25(m)

HS2: Sửa bài 49/ SGK/ 121.

a)

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 10: Luyện tập - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết: 10
Tuần 10
Ngày dạy:30/10/2010
1.Mục tiêu
a) Kiến thức:
 Học sinh hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB.
b) Kĩ năng:
 Rèn cho HS kĩ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
c) Thái độ:
 Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi đo và cộng các độ dài.
2. Trọng tâm
Vận dụng điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB làm bài tập
3. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, bảng phụ 
HS:Thước thẳng, bảng nhóm.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định:
 Kiểm diện HS
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng:
GV: Nêu yêu cầu:
HS1:
Khi nào thì độ dài AM cộng MB bằng AB? (4 điểm)
Sửa bài 48/ SGK/ 121. (6 điểm) 
HS2: Sửa bài 49/ SGK/ 121. (10 điểm)
HS1:
1) Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì độ dài AM cộng MB bằng AB. 
2) Sửa bài 48/SGK/121. 
Ta có độ dài sợi dây là:
 1,25.= 0,25 (m)
Chiều rộng của lớp học đó là:
4. 1,25 + 0,25=5,25(m)
HS2: Sửa bài 49/ SGK/ 121. 
Điểm M nằm giữa hai điểm A, N
Nên AM + MN = AN
Điểm N nằm giữa hai điểm M, B
Nên BN + NM = BM
Mà AN = BM
Nên AM + MN = BN + NM
Suy ra AM = BN
4.3 Luyện tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1
Dạng 1: AM + MB = ABvị trí của M
GV: Khi biết AM + MB = AB, ta kết luận gì về vị trí của M?
HS: Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì độ dài AM cộng MB bằng AB.
GV: Yêu cầu HS thực hiện bài 50, 51/ SGK /121 theo nhóm
HS: Hoạt động theo nhóm (3 phút)
Nhóm: 1; 2: bài 50; Nhóm: 3; 4: bài 51
GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm.
HS:Đại diện các nhóm trình bày 
Bài 50/ SGK/ 121
Ba điểm V, A, T thẳng hàng và 
TV + VA = TA
Vậy điểm V nằm giữa hai điểm T và A.
Bài 51/ SGK/ 121
Ba điểm A, V, T thuộc đường thẳng với TA = 1cm; VA = 2cm; VT= 3cm.
nên VT = TA + AV
Vậy điểm A nằm giữa hai điểm V, T. 
Hoạt động 2
Dạng 2: Tìm độ dài đoạn thẳng
GV: Với ba điểm A, B, C thẳng hàng. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết đượïc độ dài của ba đoạn thẳng AB, AC, BC?
HS:Áp dụng hệ thức AB + BC = AC (Điểm B nằm giữa hai điểm A, C).
GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện bài 45; 46/ SGK/ 102.
HS: Hai HS lên bảng thực hiện (mỗi em một bài)
Bài 45/ SBT/ 102
Vì điểm M nằm giữa hai điểm P, Q
Nên: PQ = PM + MQ = 2 + 3 = 5(cm)
Vậy: PQ = 5(cm)
Bài 46/ SBT/ 102
Ta có điểm M nằm giữa A và B
Nên AM + MB = AB = 11cm (1)
Mà MB – MA = 5cm (2)
Từ (1); (2), suy ra 2MB = 16
	MB = 16:2 = 8(cm)
	Vậy: MA = 8 – 5 = 3(cm); MB = 8(cm)
Hoạt động 3
Dạng 3: Trắc nghiệm
GV: Đưa bảng phụ có ghi đề bài:
Gọi I là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Biết AI = 5cm; AB = 8cm; TB = ?
A. 13cm; B. 3cm, C. 4ccm, D. 6,5cm
HS: 
+ Một HS đọc đề bài
+ Cả lớp thực hiện
GV: Gọi một HS trả lời và giải thích.
HS: Một HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích.
Ta có AI + IB = AB
	IB = AB – AI = 8 – 5 = 3(cm)
Vậy: Chọn B
4.4 Bài học kinh nghiệm:
 Điểm M không nằm giữa hai điểm A và B khi và chỉ khi MA + MB AB.
 Điểm M nằm giữa hai điểm A và B khi và chỉ khi MA + MB = AB.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đối với tiết học này
Xem lại các dạng bài tập đã giải.
- Làm bài 47; 49/ SBT/ 120
Hướng dẫn:
+ Vẽ hình cho từng trường hợp rồi kết luận.
AC + CB = AB
C nằm giữa hai điểm A và B.
- Đối với tiết học tiếp theo
 + Chuẩn bị: Thước thẳng có chia mm; compa.
+ Xem trước bài vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTieát 10.doc