Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hồng Dương

Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hồng Dương

I- MỤC TIÊU :

- HS hiểu thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm; trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

- HS biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, sử dụng được các thuật ngữ “nằm cùng phía”, “nằm khác phía”, “nằm giữa”

- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

*G : Thước thẳng; bảng phụ vẽ các trường hợp 3 điểm không thẳng hàng .

*HS : Thước thẳng, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra (6ph)

Gv gọi 2 HS lên làm 2 bài tập

Bài 1: Vẽ đường thẳng a. vẽ A a, Da, Ca.

Bài 2: Vẽ đường thẳng b. Vẽ S b; Tb; Rb HS 1: lên bảng làm bài 1

HS 2: lên bảng làm bài 2

B- Bài giảng

1. Ba điểm thẳng hàng (12 phút)

GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk

? Khi nào thì ba điểm thẳng hàng

? Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng?

? Hãy nêu cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng.

Củng cố: Làm bài 10, a,c sgk

Củng cố: Làm bài 8 sgk

Đáp án: ba điểm: A, M, N thẳng hàng

HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk

HS trả lời :

- Khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng

- Khi ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng.

HS 1: Vẽ hình câu a

HS vẽ hình câu c

HS cả lớp kiểm tra và HS đứng tại chỗ trả lời

2. Điểm nằm giữa hai điểm (10 phút)

GV vẽ hình 9 sgk lên bảng

? Hãy cho biết vị trí của hai điểm C và B đối với điểm A? vị trí của hai điểm A và C đối với điểm B? vị trí của 2 điểm A và B đối với điểm C?

Củng cố: Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa 2 điểm B và C

? Có mấy cách vẽ

? Trong ba điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm?

GV nêu nhận xét sgk

HS vẽ hình và quan sát

HS nêu các vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình vẽ

HS lên bảng vẽ hình

HS trả lời

 

doc 67 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hồng Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/9/09
Ngày dạy:11/9/09
 Tiết 1: x1. điểm - đường thẳng
I- Mục tiêu : 
- hS hiểu điểm là gì? đường thẳng là gì?
- Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng
- Biết vẽ điểm, đường thẳng
- Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng
- Biết sử dụng kí hiệu 
II- Chuẩn bị của GV và HS :
GV: thước thẳng; Bảng phụ 
HS: thước thẳng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra (5ph)
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- Giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình hình học 6
- nêu yêu cầu đối với môn học
B- Bài giảng:
1- Điểm (7ph)
* GV giới thiệu hình 1 sgk và vẽ lên bảng
* GV nhận xét và nêu lại cách viết tên điểm, cách vẽ điểm.
* GV giới thiệu bảng phụ.
GV giới thiệu hình 2 sgk 
? các em có nhận xét gì về các điểm ở hình và các điểm ở hình 2
GV thông báo
- 2 điểm phân biệt là 2 điểm không trùng nhau
- Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm
- điểm là một hình đơn giản nhất. 
HS quan sát hình 1 sgk 
Đọc tên các điểm
- Nêu cách viết tên điểm, cách vẽ điểm 
HS quan sát bảng phụ 
- Lên bảng chỉ rõ điểm D
- Đọc tên các điểm trên hình 
HS: đọc tên các diểm trong hình
HS nhận xét hai điểm ở hình 2 trùng nhau.
HS ghi bài vào vở
2- Đường thẳng (6 ph)
GV nêu hình ảnh của đường thẳng
GV giới thiệu hình 3sgk và yêu cầu HS đọc tên, nêu cách viết tên cách vẽ đường thẳng.
GV thông báo 
- đường thẳng là một tập hợp điểm
- đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía.
- Vẽ đường thẳng bằng 1 vạch thẳng.
HS quan sát hình 3 sgk 
- Đọc tên đường thẳng 
- Nêu cách viết tên đường thẳng
- Nêu cách vẽ đường thẳng
3. Điểm thuộc đường thẳng - Điểm không thuộc đường thẳng (10 phút)
GV giới thiệu hình 4 sgk 
? hãy xác định quan hệ của các điểm A,B với đường thẳng d
GV Diễn đạt quan hệ giữa các điểm A,B với đường thẳng d bằng cách khác nhau và viết kí hiệu
Aẻd; Bẽd
GV thông báo: Với mỗi đường thẳng bất kì có những điểm thuộc đường thẳng đó và có những điểm không thuộc đường thẳng đó
GV giới thiệu và vẽ hình 5 sgk GV yêu cầu từng HS trả lời các câu hỏi a,b, c
HS quan sát hình 4 sgk 
HS trả lời miệng
HS ghi bài 
HS vẽ hình 5 sgk vào vở
HS 1: trả lời câu a
HS 2: lên bảng làm câu b
HS 3: lên bảng làm câu c
Củng cố: (15ph)
GV kẻ bảng tóm tắt kiến thức của bài học theo mẫu sau:
Cách viết thông thường
Hình vẽ 
kí hiệu 
Điểm M
Đường thẳng a
a
M
M ẻA
GV hướng dẫn HS điền vào bảng kiến thức trên
- Củng cố bài tập 1 sgk 
- Củng cố bài tập 3 sgk 
HS lên bảng điền vào ô trống 
HS lên bảng trình bày lời giải 
HS suy nghĩ ít phút tại chỗ
HS1: làm câu a
HS 2: làm câu b
HS 3: làm câu c
C- Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học bài theo sgk 
- làm các bài tập 2,5,6 sgk 
- HS khá làm bài 1,3 sbt 
Nhận xét của BGH
Ngày soạn:11/9/09
Ngày dạy : 18/9/09
Tiết 2: x2. Ba điểm thẳng hàng
I- Mục tiêu :
- HS hiểu thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm; trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- HS biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, sử dụng được các thuật ngữ “nằm cùng phía”, “nằm khác phía”, “nằm giữa”
- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
*G : thước thẳng; bảng phụ vẽ các trường hợp 3 điểm không thẳng hàng .
*HS : thước thẳng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra (6ph)
Gv gọi 2 HS lên làm 2 bài tập 
Bài 1: Vẽ đường thẳng a. vẽ A ẻa, Dẻa, Cẻa.
Bài 2: Vẽ đường thẳng b. Vẽ S ẻb; Tẻb; Rẽb
HS 1: lên bảng làm bài 1
HS 2: lên bảng làm bài 2
B- Bài giảng
1. Ba điểm thẳng hàng (12 phút)
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk 
? Khi nào thì ba điểm thẳng hàng 
? Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng?
? Hãy nêu cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng.
Củng cố: Làm bài 10, a,c sgk 
Củng cố: Làm bài 8 sgk 
Đáp án: ba điểm: A, M, N thẳng hàng 
HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk 
HS trả lời : 
- Khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng 
- Khi ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng.
HS 1: Vẽ hình câu a
HS vẽ hình câu c
HS cả lớp kiểm tra và HS đứng tại chỗ trả lời 
2. Điểm nằm giữa hai điểm (10 phút)
GV vẽ hình 9 sgk lên bảng 
? Hãy cho biết vị trí của hai điểm C và B đối với điểm A? vị trí của hai điểm A và C đối với điểm B? vị trí của 2 điểm A và B đối với điểm C?
Củng cố: Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa 2 điểm B và C
? Có mấy cách vẽ 
? Trong ba điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm?
GV nêu nhận xét sgk 
HS vẽ hình và quan sát 
HS nêu các vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình vẽ
B
A
C
HS lên bảng vẽ hình
A
B
C
HS trả lời 
C- Củng cố (15 ph)
Làm bài 10b sgk 
Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B không nằm giữa 2 điểm A và C
Làm bài 9 sgk 
Làm bài 10 sgk 
GV giới thiệu hình vẽ trên bảng phụ 
? Trên hình vẽ có điểm nào nằm giữa 2 điểm không ?
GV thông báo: không khái niệm điểm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng.
HS lên bảng vẽ hình
HS lên bảng vẽ hình 
HS trả lời miệng 
HS trả lời miệng 
HS suy nghĩ trả lời 
D- Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Học bài theo sgk 
- Làm bài tập 12, 13, 14 sgk 
- HS khá làm bài 12, 13 sbt 
Nhận xét của BGH
Ngày soạn:18/9/09
Ngày dạy :25/9/09
Tiết 3: x3. đường thẳng đi qua hai điểm
I- Mục tiêu :
- HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt
- HS biết được thế nào là 2 đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau
- HS biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, vẽ 2 đường thẳng có 1 điểm chung, hai đường thẳng song song.
Yêu cầu HS vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
*G :- thước thẳng; Bảng phụ vẽ các đường thẳng với các tên gọi khác nhau. (a; xy; AB) 
 *HS : Thước thẳng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học : 
*ổn định lớp :
 6A: 6B:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra (7ph)
GV nêu đề bài kiểm tra 
Câu 1: thế nào là 3 điểm thẳng hàng? vẽ hình minh hoạ và nêu quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng 
Câu 2: Chữa bài 13 sgk 
GV nhận xét và cho điểm 
HS 1: lên bảng làm bài 1
HS 2: lên bảng làm bài 13
B- Bài giảng
1. Vẽ đường thẳng (6ph)
GV nêu vấn đề:
Cho điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được mấy đường thẳng?
- Cho 2 điểm A và B, vẽ được ấy đường thẳng đi qua 2 điểm đó?
GV nêu nhận xét: có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A và B
Củng cố: làm bài 15 sgk 
HS vẽ hình ra vở nháp sau đó nêu kết quả.
HS quan sát hình 21 sgk và trả lời miệng
2- Tên đường thẳng (7 phút)
? Hãy nêu lại cách đặt tên cho đường thẳng?
GV thông báo các cách đặt tên cho đường thẳng.
Đường thẳng a
 a
Đường thẳng xy:
 x y
 Đường thẳng AB:
 A B
Củng cố làm ? sgk 
Nếu đường thẳng chứa 3 điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó ntn?
HS trả lời 
HS nêu cách gọi khác nhau của đường thẳng
Đáp: 
Đường thẳng AB, đường thẳng AC
Đường thẳng BA, đường thẳng CA
Đường thẳng BC, đường thẳng CB
3. Vị trí tương đối của 2 đường thẳng (10 ph)
GV thông báo 
Các đường thẳng trùng nhau
Các đường thẳng cắt nhau
Các đường thẳng song song với nhau
? Em hiểu thế nào là 2 đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau?
GV nêu định nghĩa về hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau?
GV nêu chú ý sgk 
Củng cố:
Vẽ 2 đường thẳng phân biệt có một điểm chung, không có điểm chung.
- Vẽ 2 đường thẳng cắt nhau mà giao điểm nằm ngoài trang giấy.
HS quan sát các vị trí tương đối của hai đường thẳng 
HS suy nghĩ trả lời 
HS đọc chú ý sgk 2 lần 
HS lên bảng vẽ hình 
HS dưới lớp vẽ vào vở nháp
C- Củng cố: (12 ph)
? có mấy đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt cho trước
? Nêu các vị trí tương đối của 2 đường thẳng.
Làm bài tập 16 sgk 
Làm bài tập 17 sgk
Làm bài tập 19 sgk
Gv nhận xét bài làm của HS và uốn nắn sai sót.
HS trả lời miệng
HS trả lời miệng
HS trả lời miệng
HS1 lên bảng làm bài 17 
HS2 lên bảng làm bài 19
D- Hướng dẫn về nhà (3 ph)
Học bài theo sgk 
Làm bài tập : 20, 21 sgk ; 16,17 sbt 
Chuẩn bị dụng cụ cho buổi thực hành tiết sau
Mỗi nhóm 2 HS chuẩn bị: 3 cọc tiêu bằng tre hoặc gỗ dài 1,5m một đầu nhọn, thân cọc dán giấy màu xen kẽ và 1 dây dọi. 
Nhận xét của BGH
Ngày soạn:25/9/09
Ngày dạy : 2/10/09
Tiết 4: x4. Thực hành : trồng cây thẳng hàng
I- Mục tiêu :
- HS thấy được ứng dụng về 3 điểm thẳng hàng trong thực tê.
- HS biết cách chôn các cọc thẳng hàng 
II- Chuẩn bị của GV và HS :
Bảng phụ vẽ hình 24, 25 sgk 
Chia nhóm (2 HS một nhóm) và phân công nhiệm vụ
Mỗi nhóm 3 cọc tiêu bằng tre (gỗ) dài 1,5m có bọc giấy màu xen kẽ; 1 dây dọi; 1 búa nhỏ.
III. Tổ chức thực hành
*ổn định lớp :
 6A: 6B:
A- Kiểm tra dụng cụ (3 ph)
Gv kiểm tra dụng cụ thực hành của HS 
B- Hướng dẫn cách làm (7ph)
GV nêu các bước thực hiện :
Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B
Bước 2: Em thứ nhất đứng ở A, em thức hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C
Bước 3: Em thứ nhất ra hiệu để em thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu sao cho em thứ nhất thấy cọ tiêu ở B và C. Khi đó 3 cọc A, B, C thẳng hàng.
HS chú ý theo dõi và ghi nhớ các bước làm
C- Thực hiện (20 ph)
GV cho lớp ra vị trí đã chọn (sân bóng) và yêu cầu mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ đã hướng dẫn.
HS thực hành theo nhóm
GV quan sát, kiểm tra việc thực hiện công việc của mỗi nhóm 
Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện 
GV kiểm tra kết quả thực hiện của các nhóm và yêu cầu một hạơc hai nhóm trình bày lại cách thực hiện 
D- Nhận xét - đánh giá (15 ph)
GV nhận xét ý thức tham gia hoạt động của HS 
Nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm
Tuyên dương các nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa đạt (cho điểm 1 - 2 nhóm)
Nhận xét của BGH
Ngày soạn:2/10/09
Ngày dạy :9/10/09
Tiết 5: x5. Tia
I- Mục tiêu :
- HS biết dịnh nghĩa mô tả tia bằng cách khác nhau, biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- HS biết vẽ tia, viết tên và đọc tên một tia .
- HS biết phân biệt 2 loại tia chung gốc, biết phát biểu chính xác các mệnh đề toán học.
II- Chuẩn bị của GV và HS :
- thước thẳng.
- Bảng phụ vẽ các cặp tia phân biệt, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học :
*ổn định lớp :
 6A: 6B:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra (7ph)
GV nêu yêu cầu 
Vẽ đường thẳng xy
Vẽ điểm O nằm trên đường thẳng xy
GV dùng phấn màu xanh vẽ phần đường thẳng Ox và giới thiệu hình gồm điểm O và phần đường thẳng này là một tia gốc O 
HS lên bảng vẽ hình
HS dưới lớp vẽ hình vào vở.
HS tô đậm điểm O và phần đường thẳng Ox
B- Bài giảng
GV ghi tên bài học và dùng phấn màu đỏ vẽ phần đường thẳng Oy và giới thiệu như trên.
1.  ... g,thước đo góc, compa.
III. Các hoạt động dạy học :
*ổn định lớp : 6A :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: KTBC (5’)
+ HS1: nêu định nghĩa đường tròn.
- Vẽ đường tròn (A;2cm) có đường kính BC, dây cung MN = 3cm.
(?) Đường kính và bán kính có quan hệ gì ?
(?) Điểm D nằm trong, nằm trên, nằm ngoài đường tròn (A;2cm) khi nào?
+ HS1 lên bảng nêu đn đường tròn, vẽ hình.
- Điểm D nằm trong (A;2cm) 
 OD < 2cm
- Điểm D nằm ngoài (A;2cm) 
 OD > 2cm
- Điểm D nằm trên (A;2cm) 
 OD = 2cm
* Hoạt động 2: Tam giác ABC là gì? (25’)
- GV vẽ tam giác ABC lên bảng, giới thiệu hình vẽ trên bảng gọi là tam giác ABC.
(?) Vậy tam giác ABC là gì?
- GV vẽ hình.
(?) Cách vẽ hình trên có phải hình tam giác không? vì sao? 
- GV yêu cầu HS vẽ 1 tam giác ABC vào vở.
- GV giới thiệu kí hiệu tam giác và ghi bảng sau đó nêu cách đọc.
- Tương tự các em hãy nêu cách đọc khác của tam giác ABC.
(?) Có mấy cách đọc tên tam giác ABC.
- GV: Một tam giác có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc. Em nào có thể đọc tên
+ 3 đỉnh của tam giác ABC
+ 3 cạnh của tam giác ABC
+ 3 góc của tam giác ABC
- GV ghi tên đỉnh, cạnh, góc của tam giác ABC lên bảng ( HS có thể đọc tên góc và cạnh của tam giác theo cách khác nhau) 
(?) Có mấy cách đọc tên cạnh, tên góc của tam giác ABC.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS làm bài 43(SGK/94)
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng dùng phấn màu điền vào chỗ trống.
- GV treo bảng phụ ghi bài 44 (SGK/95) cho HS quan sát sau đó cho HS hoạt động theo nhóm làm vào phiếu học tập GV phát cho.
Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau:
Tên tam giác
Tên 3 đỉnh
Tên 3 góc
Tên 3 cạnh
Tg ABI
A,B,I
IAC;ACI; CIA. 
AB,BC,CA
- GV thu phiếu học tập của HS và đánh giá kết quả của các nhóm bằng cách cho HS các nhóm kiểm tra lẫn nhau.
- GV yêu cầu HS đưa ra các đồ vật có dạng tam giác.
- GV vẽ điểm M ở trong tam giác ABC 
(?) Điểm M nằm trong những góc nàocủa tam giác ABC.
- GV: 1 điểm nằm trong cả 3 góc của tam giác gọi là điểm nằm trong tam giác.
- GV 1 điểm N nằm ngoài tam giác ABC và hỏi vì sao điểm N nằm ngoài tam giác ABC.
- Hãy vẽ 1 điểm P nằm bên trong tam giác ABC và điểm Q nằm bên ngoài tam giác ABC. 
- HS quan sát hình vẽ và trả lời.
Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB; BC; CA khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
- HS (H1) không là tam giác.
Vì 3 điểm M,N,P thẳng hàng.
- HS: (H1) không là tam giác vì 3 điểm M,N,P thẳng hàng
(H2) không phải là tam giác vì 3 điểm D,E,F không thẳng hàng nhưng DF không phải là đoạn thẳng.
- HS vẽ tam giác ABC vào vở và ghi kí hiệu.
HS: tam giác BCA, tam giác ACB có 6 cách đọc tên tam giác 
HS đọc: Đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C
Cạnh AB; cạnh BC; cạnh CA;
Góc BAC; góc ABC, góc BCA
- Có 6 cách đọc tên cạnh, tên góc của 1 tam giác.
- HS đọc đề bài.
- HS làm câu a.
Hình tạo thành bởi 3 đoạn thẳng MN,NP,PM khi 3 điểm M,N,P không thẳng hàng được gọi là tam giác MNP.
- HS2: làm câu b
Tam giác TUV là hình gồm 3 đoạn thẳng TU,UV,VT khi 3 điểm T,U,V không thẳng hàng được gọi là tam giác TUV.
- HS hoạt động nhóm làm bài 44(SGK/95) trong 5 phút.
- HS đưa ra các vật dụng có dạng hình tam giác đã chuẩn bị.
- Điểm M nằm trong góc ABC, góc BAC, góc BCA.
- Vì điểm N không nằm trong góc ABC và góc BAC.
- 1 HS lên bảng vẽ hình.
* Hoạt động 3: Vẽ tam giác (10’)
- GV nêu ví dụ:
Vẽ tam giác ABC biết 3 cạnh BC = 4cm; AB = 3cm; AC = 2cm
- GV vẽ tia Ox và chia đơn vị trên tia Ox.
- Hãy vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
(?) Để vẽ được tam giác ABC thoả mãn đề bài ta cần vẽ thêm được yếu tố nào? nêu cách vẽ.
- GV vẽ mẫu thao tác trên bảng để quan sát.
- Hãy đo góc BAC của tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS làm bài 47(SGK)/95)
Vẽ đoạn thẳng IR = 3cm. Vẽ điểm T sao cho TI = 2,5cm, TR = 2cm. Vẽ tam giác TIR. 
- HS cùng vẽ vào vở.
- 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.
- Cần vẽ được điểm A vừa cách B một khoảng 3cm, vừa cách C 1 khoảng 2cm.
- HS nêu cách vẽ.
- HS lên bảng đo giác BAC.
HS vẽ vào vở.
- 1 HS lên bảng vẽ hình theo đơn vị quy ước trên tia số. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(3’)
- Học bài theo SGK
- Làm bài 45, 46, (SGK/95)
- Ôn lại các định nghĩa về các hình và 3 tính chất (SGK/96).
- Làm các câu hỏi 1->4 (SGK/96)
Nhận xét đánh giá
Ngày soạn: 9/4/2010
Ngày giảng: 16/4/2010
Tuần 30 Tiết 27: ôn tập chương II
I - Mục tiêthực hiện
- Giúp HS hệ thống hoá các kiến thức về góc, sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo, vẽ góc, đường tròn và tam giác.
- Bước đầu tập cho HS suy luận đơn giản
II- Chuẩn bị của GV và HS 
* GV: Máy chiếu, phim các bài tập củng cố kiến thức bằng hình vẽ và ngôn ngữ, thước đo góc, compa, thước thẳng.
* HS: Ôn và làm các câu hỏi, bài tập (sgk/96) dụng cụ vẽ hình 
III. Các hoạt động dạy học
*ổn định lớp 6A :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: KTBC (8’)
HS1: Thế nào là góc?Góc bẹt?Góc nhọn? Góc tù? Góc vuông?
Vẽ hình minh hoạ
Lấy hình ảnh thực tế về góc bẹt, góc vuông
HS 2: Thế nào là 2 góc kề nhau? 2 góc phụ nhau? Hai góc bù nhau?
+ Vẽ hình minh họa
HS 1: Phát biểu các định nghĩa: Góc bẹt, góc nhọn, góc vuông, góc tù và vẽ hình 
HS 2: Phát biểu các định nghĩa về 2 góc kề nhau, 2 góc phụ nhau, 2 góc bù nhau, 2 góc kề bù và vẽ hình 
* Hoạt động 2: Củng cố kiến thức bằng hình vẽ (10’)
- GV đưa ra các hình vẽ lên màn hình cho HS quan sát và trả lời câu hỏi
Bài 1: Các hình vẽ sau đây cho ta biết kiến thức gì?
+ GV có thể hỏi thêm một số câu hỏi khác 
HS cả lớp quan sát hình vẽ trên màn hình và suy nghĩ trả lời 
? Tia phân giác của một góc là gì? Mỗi góc khác góc bẹt có mấy tia phân giác?
? D ABC là gì?
? Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R?
(Là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R)
HS trả lời 
H1: Hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chung là a
H2: Điểm A nằm bên trong góc nhọn xOy
H3: Góc vuông mOn
H4: Góc tù: aOb
H5: Góc bẹt xOy có tia phân giác Oz
H6: 2 góc tAu và uAv kề bù
H7: 2 góc aOb và bOc phụ nhau
H8: Oy là tia phân giác của góc xOz
H9: Tam giác ABC
H10: Đường tròn tâm O bán kính R
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức bằng ngôn ngữ (10 phút)
- GV treo bảng phụ ghi bài 2
“Điền vào ô trống các phát biểu sau để được câu đúng”
a) Bất kỳ đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là ..... của hai nửa mặt phẳng ...
b) Mỗi góc có một .... số đo của góc bẹt là....
c) nếu tia Ob nằm giữa 2 tia Oa và Oc thì ...
d) Nếu .... thì góc xOy +yOz = xOz
e) nếu xÔt = tÔy = xÔy/2 thì ....
Bài 3: Điền Đ) đúng, (S) sai vào o trống:
a) Góc là hình tạo bởi 2 tia cắt nhau
b) nêu Oy là tia phân giác của xÔz thì xÔy =yÔz
c) nếu xÔt =tÔy thì Ot là tia phân giác của xÔy
d) Hai góc kề nhau là 2 góc có một cạnh chung
e) Tam giác MNP là hình gồm 3 đoạn thẳng MN, NP,MP
g) Mọi điểm nằm trên đường tròn đều cách tâm một khoảng bằng bán kính.
- GV phát phiếu học tập và cho HS làm bài theo nhóm
- GV thu phiếu học tập và kiểm tra trên màn hình.
1 HS lên bảng điền vào chỗ trống trên bảng phụ
a) bờ chung .... đối nhau 
b) số đo ... 1800 
c) aOb +bOc =aOc
d) Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz
e) Ot là tia phân giác của xOy 
HS hoạt động nhóm 
a) S 
b) Đ
c) S 
d) S
e) S 
g) Đ
Hoạt động 4: Luyện kỹ năng vẽ hình và suy luận
Bài 4: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho xÔy = 400, xÔz =1200.
a) Trong 3 tia Ox, Oy,Oz tia nào nằm giữa 2 tia còn lại?
b) Tính yÔz
c) Vẽ Ot là tia phân giác của yÔz tính zOt; xOt?
d) Oy là tia phân giác của xÔt không ? Vì sao?
- GV cho 1 HS đọc đề bài 
1 HS lên bảng vẽ hình 
1 HS lên bảng làm câu a
1 HS lên bảng làm câu b 
? Theo đề bài Ot là tia phân giác của yÔz, Vậy tính zÔt như thế nào? tính xÔt như thế nào? 
? Tia Oy có là tia phân giác của xÔt không ? Vì sao?
1 HS lên bảng vẽ hình 
1 HS lên bảng làm câu a
a) Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox ta có xÔy < xÔz (400 <1200)
=> Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz
- 1 HS khác lân bảng làm câu b
b) Vì tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz nên xÔy + yÔz = xÔz
=> yÔz = xÔz – xÔy = 1200 - 400 = 800
1 HS đứng tại chỗ nêu cách tính 
c) Vì Ot là tia phân giác của yÔz nên
zÔt = tÔy = zÔy/2 = 800/2 = 400
- Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oz ta có zÔt< zÔx
=> zÔt +tÔx = zÔx
=>tÔx = zÔx – zÔt = 1200 -400 = 800
d) Theo chứng minh trên ta có 
xÔy =yÔt = 400 = xÔt/2
=> Oy là tia phân giác của xÔt.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Nắm vững các định nghĩa về các hình đã học trong chương II, các tính chất (sgk/96), dấu hiệu nhận biết 1 tia nằm giữa 2 tia 
- Ôn lại các bài tập đã chữa, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.
Nhận xét đánh giá
Ngày soạn: 14/4/2010
Ngày giảng: 21/4/2010
Tuần 31 Tiết 28: kiểm tra chương II
I - Mục tiêu :
- Kiểm tra việc tiếp thu, nắm bắt các kiến thức cơ bản trong chương II của HS về góc, tia phân giác của góc, 2 góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
- Kiểm tra kỹ năng vẽ hình, tính các góc, trình bày lời giải dạng bài chứng minh tia nằm giữa 2 tia, tia phân giác của một góc.
- Giáo dục ý thức cẩn thận và nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. 
II- Đề bài :
Câu 1: (3 điểm)
Thế nào là tia phân giác của một góc
- Vẽ =800, vẽ tia phân giác Ot của 
- Vẽ góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt 
Câu 2(3 điểm): Điền đúng (Đ); sai (S) trước các chữ cái đầu các câu sau
a) Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau
b) Góc 600 và 400 là hai góc phụ nhau 
c) Tia phân giác của là tia tạo với 2 cạnh Ox và Oy hai góc bằng nhau
d) Nếu tia Ob nằm giữa 2 tia Oa và Oc thì 
e) Nếu thì Oy là tia phân giác của 
g) Tam giác DEF là hình gồm 3 đoạn thẳng DE,DF,EF
Câu 3( 4 điểm): 
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox vẽ hai tia Oy và Oz sao cho =450 ; =1350 
a) Trong 3 tia Ox, Oy,Oz tia nào nằm giữa 2 tia còn lại? Vì sao?
b) Tính ?
c) Vẽ tia phân giác Ot của tính và 
d) Tia Oy có là tia phân giác của không? Vì sao?
Đáp án và biểu điểm
Câu 1( 3 điểm)
- Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa 2 cạnh của góc và tạo với 2 cạnh ấy 2 góc bằng nhau.	1 điểm
- Vẽ hình đúng 	1 điểm
- Vẽ đúng mỗi hình cho 0,25 điểm ( 4 hình )	1 điểm
Câu 2 (3 điểm)
a) Đ	0,5 điểm
b) S	0,5 điểm
c) S	0,5 điểm
d) Đ	0,5 điểm
e) Đ	0,5 điểm
g) S	0,5 điểm
Câu 3 (4 điểm)
* Vẽ hình đúng 
a) Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox ta có (450 <1350)
=> Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz	0,5 điểm
b) Vì tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz => 
 = 1350 - 450 = 900	1 điểm
c) Vì Ot là tia phân giác của=>= 450	0,5 điểm
Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oz ta có 
(450 <1350)
=> Tia Ot nằm giữa 2 tia Oz và Ox
=> = 1350 - 450 =900	0,5 điểm
d) Vì 
=> Oy là tia phân giác của 	0,5 điểm
Nhận xét đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Hinh 6NguyenDuong.doc